Hiệp Khách Quậy Khi còn nhỏ, tôi nhớ đã thấy những chương trình truyền hình đặc biệt dành cho thôi miên. Trong một chương trình, một người được đặt trong trạng thái thôi miên và nói rằng khi tỉnh dậy, anh ta sẽ là một con gà. Khán giả thở hổn hển khi anh bắt đầu cục tác cục tác và đập cánh tay quanh sân khấu. Cũng kịch... Xin mời đọc tiếp.
BẠN ĐANG BUỒN NGỦ ...
Khi còn nhỏ, tôi nhớ đã thấy những chương trình truyền hình đặc biệt dành cho thôi miên. Trong một chương trình, một người được đặt trong trạng thái thôi miên và nói rằng khi tỉnh dậy, anh ta sẽ là một con gà. Khán giả thở hổn hển khi anh bắt đầu cục tác cục tác và đập cánh tay quanh sân khấu. Cũng kịch tính như buổi trình diễn ấy, nó chỉ đơn giản là một ví dụ về "thôi miên giai đoạn". Những cuốn sách được viết bởi các nhà ảo thuật/pháp sư và người dẫn chương trình chuyên nghiệp giải thích rằng họ sử dụng những thủ thuật đánh lừa shills được cấy/gieo vào khán giả, sức mạnh của sự gợi ý và thậm chí là sự sẵn lòng của nạn nhân để chơi cùng với trò đánh lừa.
Có lần tôi đã tổ chức một bộ phim tài liệu của BBC/Discovery TV có tên "Thời gian" và chủ đề về những ký ức đã mất từ lâu đã xuất hiện. Có thể gợi lên những ký ức xa xôi như vậy thông qua thôi miên? Và nếu có, bạn có thể áp đặt ý chí của mình lên người khác không? Để kiểm tra một số ý tưởng này, tôi đã tự thôi miên cho chương trình TV.
BBC đã thuê một nhà thôi miên chuyên nghiệp lành nghề để bắt đầu quá trình. Tôi được yêu cầu nằm xuống giường trong một căn phòng tối, yên tĩnh. Nhà thôi miên nói với tôi bằng giọng điệu chậm rãi, nhẹ nhàng, dần dần khiến tôi thư giãn. Sau một thời gian, anh ấy yêu cầu tôi nghĩ lại quá khứ, có lẽ là một địa điểm hoặc sự cố nào đó nổi bật ngay cả sau những năm tháng này. Và sau đó anh ấy yêu cầu tôi vào lại nơi đó, xem xét lại các điểm tham quan, âm thanh và mùi của nó. Đáng chú ý, tôi đã bắt đầu nhìn thấy những địa điểm và khuôn mặt của mọi người mà tôi đã quên từ nhiều thập kỷ trước. Nó giống như xem một bộ phim mờ đang dần tập trung. Nhưng rồi những hồi ức dừng lại. Tại một thời điểm nhất định, tôi không thể lấy lại bất kỳ ký ức nào nữa. Rõ ràng có một giới hạn cho những gì thôi miên có thể làm.
Quét EEG và MRI cho thấy trong quá trình thôi miên, đối tượng có sự kích thích tối thiểu ở vỏ não cảm giác từ bên ngoài. Theo cách này, thôi miên có thể cho phép một người truy cập vào một số ký ức bị chôn vùi, nhưng chắc chắn nó không thể thay đổi tính cá nhân, mục tiêu hoặc mong muốn. Một tài liệu Lầu năm góc bí mật năm 1966 chứng thực điều này, giải thích rằng thôi miên không thể tin tưởng như một vũ khí quân sự. “Có lẽ có thể có ý nghĩa nào đó rằng trong lịch sử lâu dài của thôi miên, nơi mà các ứng dụng tiềm năng cho trí thông minh đã luôn được biết đến, (nhưng) không có bảng biểu đáng tin cậy nào về việc sử dụng hiệu quả của nó bởi một dịch vụ tình báo,” nó được đọc lại.
Cũng cần lưu ý rằng quét não cho thấy thôi miên không phải là một trạng thái ý thức mới, giống như giấc mơ và giấc ngủ REM. Nếu chúng ta định nghĩa ý thức của con người là quá trình xây dựng liên tục các mô hình của thế giới bên ngoài và sau đó mô phỏng cách chúng phát triển trong tương lai để thực hiện mục tiêu, chúng ta thấy rằng thôi miên có thể thay đổi quá trình cơ bản này. Thôi miên có thể làm nổi bật các khía cạnh nhất định của ý thức và giúp lấy lại những ký ức nhất định, nhưng nó không thể khiến bạn vặn vẹo như một đứa trẻ mà không có sự cho phép của bạn.
THUỐC THAY ĐỔI TÂM TRÍ VÀ HUYẾT THANH NÓI THẬT
Một trong những mục tiêu của MKULTRA là tạo ra một loại huyết thanh nói thật (truth serums) để các điệp viên và tù nhân tiết lộ bí mật của họ. Mặc dù MKULTRA đã bị hủy bỏ vào năm 1973, nhưng các hướng dẫn thẩm vấn của Quân đội Hoa Kỳ và CIA đã được công bố bởi Lầu Năm Góc vào năm 1996 vẫn khuyến nghị sử dụng huyết thanh nói thật (mặc dù Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết rằng những lời thú tội có được theo cách này là "vi phạm hiến pháp" và do đó không thể chấp nhận được tại tòa án)
Bất cứ ai xem phim Hollywood đều biết rằng natri pentathol là huyết thanh nói thật được lựa chọn sử dụng bởi các điệp viên (như trong phim Truth Lies với Arnold Schwarzenegger và Meet the Fockers with Robert De Niro). Natri pentathol là một phần mở rộng hơn của một nhóm barbiturates, thuốc an thần và thôi miên có thể trốn tránh hàng rào máu não, thứ ngăn chặn hầu hết các hóa chất có hại trong máu xâm nhập vào não.
Không có gì đáng ngạc nhiên, hầu hết các loại thuốc làm thay đổi tâm trí, như rượu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chúng ta vì chúng có thể trốn tránh rào cản này. Natri pentathol làm giảm hoạt động ở vỏ não trước trán, do đó, một người trở nên thoải mái hơn, nói nhiều hơn và không bị ức chế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ nói sự thật. Ngược lại, những người dưới ảnh hưởng của natri pentathol, giống như những người đã thấm nhuần quá nhiều, hoàn toàn có khả năng nói dối. Những "bí mật" tràn ra khỏi miệng của một người nào đó dưới loại thuốc này có thể là sự bịa đặt hoàn toàn, do đó, ngay cả CIA cuối cùng cũng từ bỏ các loại thuốc như thế này.
Nhưng điều này vẫn để ngỏ khả năng, một ngày nào đó, một loại thuốc kỳ diệu có thể được tìm thấy có thể thay đổi ý thức cơ bản của chúng ta. Thuốc này sẽ hoạt động bằng cách thay đổi các khớp thần kinh giữa các sợi thần kinh của chúng ta bằng cách nhắm mục tiêu các chất dẫn truyền thần kinh hoạt động trong khu vực này, chẳng hạn như dopamine, serotonin hoặc acetylcholine. Nếu chúng ta nghĩ về các khớp thần kinh như một loạt các trạm thu phí dọc theo đường cao tốc, thì một số loại thuốc (như chất kích thích như cocaine) có thể mở trạm thu cụ thể ra và để tin nhắn đi qua. Sự vội vã bất ngờ mà những người nghiện ma túy cảm thấy được gây ra (như là) khi những trạm thu này được mở cùng một lúc, khiến cho một loạt các tín hiệu tràn vào. Nhưng khi tất cả các khớp thần kinh đồng loạt bị đốt lên trong cùng một lúc, chúng không thể đốt/thắp lại cho đến vài giờ sau đó. Như thể trạm thu phí cầu đường đã đóng lại, và điều này gây ra sự chán nản đột ngột mà người ta cảm thấy sau thúc đẩy mạnh mẽ kia. Mong muốn (tự nhiên) của cơ thể để kinh nghiệm lại sự vội vã đột ngột kia là liền sau đó gây nghiện.
THUỐC LÀM THAY ĐỔI TÂM TRÍ NHƯ THẾ NÀO
Mặc dù cơ sở sinh hóa của thuốc làm thay đổi tâm trí hiện đã được biết đến khi CIA lần đầu tiên tiến hành thí nghiệm trên các đối tượng không nghi ngờ, từ đó cơ sở phân tử của nghiện ma túy đã được nghiên cứu chi tiết. Các nghiên cứu trên động vật chứng minh nghiện ma túy mạnh như thế nào: các loại chuột và linh trưởng sẽ, được đưa cho cơ hội để, uống các loại thuốc như cocaine, heroin và amphetamine cho đến khi chúng kiệt sức hoặc chết vì nó.
Để xem vấn đề này đã lan rộng đến mức nào, hãy xem xét rằng vào năm 2007, mười ba triệu người Mỹ từ mười hai tuổi trở lên (hoặc 5% toàn bộ thanh thiếu niên và người trưởng thành của Hoa Kỳ) đã thử hoặc nghiện methamphetamines. Nghiện ma túy không chỉ hủy hoại toàn bộ cuộc sống mà còn hủy hoại bộ não một cách có hệ thống. Quét MRI não bộ của những người nghiện meth cho thấy sự suy giảm 11% kích thước của hệ thống limbic, là vùng xử lý cảm xúc và mất 8% mô ở vùng đồi hải mã, là cửa ngõ cho bộ nhớ. Quét MRI cho thấy thiệt hại theo một số cách có thể so sánh với thiệt hại được tìm thấy ở bệnh nhân Alzheimer. Nhưng cho dù meth có hủy hoại não đến mức nào, người nghiện vẫn khao khát điều đó bởi vì mức độ sung sướng (hay lâng lâng) của nó cao gấp 12 lần so với việc ăn một bữa ăn ngon hoặc thậm chí là quan hệ tình dục.
Về cơ bản, "mức độ cao" của nghiện ma túy là do ma túy chiếm đoạt hệ thống niềm vui/phần thưởng của bộ não nằm trong hệ thống limbic. Mạch niềm vui phần thưởng này rất nguyên thủy, có niên đại hàng triệu năm trong lịch sử tiến hóa, nhưng nó vẫn cực kỳ quan trọng đối với sự sống của con người vì nó thưởng cho hành vi có lợi và trừng phạt các hành vi có hại. Tuy nhiên, một khi mạch này được tiếp quản bởi thuốc/chất gây nghiện, kết quả có thể là sự tàn phá lan rộng. Những loại thuốc này đầu tiên thấm qua vào hàng rào máu não và sau đó gây ra sự sản xuất quá mức của các chất kích thích thần kinh như dopamine, sau đó tràn vào nhân vòng the nucleus accumbens, một trung tâm khoái cảm nhỏ nằm sâu trong não gần amygdala. Dopamine, trở lại, được sản xuất bởi một số tế bào não ở vùng não thất the ventral tegmental area, được gọi là tế bào VTA.
Tất cả các loại thuốc về cơ bản đều hoạt động theo cùng một cách: bằng cách làm tê liệt mạch tích tụ VTA-nucleus, thứ điều khiển dòng dopamine và các chất dẫn truyền thần kinh khác đến trung tâm khoái cảm. Các loại thuốc chỉ khác ở cách mà quá trình này diễn ra. Có ít nhất ba loại thuốc chính kích thích trung tâm khoái cảm của não: dopamine, serotonine và noradrenaline; tất cả đều mang lại cảm giác khoái cảm, hưng phấn và sự giả dối, và cũng tạo ra một năng lượng bùng nổ.
Cocaine và các chất kích thích khác, ví dụ, hoạt động theo hai cách. Cách đầu tiên, chúng kích thích trực tiếp các tế bào VTA để sản xuất nhiều dopamine hơn, do đó làm cho dopamine dư thừa tràn vào nhân accumbens. Cách thứ hai, thuốc ngăn không cho các tế bào VTA đi đến vị trí "tắt" của chúng, do đó giữ cho các tế bào liên tục sản xuất dopamine. Thuốc cũng cản trở sự hấp thu serotonin và noradrenaline. Sự tràn ngập đồng thời các mạch thần kinh từ cả ba chất dẫn truyền thần kinh này, sau đó, tạo ra mức khoái cảm cao khủng khiếp liên quan đến cocaine.
Ngược lại, Heroin và các loại thuốc phiện khác hoạt động bằng cách trung hòa các tế bào cụ thể trong VTA thứ có thể làm giảm việc sản xuất dopamine, do đó khiến VTA sản xuất quá mức dopamine.
Các loại thuốc như LSD hoạt động bằng cách kích thích sản xuất serotonine, tạo cảm giác hạnh phúc, mục đích và tình cảm. Nhưng chúng cũng kích hoạt các khu vực của thùy thái dương liên quan đến việc tạo ảo giác. Chỉ năm mươi micrograms LSD có thể gây ảo giác. LSD liên kết rất chặt chẽ, trên thực tế, việc tăng thêm liều lượng không có tác dụng.
Qua thời gian, CIA đã nhận ra rằng các loại thuốc làm thay đổi tâm trí không phải là viên đạn ma thuật mà họ đang tìm kiếm. Ảo giác và nghiện kèm theo các loại thuốc này khiến chúng trở nên quá bất ổn và không thể đoán trước, và chúng có thể gây ra nhiều rắc rối hơn so với giá trị trong các tình huống chính trị tế nhị.
(Cần chỉ ra rằng chỉ trong vài năm gần đây, quét não MRI của những người nghiện ma túy đã chỉ ra một cách mới để có thể chữa trị hoặc điều trị một số dạng nghiện. Một cách tình cờ, người ta nhận thấy rằng các nạn nhân đột quỵ bị tổn thương vùng xương cụt insula, [nằm sâu trong não, giữa vỏ não trước trán và vỏ thái dương,] có thời gian dễ dàng hơn trong việc bỏ hút thuốc đối với người hút thuốc trung bình. Kết quả này cũng đã được xác nhận trong số những người lạm dụng ma túy sử dụng cocaine, rượu, thuốc phiện và nicotine. Nếu kết quả này (được) giữ vững, điều đó có nghĩa là người ta có thể làm giảm hoạt động của insula bằng cách sử dụng các điện cực hoặc kích thích từ tính và do đó điều trị nghiện. “Đây là lần đầu tiên chúng ta chỉ ra bất cứ điều gì như thế này, rằng thiệt hại cho một vùng não cụ thể có thể loại bỏ hoàn toàn vấn đề nghiện. Điều đó thật là phiền não”, Tiến sĩ Nora Volkow, giám đốc Viện Quốc Gia Về Lạm Dụng Ma Túy cho hay. Hiện tại, không ai biết làm thế nào điều này hoạt động, bởi vì insula có liên quan đến một loạt các chức năng não dễ gây nhầm lẫn khác, bao gồm nhận thức, điều khiển chuyển động và tự nhận thức. Nhưng nếu kết quả này được làm rõ ra, nó có thể thay đổi toàn bộ bối cảnh nghiên cứu về việc nghiện.)
THĂM DÒ NÃO BẰNG QUANG HỌC DI TRUYỀN – OPTOGENETIC
Những thí nghiệm kiểm soát tâm trí này được thực hiện chủ yếu trong thời đại mà bộ não phần lớn là một bí ẩn, với các phương pháp hoặc là trúng hoặc là bỏ lỡ (hit-or-miss) thì thường là thất bại. Tuy nhiên, do sự bùng nổ của các thiết bị, thứ có thể thăm dò não, những cơ hội mới đã xuất hiện sẽ giúp chúng ta hiểu về bộ não cũng như có thể dạy chúng ta cách kiểm soát nó.
Optogenetic – quang học di truyền, như chúng ta đã thấy, là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong khoa học ngày nay. Mục tiêu cơ bản là xác định chính xác con đường thần kinh nào tương ứng với chế độ hành vi nào. Optogenetic bắt đầu với một gen gọi opsin, gen này khá bất thường vì nó nhạy cảm với ánh sáng. (Người ta tin rằng sự xuất hiện của gen này hàng trăm triệu năm trước là nguyên nhân tạo ra con mắt đầu tiên. Trong lý thuyết này, một mảng da đơn giản nhạy cảm với ánh sáng do opsin tiến hóa trở thành võng mạc của mắt.)
Khi gen opsin được đưa vào tế bào thần kinh và tiếp xúc với ánh sáng, tế bào thần kinh sẽ cháy/thắp lên theo mệnh lệnh. Bằng cách đánh nhẹ lên một công tắc, người ta có thể nhận ra ngay lập tức lối dẫn thần kinh đối với một số hành vi nhất định vì các protein được sản xuất bởi opsin dẫn điện và sẽ bắn/thắp lên.
Tuy nhiên, phần khó là chèn gen này vào một nơron. Để làm điều này, người ta sử dụng một kỹ thuật mượn từ kỹ thuật di truyền. Gen opsin được đưa vào một loại virus vô hại (thứ đã được loại bỏ các gen xấu của nó) và bằng cách sử dụng các công cụ chính xác, sau đó có thể áp dụng virus này cho một tế bào thần kinh. Tiếp theo, virus lây nhiễm tế bào thần kinh bằng cách chèn gen của nó vào gen của tế bào thần kinh. Kế đến, khi một chùm ánh sáng chiếu vào mô thần kinh, tế bào thần kinh được bật lên/turned on. Theo cách này, người ta có thể thiết lập lộ trình chính xác mà một số thông điệp nhất định thực hiện.
Không chỉ quang học xác định các con đường nhất định bằng cách chiếu một chùm ánh sáng vào chúng, nó còn cho phép các nhà khoa học kiểm soát hành vi. Phương pháp này đã được chứng minh thành công. Từ lâu, người ta đã nghi ngờ rằng một mạch thần kinh đơn giản phải chịu trách nhiệm cho ruồi giấm thoát ra và bay đi. Sử dụng phương pháp này, cuối cùng đã có thể xác định con đường chính xác đằng sau cổng nhanh chóng. Bằng cách đơn giản chiếu một chùm/tia lên những con ruồi giấm này, họ chuyển mệnh lệnh đi.
Các nhà khoa học hiện cũng có thể làm cho con sâu ngừng ngọ nguậy bằng nhấp nháy ánh sáng, và vào năm 2011, một bước đột phá khác đã được thực hiện. Các nhà khoa học tại Stanford đã có thể chèn gen opsin vào một khu vực chính xác của amygdala của chuột. Những con chuột này, được lai tạo đặc biệt để rụt rè, thu mình trong chuồng. Nhưng khi một tia sáng chiếu vào não, những con chuột đột nhiên mất đi sự rụt rè và bắt đầu khám phá chuồng của chúng.
Ý nghĩa của những điều này là rất lớn. Trong khi ruồi giấm có thể có cơ chế phản xạ đơn giản liên quan đến một số tế bào thần kinh, chuột có hệ thống limbic hoàn chỉnh với các phần tương ứng như trong bộ não con người. Mặc dù nhiều thí nghiệm làm việc với chuột không biên dịch sang người, nhưng điều này vẫn cho thấy khả năng một ngày nào đó các nhà khoa học có thể tìm ra con đường thần kinh chính xác cho một số bệnh tâm thần, và sau đó có thể điều trị chúng mà không có tác dụng phụ. Như Tiến sĩ Edward Boyden của MIT nói, "Nếu bạn muốn tắt mạch não và giải pháp thay thế là phẫu thuật cắt bỏ một vùng não, cấy ghép sợi quang có vẻ thích hợp hơn."
Một ứng dụng thực tế là điều trị bệnh Parkinson. Như chúng ta đã thấy, nó có thể được điều trị bằng cách kích thích não sâu, nhưng vì việc định vị các điện cực trong não thiếu độ chính xác, luôn có nguy cơ đột quỵ, chảy máu, nhiễm trùng, ... Kích thích não sâu cũng có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt và co thắt cơ bắp, bởi vì các điện cực có thể vô tình kích thích sai các tế bào thần kinh. Quang học di truyền optogenetics có thể cải thiện kích thích não sâu bằng cách xác định các con đường thần kinh chính xác là thứ không cần phải bật/thắp lên, ở cấp độ của từng tế bào thần kinh.
Nạn nhân bị tê liệt toàn phần cũng có thể được hưởng lợi từ công nghệ mới này. Như chúng ta đã thấy trong Chương 4, một số cá nhân bị liệt đã được nối với một máy tính để điều khiển một cánh tay cơ khí, nhưng vì họ không có cảm giác chạm vào, họ thường cuộn lên làm rơi hoặc nghiền nát vật mà họ muốn nắm lấy. "Bằng cách cung cấp thông tin từ các cảm biến trên đầu ngón tay giả trực tiếp trở lại não bằng cách sử dụng optogenetic, về nguyên tắc, người ta có thể cung cấp cảm giác độ chính xác cao khi chạm vào", Tiến sĩ Krishna Shenoy ở Stanford nói.
Optogenetic cũng sẽ giúp làm rõ những con đường thần kinh có liên quan đến hành vi của con người. Trên thực tế, các kế hoạch đã được vạch ra để thử nghiệm kỹ thuật này trên bộ não của con người, đặc biệt là liên quan đến bệnh tâm thần. Sẽ có những rào cản, tất nhiên. Đầu tiên, kỹ thuật này đòi hỏi phải mở hộp sọ và nếu các tế bào thần kinh mà người ta muốn nghiên cứu nằm sâu trong não, quy trình sẽ còn xâm lấn hơn nữa. Cuối cùng, người ta phải chèn những sợi dây nhỏ vào não có thể chiếu ánh sáng vào tế bào thần kinh bị biến đổi này để nó kích hoạt hành vi mong muốn.
Một khi những con đường thần kinh này đã được giải mã, bạn cũng có thể kích thích chúng, khiến động vật thực hiện những hành vi kỳ lạ (ví dụ, chuột sẽ chạy xung quanh theo vòng tròn). Mặc dù các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu theo dõi các con đường thần kinh chi phối các hành vi đơn giản của động vật, nhưng trong tương lai họ nên có một cuốn bách khoa toàn thư về những hành vi như vậy, bao gồm cả những hành vi của con người. Tuy nhiên, trong tay của những kẻ sai trái, có khả năng optogenetic có thể được sử dụng để kiểm soát hành vi của con người.
Trong bức tranh chính, lợi ích của optogenetic vượt xa những nhược điểm của nó. Nó thực sự có thể tiết lộ các con đường của não để điều trị bệnh tâm thần và các bệnh khác. Điều này sau đó có thể cung cấp cho các nhà khoa học các công cụ để sửa chữa thiệt hại, có thể chữa các bệnh từng được cho là không thể chữa được. Trong tương lai gần, sau đó, tất cả các lợi ích đều tích cực. Nhưng xa hơn trong tương lai, một khi con đường hành vi của con người cũng được hiểu, quang học di truyền cũng có thể được sử dụng để kiểm soát hoặc ít nhất là sửa đổi hành vi của con người.
KIỂM SOÁT TÂM TRÍ VÀ TƯƠNG LAI
Tóm lại, việc sử dụng thuốc và thôi miên của CIA là một sự thất bại. Những kỹ thuật này quá không ổn định và không thể đoán trước được sẽ được sử dụng kiểu gì đó cho quân đội. Chúng có thể được sử dụng để gây ảo giác và sự phụ thuộc, nhưng chúng đã thất bại trong việc xóa sạch ký ức, khiến mọi người trở nên ngoan ngoãn hơn hoặc buộc mọi người thực hiện hành vi trái với ý muốn của họ. Chính phủ sẽ tiếp tục cố gắng, nhưng mục tiêu là khó nắm bắt. Cho đến nay, thuốc chỉ đơn giản là một công cụ quá cùn để cho phép bạn kiểm soát hành vi của ai đó.
Nhưng đây cũng là một câu chuyện cảnh báo. Carl Sagan đề cập đến một kịch bản ác mộng có thể thực sự hoạt động. Anh ta hình dung một nhà độc tài bắt trẻ em và đặt các điện cực vào trung tâm "nỗi đau" và "niềm vui" của chúng. Các điện cực này sau đó được kết nối không dây với máy tính, để nhà độc tài có thể điều khiển đối tượng của mình chỉ bằng một nút nhấn.
Một cơn ác mộng khác có thể liên quan đến các đầu dò được đặt trong não có thể ghi đè lên mong muốn của chúng ta và giành quyền kiểm soát cơ bắp của chúng ta, buộc chúng ta phải thực hiện các nhiệm vụ mà chúng ta không muốn làm. Công việc của Tiến sĩ Delgado rất thô sơ, nhưng nó cho thấy những luồng điện áp vào các vùng vận động của não có thể ghi đè lên những suy nghĩ có ý thức của chúng ta, do đó cơ bắp của chúng ta không còn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta nữa. Anh ta chỉ có thể xác định được một vài hành vi ở động vật có thể được điều khiển bằng đầu dò điện. Trong tương lai, có thể tìm thấy một loạt các hành vi có thể được điều khiển bằng điện tử bằng một công tắc.
Nếu bạn là người đang trong tình trạng bị kiểm soát, đó sẽ là một trải nghiệm khó chịu. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng bạn là chủ nhân của chính cơ thể mình, nhưng cơ bắp của bạn sẽ thực sự phát hỏa mà không có sự cho phép của bạn, vì vậy bạn sẽ làm những việc trái với ý muốn của bạn. Xung điện được đưa vào não của bạn có thể lớn hơn các xung bạn có ý thức gửi vào cơ bắp của bạn, để nó xuất hiện như thể ai đó đã đánh cắp cơ thể bạn. Cơ thể của chính bạn khi ấy sẽ trở thành một vật thể lạ.
Về nguyên tắc, một số phiên bản của cơn ác mộng này có thể có thể xảy ra trong tương lai. Nhưng đây là một số yếu tố có thể ngăn chặn điều này là tốt. Đầu tiên, đây vẫn là một công nghệ còn non nớt và chưa biết nó sẽ được áp dụng như thế nào vào hành vi của con người, vì vậy vẫn còn nhiều thời gian để theo dõi sự phát triển của nó và có lẽ tạo ra các biện pháp bảo vệ để thấy rằng nó không bị lạm dụng. Thứ hai, một nhà độc tài có thể chỉ đơn giản quyết định rằng tuyên truyền và ép buộc, các phương pháp kiểm soát dân số thông thường, rẻ hơn và hiệu quả hơn so với việc đặt điện cực vào não của hàng triệu trẻ em, sẽ tốn kém và nhọc nhằn. Và thứ ba, trong các xã hội dân chủ, một cuộc tranh luận công khai mạnh mẽ có lẽ sẽ xuất hiện trong sự quan ngại đến lời hứa và những hạn chế của công nghệ mạnh mẽ này. Luật pháp sẽ phải được thông qua để ngăn chặn việc lạm dụng các phương pháp này mà không làm giảm khả năng giảm bớt đau khổ của con người. Khoa học sẽ sớm cho chúng ta cái nhìn sâu sắc vô song về các con đường thần kinh chi tiết của não. Một ranh giới tốt phải được rút ra giữa các công nghệ có thể mang lại lợi ích cho xã hội và các công nghệ có thể kiểm soát nó. Và chìa khóa để thông qua các luật này là một công chúng có giáo dục, được thông tin công khai.
Nhưng tác động thực sự của công nghệ này, tôi tin rằng, sẽ là giải phóng tâm trí, chứ không phải làm nô lệ cho nó. Những công nghệ này có thể mang lại hy vọng cho những người bị mắc kẹt trong bệnh tâm thần. Mặc dù vẫn chưa có cách chữa trị vĩnh viễn cho bệnh tâm thần, những công nghệ mới này đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cách các rối loạn như vậy hình thành và cách chúng tiến triển. Một ngày nào đó, thông qua di truyền, thuốc và sự kết hợp của các phương pháp công nghệ cao, chúng ta sẽ tìm ra cách để quản lý và cuối cùng chữa khỏi những căn bệnh cổ xưa này.
Một trong những nỗ lực gần đây để khai thác kiến thức mới về bộ não này là tìm hiểu các tính cách lịch sử. Có lẽ những hiểu biết từ khoa học hiện đại có thể giúp giải thích trạng thái tinh thần của những người trong quá khứ.
Và một trong những nhân vật bí ẩn nhất đang được phân tích ngày hôm nay là câu chuyện (kiểu như) của nữ anh hùng nước Pháp đầu thế kỷ 15 Joan of Arc.
Những kẻ đang yêu, những kẻ điên đều có quả đầu mộng mơ ...
Người mất trí, người đang yêu, và cả những nhà thơ
Là cái mỏng manh, bay bổng như sợi tơ.
Lovers and madmen have such seething brains...
The lunatic, the lover, and the poet
Are of imagination all compact.
WILLIAM SHAKESPEARE, GIẤC MỘNG ĐÊM HÈ
TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY