Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí (Phần 2) có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí (Phần 2) có đáp án. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí (Phần 2) có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí (Phần 2) có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat li 10 bai 2, van de an toan trong vat li ,phan 2, co dap an-55007-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat li 10 bai 2 van de an toan trong vat li phan 2 co dap an


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí (Phần 2) có đáp án

Câu 1:

Chọn đáp án không đúng: Khi làm việc với chất phóng xạ chúng ta cần

  • (A) tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ.
  • (B) sử dụng các biện pháp phòng chống phóng xạ như tấm chắn, vật liệu ngăn phóng xạ.
  • (C) lưu ý không làm việc với chất phóng xạ trong thời gian dài.
  • (D) mặc đồ bảo hộ chống phóng xạ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Khi sử dụng điện trong phòng thí nghiệm không đủ điều kiện an toàn, có thể xảy ra

  • (A) Tất cả các ý trên.
  • (B) gây hỏng thiết bị thí nghiệm.
  • (C) điện giật.
  • (D) cháy nổ, chập điện.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì? (ảnh 1)
  • (A) Biển báo đeo mặt nạ phòng độc.
  • (B) Biển cảnh báo bề mặt nóng.
  • (C) Biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy.
  • (D) Biển cảnh báo chất độc.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:
Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc:
  • (A)

  • (B)

  • (C)

  • (D)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo nguy hiểm có liên quan đến dòng điện

  • (A)

  • (B)

  • (C)

  • (D)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Phòng thí nghiệm có sử dụng dòng điện cao thế nên có những vật dụng gì sau đây?  

  • (A) Tất cả các ý trên.
  • (B) Các hệ thống báo động, cầu dao tự ngắt điện khi có sự cố, bình chống cháy di dộng.
  • (C) Đồ bảo hộ, kính chắn.
  • (D) Găng tay cao su, ủng cao su.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Chọn ý không đúng: Khi làm việc trong phòng thí nghiệm, chúng ta cần

  • (A) sắp xếp gọn gàng đồ thí nghiệm sau khi thực hiện thí nghiệm xong.
  • (B) đọc kĩ hướng dẫn sử dụng các đồ vật trong phòng thí nghiệm.
  • (C) ăn mặc đẹp, không nên đi giày.
  • (D) ngắt điện và tắt hết các thiết bị khi ra khỏi phòng thí nghiệm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Nitroglycerin là một chất lỏng dễ phát nổ khi va chạm mạnh. Để làm việc trực tiếp với chất hóa học này cần sử dụng

  • (A) phòng thí nghiệm có bàn thí nghiệm để ở vị trí thấp.
  • (B) phòng thí nghiệm có nhiệt độ mát mẻ.
  • (C) đồ bảo hộ chống chất nổ, cầm nắm hóa chất cần dụng cụ chuyên dụng.
  • (D) tay không, cầm nắm chai hóa chất phải nhẹ nhàng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Đâu là hành động không phù hợp khi học sinh tiến hành làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà trường ?

  • (A) Không di chuyển, nô đùa trong phòng thí nghiệm
  • (B) Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hoặc lắng nghe kĩ thầy cô hướng dẫn sử dụng dụng cụ.
  • (C) Để nguyên đồ thí nghiệm tại chỗ sau khi thực hành xong.
  • (D) Tắt điện khi ra khỏi phòng thí nghiệm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Đâu là một phát biểu có thể xuất hiện trong quy định an toàn của một phòng thí nghiệm?

  • (A) Mặc đồ bảo hộ, sử dụng quần dài và đi giày kín mũi.
  • (B) Sử dụng bếp gas, đèn gas trong phòng thí nghiệm.
  • (C) Luôn sử dụng tay không khi tiếp xúc với hóa chất.
  • (D) Không sử dụng mắt kính bảo hộ và găng tay y tế.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Trong trường hợp đang thực hiện thí nghiệm gặp người bị giật điện, cách xử lí nào sau đây là không phù hợp?

  • (A) Lập tức ngắt nguồn cấp điện, tiến hành sơ cứu cho người bị điện giật.
  • (B) Lập tức ngắt nguồn cấp điện, đưa người bị điện giật cách xa khỏi nguồn điện.
  • (C) Lập tức ngắt nguồn điện, để người bị điện giật ra nằm nghỉ chờ người đó tự hồi phục.
  • (D) Lập tức ngắt nguồn cấp điện, báo cáo cho người có thẩm quyền để được sơ cứu kịp thời.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Các bộ thí nghiệm dành cho trẻ em từ 9 đến 15 tuổi không nên sử dụng nguồn điện nào để tiến hành?

  • (A) Điện không đổi 12V.
  • (B) Điện ba pha 220V.
  • (C) Điện không đổi 10V.
  • (D) Điện không đổi 5V.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Chọn phát biểu không đúng: Phòng thí nghiệm Vật lí ở trường THPT nên có

  • (A) không gian hẹp và luôn duy trì độ ẩm cao.
  • (B) điều hòa hoặc máy hút ẩm, dụng cụ theo dõi nhiệt độ phòng.
  • (C) tủ đựng dụng cụ thí nghiệm.
  • (D) không gian rộng rãi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Trong một thí nghiệm Vật lí tại phòng thí nghiệm có sử dụng các cục pin AA (loại pin nhỏ 1,5V). Sau khi pin hết không sử dụng được nên xử lí thế nào?

  • (A) Đem thu gom tại các điểm thu gom chuyên biệt để xử lí theo quy trình riêng.
  • (B) Chôn xuống đất để pin tự phân hủy.
  • (C) Nghiền nát sau đó đem ra bãi rác tập thể.
  • (D) Vất vào thùng rác.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Chọn phát biểu sai: Khi bước vào phòng thí nghiệm lần đầu tiên, học sinh cần

  • (A) mày mò sử dụng, lấy tất cả những đồ thí nghiệm mà mình cảm thấy hứng thú muốn tìm hiểu.
  • (B) lắng nghe hướng dẫn của thầy, cô về việc sử dụng các thí nghiệm sao cho an toàn, hiệu quả.
  • (C) xác định rõ mục tiêu khi đến phòng thí nghiệm (làm gì, làm như thế nào, cần dụng cụ gì…)
  • (D) đọc kĩ các quy định trong phòng thí nghiệm.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat li 10 bai 2 van de an toan trong vat li phan 2 co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT