Hiệp Khách Quậy Sự dâng lên và hạ xuống của thủy triều trên khắp các vùng duyên hải của thế giới là sự nắc nhở hàng ngày của sự tác động của Mặt trăng lên hành tinh của chúng ta. Lực hấp dẫn của Mặt trăng hút lên Trái đất là nguyên nhân chính của thủy triều đại dương. Xin mời đọc tiếp.
Sự dâng lên và hạ xuống của thủy triều trên khắp các vùng duyên hải của thế giới là sự nắc nhở hàng ngày của sự tác động của Mặt trăng lên hành tinh của chúng ta. Lực hấp dẫn của Mặt trăng hút lên Trái đất là nguyên nhân chính của thủy triều đại dương. Nó làm biến dạng quả cầu đá của hành tinh xanh chỉ vài centi mét, nhưng nó làm các đại dương co giãn 1 – 3 m. Sự kéo giật liên tục của thủy triều đang làm chậm dần chuyển động quay của Trái đất và làm cho quỹ đạo của Trái đất rộng hơn. Ngày dài ra khoảng 2 mili giây trên mỗi thế kỉ và mỗi năm Mặt trăng lùi ra xa chừng 3,8 cm.
Lực hấp dẫn của Mặt trăng làm Trái đất dẹt thành hình hơi oval vì lực hút của nó mạnh nhất ở phía Trái đất đối diện với Mặt trăng và yếu nhất ở phía bên kia. Các đại dương co giãn nhiều hơn so với quả cầu đá Trái đất vì chúng ở thể lỏng. Điều này mang lại chỗ nhô thủy triều ở cả hai phía địa cầu. Chuyển động hàng ngày của Trái đất kéo hai đỉnh thủy triều đi cùng với nó nên chúng quét qua khắp hành tinh và nằm ở phía trước Mặt trăng một chút chứ không thẳng hàng.
Độ cao và tần suất thủy triều có thể thay đổi từ vùng biển này đến vùng biển khác là do nhiều yếu tố khác nhau, thí dụ như hình dạng của đường bờ biển, và chiều sâu của nước. Sự chênh lệch giữa triều cao và triều hạ trong vùng Vịnh Fundy cong, hẹp, ở Canada là gần 16 m, ngưỡng chênh lệch lớn nhất thế giới. Đa số vùng duyên hải có 2 lần triều dâng trong một ngày, cách nhau 12 giờ 25 phút, nhưng một số nơi chỉ có triều dâng một lần trong 24 giờ 50 phút.
Năng lượng thủy triều có thể khai thác để phát điện. Nhà máy điện thủy triều này, mở cửa ở Brittany, Pháp, vào năm 1966, là nhà máy đầu tiên trên thế giới. Một cái đập dài 750 m vắt ngang cửa sông Rance. Nước chảy qua các tuabin khi thủy triều dâng vào và rút ra. Nước chảy làm quay tuabin, phát ra điện.
Chu kì thủy triều tạo ra một môi trường sống lưỡng cư ở vùng bờ biển. Lúc triều cao, môi trường đó ngập chìm trong nước. Khi triều rút, nước biến mất và động vật biển lộ ra phải trú ẩn trong các hốc đá. Một số dạng sống tồn tại bên ngoài các hốc đá vì chúng đủ bền bỉ để chống chọi với sự khô nước. Hốc đá minh họa ở đây lúc triều rút.
Mặt trời cũng ảnh hưởng đến thủy triều đại dương, mặc dù sức hút của nó yếu hơn sức hút của Mặt trăng. Mức thủy triều cao nhất, gọi là triều cường, xảy ra khi Mặt trời và Mặt trăng cùng hợp lực với nhau lúc trăng mới và trăng tròn. Mức thủy triều thấp nhất, gọi là triều cạn, xảy ra lúc một phần tư mặt trăng đầu và cuối, khi lực hút của Mặt trời phần nào kháng lại lực hút của Mặt trăng.
Một số loài san hô có những dải tăng trưởng theo ngày, kiểu các vòng cây tăng trưởng theo năm. Đếm những dải tăng trưởng ở các hóa thạch san hô thuộc nhiều thời kì khác nhau cho thấy độ dài ngày trong quá khứ trước đây ngắn hơn – khoảng 22 giờ lúc 300 triệu năm trước và 21 giờ lúc 500 triệu năm trước.
Trích Sách ảnh Mặt trăng (Tập sách Thuvienvatly.com đang thực hiện)