Vật lí Lượng tử Tốc hành (Phần 97)

Hiệp Khách Quậy Cách hiểu Copenhagen vốn nổi tiếng là phớt lờ một số khía cạnh quan trọng của cơ học lượng tử. Chẳng hạn, nó không phán xét là hàm sóng có thật hay không, mà chỉ xem đó là một mô tả về bản chất xác suất của các trạng thái lượng tử. Cách hiểu đa thế giới loại bỏ tình trạng nhập nhằng này bằng cách tuyến... Xin mời đọc tiếp.

Suy sụp khách quan

Cách hiểu Copenhagen vốn nổi tiếng là phớt lờ một số khía cạnh quan trọng của cơ học lượng tử. Chẳng hạn, nó không phán xét là hàm sóng có thật hay không, mà chỉ xem đó là một mô tả về bản chất xác suất của các trạng thái lượng tử. Cách hiểu đa thế giới loại bỏ tình trạng nhập nhằng này bằng cách tuyến bố rằng sóng ấy có thật và lan tỏa vào những vũ trụ khác, dù rằng đến lượt nó tuyên bố này lại làm phát sinh nhiều câu hỏi mới.

Giữa hai thái cực này là các mô hình khác, một trong số đó là lí thuyết suy sụp khách quan. Như tên gọi của nó cho thấy, lí thuyết này xem hàm sóng là một hiện tượng có thật, với mỗi suy sụp cũng có thật khách quan. Tuy nhiên, một khi hàm sóng bị suy sụp, thế là hết; chẳng có sự “mọc nhánh” nào vào thế giới khác. Tuy nhiên, các nhà phê bình chỉ ra một vấn đề vẫn chưa được phân giải; để cho năng lượng được bảo toàn, thì một phần nhỏ của hàm sóng phải bằng cách nào đó vẫn không bị suy sụp.

Suy sụp khách quan

Vũ trụ sơ khai

Việc tái tạo các điều kiện của Vụ Nổ Lớn có lẽ nằm ngoài tầm với của các máy gia tốc hạt trên Trái Đất trong tương lai trước mắt. Hiện nay, cách tốt nhất của chúng ta để tìm hiểu nguồn gốc của Vũ trụ là thăm dò không gian sâu thẳm và quan sát các thiên thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi lực hấp dẫn lượng tử trong một phần nhỏ của một giây đầu tiên sau Vụ Nổ Lớn. Điều này đòi hỏi phải hiểu tốt hơn về giai đoạn căng phồng, về năng lượng tối và về cấu trúc vĩ mô của vật chất trong Vũ trụ ngày nay.

Chìa khóa nằm ở bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB), ánh le lói vô tuyến mờ nhạt mang trong nó các điều kiện của Vũ trụ sơ khai. Những quan sát tốt nhất về CMB cho đến nay là từ phi thuyền Planck (ảnh trang sau) của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) từ 2009 đến 2013, song các sứ mệnh trong tương lai nghiên cứu CMB sẽ có thể loại trừ ba phần tư số mô hình khả dĩ cho giai đoạn căng phồng, mang chúng ta tiến gần hơn đến chỗ hiểu được Vũ trụ lượng tử sơ khai.

Vũ trụ sơ khai

Vật lí Lượng tử Tốc hành
Gemma Lavender
Bản dịch của Thuvienvatly.com
Phần tiếp theo >>

TẢI XUỐNG EBOOK

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm