Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20. Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20. Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học có đáp án. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20. Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20. Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat li 10 bai 20, mot so vi du ve cach giai cac bai toan thuoc phan dong luc hoc co dap an-54964-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat li 10 bai 20 mot so vi du ve cach giai cac bai toan thuoc phan dong luc hoc co dap an


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20. Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học có đáp án

Câu 1:

Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,5 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?

  • (A) 3,2 m/s2 ; 6,4 N.
  • (B) 0,64 m/s2 ; 1,2 N.
  • (C) 6,4 m/s2 ; 12,8 N.
  • (D) 640 m/s2 ; 1280 N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật bằng

  • (A) 15 N.  
  • (B) 10 N.          
  • (C) 1,0 N.          
  • (D) 5,0 N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg, lúc đầu nằm yên trên mặt ngang nhẵn. Tác dụng đồng thời hai lực F1 = 4 N, F2 = 3 N và góc hợp giữa hai lực bằng 900. Tốc độ của vật sau 1,2 s là

  • (A) 1,5 m/s.
  • (B) 3,6 m/s.
  • (C) 1,8 m/s.
  • (D) 3,0 m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F2 tác dụng lên vật có khối lượng m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a2. Biết F2=F13m1=2m25 thì a2a1 bằng

  • (A)  215
  • (B)  65
  • (C) 115.
  • (D) 56.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6 m/s². Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc

  • (A) 1,5 m/s².
  • (B) 2 m/s².
  • (C) 4 m/s².
  • (D) 8 m/s².

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Dưới tác dụng của lực kéo F, một vật khối lượng 100 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường dài 10 m thì đạt vận tốc 25,2 km/h. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị

  • (A) 245 N.
  • (B) 490 N.
  • (C) 940 N.
  • (D) 294 N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Một người đang đi xe máy với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy chướng ngại vật cách đó 10m. Biết khối lượng tổng cộng của người và xe máy là 130 kg. Coi chuyển động của xe là chuyển động thẳng biến đổi đều sau khi hãm. Để không đâm phải chướng ngại vật thì độ lớn lực hãm tổng cộng tác dụng lên xe thỏa mãn

  • (A) 600N.
  • (B) 650N.
  • (C) 650N.
  • (D) 600N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là

  • (A) 4 N.
  • (B) 1 N.
  • (C) 2 N.
  • (D) 100 N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là

  • (A) 8 m.
  • (B) 2 m.
  • (C) 1 m.
  • (D) 4 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Kéo vật bằng lực F = 2N có phương nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2 s bằng

  • (A) 7 m.
  • (B) 14 cm.
  • (C) 14 m.
  • (D) 7 cm.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat li 10 bai 20 mot so vi du ve cach giai cac bai toan thuoc phan dong luc hoc co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT