Đánh Giá Năng Lực - Giải SBT Vật lí 10 Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Đánh Giá Năng Lực - Giải SBT Vật lí 10 Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng có đáp án. Đánh Giá Năng Lực - Giải SBT Vật lí 10 Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng có đáp án
Để download tài liệu Đánh Giá Năng Lực - Giải SBT Vật lí 10 Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: giai sbt vat li 10 bai 34, khoi luong rieng, ap suat chat long co dap an-55978-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: giai sbt vat li 10 bai 34 khoi luong rieng ap suat chat long co dap an


Đánh Giá Năng Lực - Giải SBT Vật lí 10 Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng có đáp án

Câu 1:

Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là đứng một chân trên sàn, tư thế thứ ba là nằm trên sàn. Sự so sánh nào sau đây về áp lực và áp suất của người đó trong ba tư thế trên là đúng?

  • (A) F1=F2=F3 p1=p2=p3.
  • (B) F1=F2=F3 p2>p1>p3.
  • (C) F1=F2=F3 p1>p2>p3.
  • (D) F2>F1>F3 p2>p1>p3.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau, S1=S2=S3=4S4;ρcat=3,6ρnuocmuoi=4ρnuoc. Sự so sánh nào sau đây về áp lực của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng?

Media VietJack
  • (A) F1=F2=F3=F4.
  • (B) F1>F4>F2>F3.
  • (C) F1>F4>F2=F3.
  • (D) F4>F3>F2=F1.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Sự so sánh nào sau đây về áp suất của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình ở bài 34.2 là đúng?

Media VietJack
  • (A) p1=p2=p3=p4.
  • (B) p4>p1>p3>p2.
  • (C) p1>p4>p2=p3.
  • (D) p1>p2>p3>p4.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Trong thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, ban đầu cân thăng bằng. Sau đó nhúng đồng thời cả hai vật chìm trong nước ở hai bình khác nhau. Phương án nào sau đây là đúng?

Media VietJack
  • (A) Cân nghiêng về bên trái.
  • (B) Cân nghiêng về bên phải.
  • (C) Cân vẫn thăng bằng.
  • (D) Chưa xác định được vì chưa biết độ sâu của nước trong các bình.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Tính độ chênh lệch áp suất giữa 2 điểm nằm trong nước, trong thủy ngân trên hai mặt phẳng nằm ngang cách nhau 20 cm. Biết ρH2O=1000kg/m3; ρHg=13600kg/m3 và g = 9,8 m/s2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Một ngôi nhà gỗ có 8 cột đặt trên những viên đá hình vuông cạnh 40 cm. Nền đất ở đây chỉ chịu được tối đa áp suất 2.105 Pa. Để an toàn, người ta thiết kế sao cho áp suất ngôi nhà tác dụng lên nền đất chỉ bằng 50% áp suất trên. Hỏi ngôi nhà chỉ có thể có khối lượng tối đa là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Một bình trụ đế nằm ngang diện tích 50 cm2 chứa 1 L nước, biết ρH2O=1000kg/m3.

Tính độ chênh lệch áp suất giữa đáy bình và mặt thoáng của nước.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:
Tính áp suất ở đáy bình. Biết áp suất của khí quyển là 1,013.105 Pa.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Người ta đặt lên mặt thoáng của nước một pit-tông có khối lượng 2 kg, đường kính bằng đường kính trong của bình. Coi pit-tông có thể trượt không ma sát lên thành bình. Tính áp suất tác dụng lên đáy bình biết g = 9,8 m/s2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Khi treo một vật rắn hình trụ ở ngoài không khí vào lực kế thì lực kế chỉ 150 N. Khi thả vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 90N. Hỏi khi thả vật chìm hoàn toàn vào một chất lỏng có khối lượng riêng ρ=750kg/m3 thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2; khối lượng riêng của nước ρH2O=1000kg/m3.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Người ta đổ thêm 100 cm3 nước vào một nhánh của một bình hình chữ U có hai nhánh giống nhau đang chứa thủy ngân. Hỏi mặt thoáng của thủy ngân ở nhánh bên kia của bình di chuyển bao nhiêu cm? Biết đường kính trong của bình d = 2 cm, khối lượng riêng của thủy ngân ρHg=13600kg/m3 và của nước ρH2O=1000kg/m3.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Một miếng hợp kim hình trụ bằng vàng và đồng được treo vào một lực kế điện tử, lực kế chỉ F1 = 5,67 N. Khi nhúng miếng hợp kim ngập hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F2 = 5,14 N. Biết khối lượng riêng của nước ρ1=1g/cm3, của vàng ρ2=19,3g/cm3, của đồng ρ3=8,6g/cm3. Lấy g = 10 m/s2.

Tính khối lượng của miếng hợp kim.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Tính thể tích của miếng hợp kim bằng cách dùng phương trình cơ bản của thủy tĩnh học.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Xác định tỉ lệ vàng trong hợp kim.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO giai sbt vat li 10 bai 34 khoi luong rieng ap suat chat long co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT