Vật lí học và chiến tranh - Từ mũi tên đồng đến bom nguyên tử (Phần 5)

Hiệp Khách Quậy Những chiếc máy thần kì mới nổi tiếng nhất ra đời là thành quả của vật lí học Hi Lạp (mặc dù không nhất thiết được chế tạo bởi người Hi Lạp) là máy ném đá, súng bắn đá, máy bắn đá, và các loại máy phóng đá khác. Ở phần trước ta đã nói về máy phá thành được dùng để làm sụp tường thành; một số chiếc máy... Xin mời đọc tiếp.

CÁC VŨ KHÍ THẦN KÌ MỚI

Những chiếc máy thần kì mới nổi tiếng nhất ra đời là thành quả của vật lí học Hi Lạp (mặc dù không nhất thiết được chế tạo bởi người Hi Lạp) là máy ném đá, súng bắn đá, máy bắn đá, và các loại máy phóng đá khác. Ở phần trước ta đã nói về máy phá thành được dùng để làm sụp tường thành; một số chiếc máy vừa kể cũng được sử dụng làm máy phá thành. Ta hãy xét kĩ từng chiếc. Máy ném đá được phát minh bởi người Hi Lạp và sau này được cải tiến và sử dụng rộng rãi bởi người La Mã. Nó tựa như một cái nỏ khổng lồ, nhưng nó sử dụng năng lượng xoắn dự trữ trong các cuộn dây bị xoắn. Hai tay gỗ được dùng làm xoắn các cuộn dây; mỗi đầu của chúng được buộc dậy, và sợi dây được kéo ngược về “túi” chứa đá ném. Dây được kéo ngược bởi một cái tời. Nó có một chốt gạt, và khi mọi thứ đã sẵn sàng, chốt gạt được kéo vào. Người ta sử dụng các loại đạn ném đa dạng, bao gồm đá, ngọn mác, sào nhọn, và cả các bộ phận cơ thể. Nó có thể ném chúng đi xa vài trăm yard.6

Máy ném đá

Máy ném đá

Một cải tiến trên máy ném đá xuất hiện muộn hơn một chút ở dạng súng bắn đá, chủ yếu được sử dụng bởi quân La Mã. Nó cũng sử dụng lực xoắn, nhưng về cơ bản là một loại nỏ. Nó gồm một cái khung lớn đặt trên đất. Một khung gỗ thẳng đứng gắn chặt với nó. Khung thẳng đứng này chứa một trục có một cái nan hoặc một tay đòn. Cái nan này buộc với dây kéo (hoặc lò xo) có thể xoắn lại; tay đòn được kéo ngược kháng lại sự hình thành lực xoắn trong dây. Một lần nữa, có một cái chốt để giải phóng nó, và khi cái chốt được đập bằng búa thì vật ném được phóng về phía mục tiêu của nó. Những tảng đá lớn thường được dùng làm vật ném.

Binh lính nạp đạn cho súng bắn đá

Binh lính nạp đạn cho súng bắn đá

Loại thứ ba của vũ khí mới, máy bắn đá, thật sự là loại mạnh nhất. Nó được người La Mã phát minh và có ba đặc điểm chính:

  • Nó không khai thác năng lượng xoắn. Năng lượng của nó đến từ trọng lực tác dụng lên đối trọng.
  • Nó sử dụng cái gọi là “nguyên lí đòn bẩy”, trong đó một tay đòn dài hơn tay đòn kia. Tay đòn ném thường dài gấp bốn đến sáu lần tay đòn đối trọng.
  • Một băng đeo cùng với một bao nhỏ được buộc vào đầu tay đòn ném để tăng tốc độ của đạn ném.

Dụng cụ được nạp đạn bằng cách đặt một hòn đá lớn và thường là rất nặng vào bao. Tay đòn ném khi đó được kéo xuống theo sức nặng của đối trọng. Nó bị kéo xuống cho đến khi sẵn sàng. Khi được cho ném, nó có thể ném những hòn đá ba trăm cân và đi xa hơn vài trăm yard, nhưng nó hầu như không chính xác như máy ném đá hay súng bắn đá.7

Máy ném đá và súng bắn đá đều là một dạng nỏ. Nỏ là dụng cụ thường có một tay đòn được kéo giật ngược bằng lực và rồi thả ra. Một vài dạng khác của nỏ cũng được sử dụng, nhưng những loại chính là hai loại nêu trên. Cơ sở vật lí của những dụng cụ trên sẽ được bàn tới trong chương tiếp theo.

Vật lí học và chiến tranh
Barry Parker - Trần Nghiêm dịch
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm