16 câu trắc nghiệm Đặc trưng vật lí của âm cực hay, có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

16 câu trắc nghiệm Đặc trưng vật lí của âm cực hay, có đáp án. 16 câu trắc nghiệm Đặc trưng vật lí của âm cực hay, có đáp án
Để download tài liệu 16 câu trắc nghiệm Đặc trưng vật lí của âm cực hay, có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: 16 cau trac nghiem dac trung vat li cua am cuc hay, co dap an-55473-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: 16 cau trac nghiem dac trung vat li cua am cuc hay co dap an


16 câu trắc nghiệm Đặc trưng vật lí của âm cực hay, có đáp án

Câu 1:

 Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M:

  • (A) 2 lần
  • (B) 10000 lần
  • (C) 1000 lần
  • (D) 40 lần

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r1 và r2. Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số r2/r1 bằng:

  • (A) 2
  • (B) 0,25
  • (C) 0,5
  • (D) 4

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

  • (A) Sóng âm không truyền được trong chân không.
  • (B) Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền âm.
  • (C) Sóng âm là một sóng cơ.
  • (D) Biên độ dao động của sóng âm càng lớn thì âm càng cao.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Sóng âm không truyền được trong:

  • (A) nước
  • (B) chân không
  • (C) không khí
  • (D) thép

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Tại O có một nguồn phát âm thanh đẳng hướng với công suất không đổi. Một người đi bộ từ A đến C theo 1 đường thẳng và lắng nghe âm thanh từ nguồn O thì nghe thấy cường độ âm tăng từ I đến 4I rồi lại giảm xuống I. Khoảng cách AO bằng

  • (A)  AC/2
  • (B)  AC/3
  • (C)  AC/3
  • (D)  AC/2

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Nguồn âm điểm phát ra âm với công suất P thì mức cường độ âm tại điểm M cách nguồn một khoảng r là L. Nếu công suất của nguồn âm là 10P thì mức cường độ âm tại M là

  • (A) L+1dB
  • (B) L-1B
  • (C) L+1B
  • (D) L – 1 dB

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Hai nguồn âm giống nhau được đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng AB = L = 2 m, phát cùng một âm đơn, cùng tần số 1500 Hz. Vận tốc truyền âm trong không khí là v = 340 m/s. Gọi I là trung điểm của AB, điểm O trên đường trung trực AB sao cho D = OI = 45 m. Từ O vẽ đường Ox song song với AB. Xác định khoảng cách của hai điểm gần nhau nhất trên Ox mà nghe thấy âm nhỏ nhất. Giả thiết λ << L; L << d.

  • (A) 5,67 m
  • (B) 7,83 m
  • (C) 5,1 m
  • (D) 11,33 m

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 9 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. M là một điểm thuộc OA sao cho OM = OA/5. Để M có mức cường độ âm là 40 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt tại O bằng

  • (A) 30
  • (B) 36
  • (C) 10
  • (D) 4

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Từ điểm A bắt đầu thả rơi tự do một nguồn phát âm có công suất không đổi, khi chạm đất tại B nguồn âm đứng yên luôn. Tại C, ở khoảng giữa A và B (nhưng không thuộc AB), có một máy M đo mức cường độ âm, C cách AB là 12 m. Biết khoảng thời gian từ khi thả nguồn đến khi máy M thu được âm có mức cường độ âm cực đại, lớn hơn 1,528 s so với khoảng thời gian từ đó đến khi máy M thu được âm không đổi; đồng thời hiệu hai khoảng cách tương ứng này là 11 m. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Hiệu giữa mức cường độ âm cuối cùng và đầu tiên xấp xỉ:

  • (A) 6,72 dB
  • (B) 3,74 dB
  • (C) 3,26 dB
  • (D) 4,68 dB

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Khi cường độ âm tăng lên 10n lần, thì mức cường độ âm sẽ:

  • (A) Tăng thêm 10^n  dB
  • (B) Tăng lên 10n lần.
  • (C) Tăng thêm 10n d
  • (D) Tăng lên n lần.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Một nguồn phát âm coi là nguồn điểm phát âm đều theo mọi phương. Mức cường độ âm tại điểm M lúc đầu là 80 dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 20% thì mức cường độ âm tại M là bao nhiêu?

  • (A) 62,5 dB
  • (B) 80,8 dB
  • (C) 95 dB
  • (D) 125 dB

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là:

  • (A) 1500 Hz
  • (B) 1000 Hz
  • (C) 500 Hz
  • (D) 2000 Hz

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm và phản xạ âm, phát ra âm với công suất không đổi. Trên tia Ox theo thứ tự có ba điểm A, B, C sao cho OC = 4OA. Biết mức cường độ âm tại B là 2 B, tổng mức cường độ âm tại A và C là 4 B. Nếu AB = 20 m thì:

  • (A) BC=30 m
  • (B) BC=20 m
  • (C) BC=80 m
  • (D) A BC=40 m

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Trong môi trường truyền âm, tại hai điểm A và B có mức cường độ âm lần lượt là 90 dB và 40 dB với cùng cường độ âm chuẩn. Cường độ âm tại A lớn gấp bao nhiêu lần so với cường độ âm tại B?

  • (A) 100000 lần
  • (B) 3600 lần
  • (C) 1000 lần
  • (D) 2,25 lần

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Một phòng hát karaoke có diện tích 20 m^2, cao 4 m (với điều kiện hai lần chiều rộng BC và chiều dài AB chênh nhau không quá 2 m để phòng trông cân đối) với dàn âm gồm bốn loa như nhau có công suất lớn, hai cái đặt ở góc A, B của phòng, hai cái treo trên góc trần A′, B′. Đồng thời còn có một màn hình lớn được gắn trên tường ABB’A’ để người hát ngồi tại trung điểm M của CD có được cảm giác sống động nhất.

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Bỏ qua kích thước của người và loa, coi rằng loa phát âm đẳng hướng và tường hấp thụ âm tốt. Hỏi có thể thiết kế phòng để người hát chịu được loa có công suất lớn nhất là bao nhiêu?

  • (A) 796 W
  • (B) 535 W
  • (C) 723 W
  • (D) 842 W

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Cường độ âm được đo bằng:

  • (A) niutơn trên mét.
  • (B) niutơn trên mét vuông.
  • (C) oát.
  • (D) oát trên mét vuông.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO 16 cau trac nghiem dac trung vat li cua am cuc hay co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT