Hiệp Khách Quậy Trong vài thập kỉ sau khi Galileo qua đời, chiến tranh xảy ra hầu như liên miên. Thời kì này bao gồm Cuộc Chiến Ba Mươi Năm từ 1618 đến 1648, một trong những cuộc chiến hao tốn nhiều sinh mạng nhất trong lịch sử thế giới. Số thương vong của xung đột này phần lớn là do các vũ khí mới được nghĩ ra. Vì... Xin mời đọc tiếp.
Chương 7
TỪ SÚNG ỐNG SƠ KHAI ĐẾN VŨ KHÍ HỦY DIỆT TOÀN BỘ
Trong vài thập kỉ sau khi Galileo qua đời, chiến tranh xảy ra hầu như liên miên. Thời kì này bao gồm Cuộc Chiến Ba Mươi Năm từ 1618 đến 1648, một trong những cuộc chiến hao tốn nhiều sinh mạng nhất trong lịch sử thế giới. Số thương vong của xung đột này phần lớn là do các vũ khí mới được nghĩ ra. Vì thế ta hãy bắt đầu với những vũ khí này, và đặc biệt, với súng.
NHỮNG KHẨU SÚNG CHIẾN TRANH
Trong các chương trước, ta đã thấy đại bác được phát triển như thế nào và được cải tiến ra sao, nhưng trong một khoảng thời gian ngắn sau khi nó được sử dụng, người ta bắt đầu nghĩ tới thứ gì đó nhỏ hơn có thể cầm tay, và chẳng bao lâu thì đại bác cầm tay xuất hiện. Chúng xuất hiện chủ yếu là do vấn đề áo giáp sắt; nghĩa là, áo giáp có thể chống chọi phần lớn các mũi tên bắn ra từ cung dài (trừ khi chúng bắn trúng chỗ thích hợp) và nó khá hiệu quả trong việc chống lại sự công kích của nỏ chữ thập. Cần có thứ gì đó dễ dàng xuyên thủng áo giáp này. Đạn pháo chắc chắn xuyên thủng, song chúng to quá và khó sử dụng. Cần thứ gì đó nhỏ hơn, và cuối cùng thì xuất hiện đại bác cầm tay. Đại bác cầm tay được sử dụng đầu tiên ở Trung Hoa vào thế kỉ mười ba, nhưng chúng thường không chuẩn xác và khó sử dụng; tuy nhiên, đạn bắn ra từ chúng có thể xuyên thủng đa số loại áo giáp ở cự li gần.1
Nòng của những khẩu súng đầu tiên dài chừng bốn feet, và chúng được làm bằng sắt rèn hoặc đồng thiếc. Gắn với nòng súng là một báng gỗ. Một trong những khó khăn chính trong việc sử dụng những khẩu súng sơ khai này là phải cần hai người vì cần hai tay để ngắm và cầm súng cho vững và hai tay nữa để mồi lửa và giữ ngòi châm với lỗ đốt. Người pháo thủ cũng có thể tự chống đỡ khẩu súng và mồi lửa, nhưng như thế thật khó. Những khẩu đại bác cầm tay đầu tiên cũng tương đối nặng nề, chừng hai mươi đến hai mươi lăm pound, song chúng có thể nhả đạn xa một trăm yard.
Thật kì lạ, mặc dù chúng tương đối không chính xác, nhưng ánh chớp và tiếng rền ầm ĩ của chúng thường có tác động tâm lí mạnh mẽ đối với quân địch – nhất là nếu quân địch chưa từng nhìn thấy chúng trước đó. Trong nhiều trường hợp, binh lính phe địch chạy tán loạn. Đại bác cầm tay được sử dụng rộng khắp châu Âu và châu Á mãi đến thập niên 1520. Rồi khi những phát triển mới về thuốc súng xuất hiện, ví dụ thuốc súng hạt nghiền, súng cầm tay bắt đầu được cải tiến. Khẩu súng đầu tiên xuất hiện hậu đại bác cầm tay là súng hỏa mai, nghĩa là “súng móc” theo tiếng Hà Lan. Móc ám chỉ cái gì thì vẫn không rõ. Đa số người ta tin rằng đó là vì báng gỗ có hình móc câu. Tuy nhiên, về sau các khẩu súng thật sự có cơ chế móc để giữ ngòi châm.
Đại nỏ chữ thập của Leonardo
Có một trục trặc với tên gọi, vì một số khẩu súng sau này cũng được gọi là súng hỏa mai. Dẫu sao, nó được sử dụng đầu tiên vào khoảng năm 1458, và nó được sử dụng phổ biến cho đến khoảng năm 1490. Một lần nữa, nó là một vũ khí tầm ngắn khó nạp đạn, song nó trông giống với súng trường hiện đại của chúng ta hơn với đại bác cầm tay ngày xưa. Hơn nữa, các tiến bộ về thuốc súng khiến nó mạnh mẽ hơn nhiều. Thế nhưng nó nặng nề và thường phải cần bệ đỡ.
Theo sau súng hỏa mai là súng trường, nhưng lại có trục trặc với tên gọi. Về sau, hầu hết súng cầm tay đều được gọi là súng trường, và các tay súng bắn chúng được gọi là lính ngự lâm. Chúng được nạp đạn từ nòng và có nòng khoan nhẵn. Những khẩu súng cầm tay sớm nhất thường được trụ giữ trên ngực, nhưng trong một khoảng thời gian ngắn chúng đã được thiết kế để trụ giữ trên vai, và cuối cùng các thợ rèn súng đã thiết kế báng súng cong để khẩu súng có thể được trụ giữ trên vai chống giật lại. Đây là một cải tiến đáng kể so với súng hỏa mai vì lính ngự lâm thường có thể bắn ra hai phát đạn trong khoảng ba phút.
Theo thời gian, súng trường buổi đầu đã phát triển thành súng trường hỏa mai. Ưu điểm chính của nó là nó tránh được vấn đề mồi kíp nổ bằng diêm cầm tay. Diêm bây giờ được gắn với súng và khi bóp cò thì diêm sẽ bật lửa. Cuối cùng diêm trở thành một cầu chì cháy chậm, hay, chính xác hơn, một dây cháy âm ỉ. Súng hỏa mai lúc này còn có thêm một chão mồi. Một cần gạt lò xo gắn với móc kim loại giữ dây cháy âm ỉ. Khi người bắn nhấn cần gạt bằng ngón tay của mình, “diêm” được hạ vào chão mồi, nó chứa đầy thuốc súng. Chão mồi được gắn với lỗ đốt, dẫn tới đạn ở trong nòng. Chớp lửa trong chão mồi làm cháy bột thuốc súng trong lỗ đốt, rồi đến lượt nó làm cháy thuốc súng trong nòng. Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, cần gạt đã được thay bằng cò nhấn.2
Súng hỏa mai là vũ khí quân sự chính trong nhiều năm trời, song nó cồng kềnh để tải và bắn. Trước khi bắn, xạ thủ phải trải qua nhiều bước:
Và ngay cả làm đủ các thao tác này, trong phần nhiều thời gian súng vẫn không nhả đạn. Nếu trời hay hay thời tiết xấu thì thuốc súng sẽ mất hiệu nghiệm. Hơn nữa, người bắn chịu nguy hiểm vì anh ta mang quá nhiều thuốc súng để mở và cầu chì thì luôn luôn cháy. Tai nạn xảy ra luôn; thật vậy, thỉnh thoảng khẩu súng sẽ làm nổ cánh tay của người lính. Tuy nhiên, súng hỏa mai đã được sử dụng trong nhiều năm, và theo năm tháng nó được cải tiến dần. Độ dài nòng súng rút ngắn từ khoảng bốn feet xuống còn ba. Vật tựa hay vật cân bằng cho súng cuối cùng không cần dùng nữa, và thuốc súng dần dần được cải thiện.
Một cải tiến đáng kể với súng hỏa mai xuất hiện vào đầu thế kỉ mười sáu, nhưng trong phần lớn thời gian nó hiếm khi được dùng làm súng quân sự, và lí do chính bởi vì nó đắt tiền. Khẩu súng mới được gọi là súng hỏa mai bánh xe khóa. Cầu chì cháy là vấn đề chính: nó vô hiệu khi trời mưa, và nó có thể bị nhìn thấy dễ dàng bởi kẻ thù. Cái cần thiết là một cơ chế tạo ra tia lửa có thể thắp sáng chão mồi. Bản thiết kế cho một cơ chế như vậy được khám phá đầu tiên bởi Leonardo da Vinci vào khoảng năm 1490, nhưng ông giữ phần lớn các phát minh của ông trong bí mật, vì nó chẳng giúp ích gì cho quân sự vào lúc này. Bản thiết kế tương tự được tìm thấy trong quyển sách tiếng Đức năm 1507 ở Áo, và cuối cùng nó được các nhà làm súng người Đức chế tạo vào đầu thế kỉ mười sáu.3
Cơ chế này na ná như cái bật lửa thuốc lá hiện đại. Nói ngắn gọn, tia lửa được tạo ra bằng cách xoay một bánh xe thép có rãnh đè trên một miếng pyrite. Một phát triển quan trọng khác là chão sáng bây giờ có thêm nắp đậy để giữ thuốc súng khô. Khi chuẩn bị khai hỏa, người bắn trượt mở chão mồi và đổ thuốc súng vào nó và rồi trượt đậy nắp lại. Bánh xe thép ở trong chão mồi, và cần gạt giữ miếng pyrite ở phía trên chão, giữ tại chỗ bằng một lò xo. Khi bóp cò, bánh xe bắt đầu quay, nắp chão mồi trượt trở lại, và miếng pyrite rập mạnh vào bánh xe đang quay tạo ra tia lửa điện rực rỡ. Tia lửa đốt cháy chão mồi, đến lượt nó đốt cháy thuốc súng trong lỗ đốt, và nó kích hoạt nổ trung nòng súng.4
Các nhà chế tạo súng người Đức khá say mê với bánh xe khóa, song cơ chế của nó đắt tiền và tinh vi. Về cơ bản, nó quá đắt để sản xuất hàng loạt cho quân đội. Tuy nhiên, nó được giới quý tộc dùng làm vũ khí đi săn, và về sau cơ chế tương tự được dùng trong súng lục. Thật vậy, lúc này súng lục được kị binh ưa chuộng, vì chúng dễ mang bên mình và dễ bắn.
Vật lí học và chiến tranh
Barry Parker - Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>