Sóng thần đã từng có trong lịch sử Việt Nam?

Hiệp Khách Quậy 1. Trà Cổ năm 1978: giữa một ngày đẹp trời, có sóng cao 2-3 m đánh vào. 2. Diễn Châu vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (không rõ năm nào?) cũng giữa một ngày đẹp trời, tự nhiên có sóng cao bằng nửa cây tre đánh vào. Xin mời đọc tiếp.

Đàm Thanh Sơn

Trước hết tôi xin cầu mong cho các bạn đọc blog này từ Nhật Bản được bình yên.

Việt Nam có thể có sóng thần không? Tôi tìm được bài này:

Vu Thanh Ca and Nguyen Dinh Xuyen, Tsunami risk along Vietnamese coast, Journal of Water Resources and Environmental Engineering, 23, 24 (2008)

theo đó thì có 5 sự kiện trong lịch sử gần đây có thể là sóng thần. Các sự kiện đó là như sau (theo thứ tự liệt kê trong bài báo trên):

1. Trà Cổ năm 1978: giữa một ngày đẹp trời, có sóng cao 2-3 m đánh vào.

2. Diễn Châu vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (không rõ năm nào?) cũng giữa một ngày đẹp trời, tự nhiên có sóng cao bằng nửa cây tre đánh vào.

3. Nha Trang năm 1923: người giúp việc của bác sĩ Yersin có ghi lại là sóng to làm hỏng cơ sở nuôi ngựa của bác sĩ; sóng thần cũng có thể đã vào Mũi Né, theo dân ở vùng đó.  Sự kiện này nếu có thì chắc là do núi lửa phun ở Hòn Tro

ban-do-viet-nam-song-than

Các địa danhđược nhắc đến trong bài này

4. Bình Thuận năm 1877, theo Đại Nam thực lục chính biên

5. Miền Trung  năm 1882, theo Lịch triều hiến chương loại chí.  Sóng có nơi lên có thể cao tới 18 m (?)

Theo các tác giả, sự kiện 1 có lẽ không phải là sóng thần mà là do một lý do khác.

Có bạn nào bổ sung thêm được thông tin không?

Đàm Thanh Sơn

Từ Blog: http://damtson.wordpress.com

----

Comment:

Dung Nguyen: Mấy hôm em không đọc tin tức mấy, cũng nghĩ là thiên tai như mọi năm của Nhật, nhưng lần này thì nặng nề và thiệt hại rất lớn. Được đánh giá là thiệt hại lớn nhất của Nhật, kể từ thế chiến thứ 2.

Việt Nam cũng có nguy cơ sóng thần mà nó không chỉ là một tình huống giả thiết mà là nguy cơ có thật. Lý do khoa học được đưa ra là do trôi dạt của 2 mảng lục địa Đông Nam Á về phía đông với vận tốc 3 cm/năm và của Philipine về phía Tây với vận tốc 8 cm/năm ( Theo báo tiếng điện tử Việt). Vận tốc tương đối là cỡ hơn 10cm/năm. Nếu vận tốc tương đối không đủ nhỏ để quá trình này xảy ra êm ái thì tại khoảng giữa 2 mảng là đới đứt gãy Manila có thể có động đất. Đó là kịch bản Sóng thần tại bờ biển của Việt Nam. Theo báo Tuổi Trẻ Online thì khả năng xảy ra thảm kịch này là có xác suất lớn nhưng không nói rõ là bao nhiêu lần có thể trong vòng 100 năm.

Ngoài báo tiếng Việt, thì có thể tìm thêm thông tin khoa học có độ tin cậy cao hơn và số liệu cụ thể hơn với từ khóa “Manila Trench”.

Hy vọng người dân Nhật sẽ trải qua thiên tai này với ít thiệt hại. Chúc các bạn Việt Nam và cộng đồng khoa học Việt Nam tại Nhật bình an.
----
Le Nhu Minh Tue: “Mặc dù chưa phát hiện thấy sóng thần ở Việt Nam trong các trận động đất sóng thần ở các đới hút chìm tây Philippines, nhưng vẫn phải coi các đới này là nguồn sóng thần đe dọa vùng bờ biển Việt Nam. PGS.TS Phạm Văn Thục, nguyên cán bộ khoa học của Viện Vật lý – Địa cầu – người nhiều năm nghiên cứu về ĐĐST đã có ước tính về thời gian, độ cao cực đại sóng thần truyền từ đới này đến một số vùng của bờ biển Việt Nam. Kết quả cho thấy: sóng truyền đến Nha Trang mất 2 giờ 12 phút, độ cao 1,5m; đến bờ biển đồng bằng sông Hồng là 5 giờ 30 phút, độ cao 2m; đến bờ biển đồng bằng sông Cửu Long là 5 giờ 25 phút, độ cao 4m.”
Em trích từ liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam http://www.vusta.vn/temps/home/template2/english.asp?nid=5873
Trong bài báo của giáo sư có số liệu nhiều hơn nhất là ảnh hưởng của Tsunami Ở ngoài Quãng Ngãi có thể có sóng thần lớn hơn 10m, 1 con số đáng sợ. Quê em ở Nha Trang, nếu như có sóng thần ở tại đường bờ biển thì có lẽ số liệu ở trong bài báo là hợp lý, vì gần bờ biển Nha Trang có rất là nhiều đảo + bờ đê quanh biển khá là cao và chắc nên nếu có xảy ra thì chắc ko có vấn đề gì. Trừ những chỗ xung quanh thấp có thể nước tràn vào và gây ngập lụt.
Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm