100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng nâng cao

Taluma

500 Lượt tải

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng nâng cao. 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng nâng cao
Để download tài liệu 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng nâng cao các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Tài nguyên trắc nghiệm phần Lượng tử ánh sáng

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: 100 cau trac nghiem luong tu anh sang nang cao-54623-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: 100 cau trac nghiem luong tu anh sang nang cao


100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng nâng cao

Câu 1:

Một tấm kim loại có giới hạn quang điện là 0,6 μm được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng 0,3 μm thì các quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là V m/s. Để các quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là 2V m/s thì phải chiếu tấm đó bằng ánh sáng có bước sóng bằng

  • (A) 0,28 μm.
  • (B) 0,24 μm.
  • (C) 0,21 μm.
  • (D) 0,12 μm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Lần lượt chiếu vào bề mặt một kim loại các bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = λ0/3 và λ2 = λ0/9; λ0 là giới hạn quang điện của kim loại làm catốt. Tỷ số tốc độ ban đầu của quang e tương ứng với các bước sóng λ1 và λ2

  • (A) v1/v2 = 4.
  • (B)  v1/v2 = 1/2.
  • (C)  v1/v2 = 2.
  • (D)  v1/v2 = 1/4.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Chiếu một bức xạ có bước sóng λ = 0,18µm vào một quả cầu kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,3µm đặt xa các vật khác. Quả cầu được tích điện đến điện thế cực đại bằng bao nhiêu?

  • (A) 2,76 V.
  • (B) 0,276 V.
  • (C) – 2,76 V.
  • (D) – 0,276 V.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng λ1 và λ2 với λ2 = λ1/2 vào một tấm kim loại thì tỉ số động năng ban đầu cực đại của quang electron bứt ra khỏi kim loại là 9. Giới hạn quang điện của kim loại là λ0 . Tỉ số λ10 bằng

  • (A) 7 /8.
  • (B)   2.
  • (C) 6/9.
  • (D) 6/7.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Hai tấm kim loại có giới hạn quang điện là λ1 và λ2. Giới hạn quang điện của một tấm kim loại khác có công thoát êlectron bằng trung bình cộng công thoát êlectron của hai kim loại trên là

  • (A) (2λ1.λ2)/(λ1 + λ2).
  • (B)   λ1.λ2/2(λ1 + λ2).
  • (C)   (λ1 + λ2)/2.
  • (D)   √(λ1.λ2).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Chiếu bức xạ có tần số f1 vào quả cầu kim loại đặt cô lập thì xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu là V­1 và động năng ban đầu cực đại của e quang điện đúng bằng một nửa công thoát của kim loại. Chiếu tiếp bức xạ có tần số f2 = f1 + f vào quả cầu đó thì điện thế cực đại của quả cầu là 5V­1. Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu trên (đang trung hòa về điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là:

  • (A) 2V1
  • (B) 2,5V1
  • (C) 4V1
  • (D) 3V 1

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Khi chiếu hai bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 2.1015 Hz và f2 = 3.1015 Hz lên bề mặt một kim loại người ta thấy tỷ số giữa vận tốc ban đầu cực đại của các quang electrôn bứt ra khỏi tấm kim loại bằng 2. Tần số giới hạn của kim loại đó là :

  • (A) 0,67.1016 Hz.
  • (B)   1,95.1016Hz.
  • (C)   1,45.1015Hz.
  • (D)   1,67.1015Hz.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Một nguồn sáng có công suất P = 2 W, phát ra ánh sáng có bước sóng λ = 0,597 μm tỏa ra đều theo mọi hướng. Nếu coi đường kính con ngươi của mắt là 4 mm và mắt còn có thể cảm nhận được ánh sáng khi tối thiểu có 80 phôtôn lọt vào mắt trong 1s. Bỏ qua sự hấp thụ phôtôn của môi trường. Khoảng cách xa nguồn sáng nhất mà mắt còn trông thấy nguồn là

  • (A)  274 km
  • (B)   6 km
  • (C)   27 km
  • (D)   470 km

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Biết công thoát electron của Liti (Li) là 2,39 eV. Bức xạ điện từ nào có thành phần điện trường biến thiên theo quy luật dưới đây sẽ gây ra được hiện tượng quang điện ở Li?

  • (A)  
     
  • (B)  
     
  • (C)  
     
  • (D)  
     

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Khi chiếu lần lượt lên một tấm kim loại cô lập hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 = λ1/2 thì vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron là 350 km/s và 1050 km/s. Nếu chiếu bức xạ có bước sóng λ3 = 2λ1/3 thì vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron là:

  • (A) 783km/h
  • (B)   783km/s
  • (C)   850km/h
  • (D)   850km/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Chiếu một ánh sáng có bước sóng l = 0,489mm lên kim loại kali dùng làm catôt của một tế bào quang điện. Biết cường độ dòng điện bão hòa Ibh = 0,1mA, và công suất của ánh sáng chiếu tới là P = 0,1W. Hiệu suất lượng tử của hiệu ứng quang điện trên bằng bao nhiêu phần trăm?

  • (A) 0,27%
  • (B)   1,12%
  • (C)   0,19%
  • (D)   1,14%

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Một ống phát tia X hoạt động ở hiệu điện thế U = 10kV với dòng điện I = 0,001A. Coi rằng chỉ có 1 % số êlectron đập vào mặt đối catôt là tạo ra tia Rơn-ghen. Hỏi sau một phút hoạt động của ống Rơn-ghen, nhiệt độ của đối catôt tăng thêm bao nhiêu? Biết đối catôt có khối lượng M = 100g và nhiệt dung riêng của chất làm đối catôt bằng C = 120J/kg.K.

  • (A) 39,5oC
  • (B)   42,5oC
  • (C)   41,5oC
  • (D)   49,5oC

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Khi chiếu vào catôt một tế bào quang điện bức xạ I = 0,31mm thì có dòng quang điện. Có thể triệt tiêu dòng quang điện nhờ hiệu điện thế hãm có độ lớn là Uh, Uh có giá trị thay đổi thế nào khi bức xạ chiếu vào cạtôt có bước sóng I' = 0,8I ?

  • (A) Tăng 1V.
  • (B)  Tăng 0,8V.
  • (C)  Giảm 2V.
  • (D) D. Giảm 0,8V.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Một tấm kim loại có giới hạn quang điện là λ0. Chiếu lần lượt tới bề mặt catôt hai bức xạ có bước sóng λ1 = λ0/2 và λ2 < λ1 thì vận tốc ban đầu cực đại của êlectron bắn ra khác nhau 2 lần. Tính λ2.

  • (A)  λ2=λ04
  • (B)  λ2=λ03
  • (C) λ2=λ05
  • (D) λ2=λ02

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,405mm; λ2 = 0,436mm vào bề mặt của một kim loại và đo hiệu điện thế hãm tương ứng ta được Uh1 = 1,15V; Uh2 = 0,93V. Công thoát êlectron của kim loại là

  • (A) 1,92 eV
  • (B)   1,12 eV
  • (C)   2,12 eV
  • (D)   1,67 eV

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Electron của nguyên tử Hidro đang ở trạng thái dừng P, chuyển động tròn đều quanh hạt nhân với tốc độ v. Khi electron trở về trạng thái kích thích thứ nhất (mức L) thì tốc độ chuyển động tròn đều quanh hạt nhân của electron là

  • (A) 3v
  • (B)  9v
  • (C)  6v
  • (D)  36v

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Tính số êlectron bị bật ra khỏi catôt của một tế bào quang điện trong mỗi giây khi cường độ của dòng quang điện bão hòa là 40mA. Chọn đáp án đúng:

  • (A) 3,5.1014 hạt e
  • (B)   2,5.1014 hạt e
  • (C)   4,5.1014 hạt e
  • (D)   1,5.1014 hạt e

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát electron A = 2,2eV. Chiếu vào catôt một bức xạ có bước sóng l. Muốn triệt tiêu dòng quang điện, người ta phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm Uh = 0,4V. Điện thế cực đại của tấm kim loại khi λ=2λ03 là:

  • (A) A .Vmax = 2,125V.
  • (B)  Vmax = 2,55V.
  • (C) C . Vmax = 2,45V.
  • (D) D.V max = 2,235V

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Chiếu vào tế bào quang điện ánh sáng kích thích có bước sóng l1 = 600mm thì hiệu điện thế hãm là U1. Thay bằng ánh sáng có l2 = 450mm thì hiệu điện thế hãm U2 = 2U1. Công thoát A0 của kim loại là:

  • (A) 1,5eV
  • (B) B. 1,4eV
  • (C) C. 2eV
  • (D) D. 2,208.10 -19J

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Chiếu bức xạ có λ = 0,3mm vào tấm kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,6mm. Cho chùm hẹp các quang electron này đi vào từ trường đều vuông góc với vận tốc ban đầu (v0  B) và không đổi, có cảm ứng từ B = 10-4T, thì bán kính quỹ đạo tròn của quang êlectron là

  • (A) A . r = 2cm.
  • (B) r4,85cm. 
  • (C) C. r = 1,5cm.
  • (D)   r = 1,44cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Để gây ra hiện tượng quang điện với kim loại có công thoát electron là 1,88eV thì ánh sáng kích thích phải có  tần số tối thiểu bằng bao nhiêu? Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trắng chân không c = 3.108m/s và 1eV = 1,6.10-19J.

  • (A) 1,45.1014Hz.
  • (B)  4,04.1014Hz.
  • (C) C . 4,54.1014Hz.
  • (D) D . 2,54.1014Hz.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Trong thí nghiệm về tế bào quang điện, cường độ dòng quang điện bão hòa là 64mA. Hiệu suất lượng tử là 2%. Số phôtôn phát ra trong mỗi giây là:

  • (A) A . 2.1016
  • (B) B. 4.10 17
  • (C)  4.10 18
  • (D) D. 4.10 19

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Trong đồ thị hình vẽ, đường tiệm cận ngang của phần kéo dài đồ thị là Uh = U1. Chọn phát biểu đúng.

  • (A) Vẽ đường kéo dài nét đứt là vì theo quy ước Uh > 0.
  • (B)  Không tính được U1.
  • (C) U1 = -3V
  • (D)  U 1 = -1,875V

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

Một bộ pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Diện tích tổng cộng của các pin là 0,55 m2. Dòng ánh sáng chiếu vuông góc vào bộ pin có cường độ 1220 W/m2. Khi cường độ dòng điện mà bộ pin cung cấp cho mạch ngoài là 2,25 A thì điện áp đo được giữa hai cực của bộ pin là 25 V. Hiệu suất của bộ pin là:

  • (A) 8,4%
  • (B) 11,3%
  • (C)   10,2%
  • (D)   9,31%

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:

Một tụ điện có anôt và catốt đều là những bản kim loại phẳng, đặt song song, đối diện và cách nhau một khoảng 2 cm. Đặt vào anốt và catốt một hiệu điện thế 8 V, sau đó chiếu vào một điểm trên catốt một tia sáng có bước sóng λ xảy ra hiện tượng quang điện. Biết hiệu điện thế hãm của kim loại làm catốt ứng với bức xạ trên là 2 V. Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anốt có electron đập vào bằng

  • (A) 2 cm.
  • (B)   16 cm.
  • (C)   1 cm.
  • (D)   8 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:

Khi tăng điện áp cực đại của ống cu lít giơ từ U lên 2U thì bước sóng giới hạn của tia X phát ra thay đổi 1,9 lần. Vận tốc ban đầu cực đại của các electron thoát ra từ ống bằng

  • (A)  
     
  • (B)  
     
  • (C)  
     
  • (D)  
     

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

Khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = 0,30mm vào catôt của một tế bào quang điện thì xảy ra hiện tượng quang điện và hiệu điện thế hãm lúc đó là 2 V. Nếu đặt vào giữa anôt và catôt của tế bào quang điện trên một hiệu điện thế UAK = -2V và chiếu vào catôt một bức xạ điện từ khác có bước sóng λ2 = 0,15mm thì động năng cực đại của êlectron quang điện ngay trước khi tới anôt bằng

  • (A) 1,325.10-18J
  • (B)  6,625.10 -19J
  • (C)  9,825.10 -19J
  • (D) D. 3,425.10 -19J

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:

Chiếu bức xạ đơn sắc có bước sóng λ = 0,2 μm vào một tấm kim loại có công thoát electron là A = 6,62.10-19 J.

Elêctron bứt ra từ kim loại bay vào một miền từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-5 T. Hướng chuyển động của

electron quang điện vuông góc với B Cho rằng năng lượng mà quang electron hấp thụ một phần dùng để giải

phóng nó, phần còn lại hoàn toàn biến thành động năng của nó. Bán kính quỹ đạo lớn nhất của quang electron

trong từ trường là:

  • (A) 0,97 cm.
  • (B)   6,5 cm.
  • (C)   7,5 cm.
  • (D)   9,7 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:

Cho một tụ điện phẳng có hai bản cực rộng cách nhau d = 1 cm. Giới hạn quang điện của bản âm K là λ0. Cho UAK = 4,55 V. Chiếu vào bản K một tia sáng đơn sắc có λ = λ0/2 các quang êlêctron rơi lên bề mặt bản dương A trong một mặt tròn bán kính R = 1 cm. Bước sóng λ0 có giá giá trị là

  • (A) 1,092 μm
  • (B)   2,345 μm
  • (C)   3,022 μm
  • (D)  3,05 μm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:

Chiếu một bức xạ có bước sóng λ = 0,48 μm lên một tấm kim loại có công thoát A = 2,4.10-19 J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các êlectron quang điện và hướng chúng bay theo chiều véc tơ cường độ điện trường có E = 1000 V/m. Quãng đường tối đa mà êlectron chuyển động được theo chiều véc tơ cường độ điện trường xấp xỉ là

  • (A) 0,83 cm
  • (B)   0,37 cm
  • (C)   1,3 cm
  • (D)   0,11 cm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 31:

Chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ = 138 nm vào một tấm kim loại có công thoát của êlectron ra khỏi bề mặt kim loại là 7,2.10-19 J. Các electrôn quang điện bay ra được cho đi vào một vùng không gian có điện trường đều và từ trường đều hướng vuông góc với nhau. Biết hướng vận tốc của êlectron quang điện vuông góc với cả điện trường và từ trường. Người ta thấy electron chuyển động thẳng đều. Biết cảm ứng từ B = 10-3 T. Cường độ điện trường E bằng :

  • (A) 104 V/m
  • (B)   1258 V/m
  • (C)   1285 V/m
  • (D)   12580 V/m

👉 Xem giải chi tiết

Câu 32:

Khi hiệu điện thế hai cực ống Cu-lít -giơ giảm đi 2000V thì tốc độ các êlectron tới anốt giảm 6000km/s. Tốc độ êlectron tới anốt ban đầu là:

  • (A) 5,86.107m/s.
  • (B)  3,06.10 7m/s.
  • (C)  4,5.10 7m/s.
  • (D)  6,16.10 7m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 33:

Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,533 μm lên tấm kim loại có công thoát A = 3.10-19 J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng bay vào từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường cảm ứng từ. Biết bán kính cực đại của qũy đạo của các electron là R = 22,75 mm. Cho c = 3.108 m/s; h = 6,625.10-34 Js; me = 9,1.10-31 kg. Bỏ qua tương tác giữa các electron. Tìm độ lớn cảm ứng từ B của từ trường? 

  • (A) B = 2.10-4 T.
  • (B)   B = 10-4 T.
  • (C)   B = 2.10-5 T.
  • (D)   B = 10-3 T.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 34:

Hai điện cực bằng Canxi đặt gần nhau trong chân không và được nối với một tụ điện có điện dung C = 8 nF. Chiếu vào một trong hai điện cực với thời gian đủ lâu bằng ánh sáng có tần số f = 1015 Hz cho đến khi dòng quang điện mất hoàn toàn. Công thoát êlêctrôn ở Canxi là A = 2,7625 eV. Điện tích q trên các bản tụ khi đó gần bằng:

  • (A) 11.10-8 C
  • (B)   1,1 μC
  • (C)   1,1 nC
  • (D)  1,1.10 -8 C

👉 Xem giải chi tiết

Câu 35:

Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 546 nm vào bề mặt ca tốt của một tế bào quang điện. Giả sử các electron đó được tách ra bằng màn chắn dể lấy một chùm hẹp hướng vào một từ trường đều có B = 10-4T, sao cho vec tơ B vuông góc với vân tốc của hạt. Biết quỹ đạo của hạt có bán kính cực đại R = 23,32 mm. Tìm độ lớn vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện.

  • (A) 1,25.105m/s.
  • (B)  2,36.105m/s.
  • (C)  3,5.105m/s.
  • (D)  4,1.105m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 36:

Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có vận tốc v0 = 106 (m/s) cho bay dọc theo đường sức trong một điện trường đều có cường độ 9,1 (V/m) sao cho hướng của vận tốc ngợc hướng với điện trường. Tính quãng đường đi được sau thời gian 1000ns.

  • (A) 1,6 (m)
  • (B)  1,8 (m)
  • (C)  2m
  • (D)  2,5m

👉 Xem giải chi tiết

Câu 37:

Mức năng lượng của ng tử Hyđrô có biểu thức En = – 13,6/n2 (eV). Khi kích thích ng tử hidro từ quỹ đạo dừng m lên quỹ đạo n bằng năng lượng 2,55eV, thấy bán kính quỹ đạo tăng 4 lần. Bước sóng nhỏ nhất mà nguyên tử hidro có thể phát ra là:

  • (A) 1,46.10–6m
  • (B) B. 9,74.10 –8m
  • (C)  4,87.10 –7m
  • (D)  1,22.10 –7m

👉 Xem giải chi tiết

Câu 38:

Chiếu một bức xạ đơn sắc thích hợp vào catốt của tế bào quang điện. Tách một chùm hẹp các electron quang điện có vận tốc 106 (m/s) và cho đi vào điện trường đều của một tụ điện phẳng tại điểm O cách đều hai bản tụ và phương song song với hai bản tụ. Biết hiệu điện thế giữa hai bản tụ 0,455 (V), khoảng cách giữa hai bản tụ 2cm, chiều dài của tụ 5cm. Tính thời gian electron chuyển động trong tụ.

  • (A) 50 (ns)
  • (B)  18 (ns)
  • (C)  200 (ms)
  • (D)  2,5.10-3 (ms)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 39:

Năng lượng nguyên tử hiđrô gồm động năng của electron và thế năng của tương tác Cu-lông giữa hạt nhân và electron. Hãy tìm biểu thức năng lượng trạng thái dừng En theo r0. Cho biết r0 là bán kính quỹ đạo Bo.

  • (A)  
     
  • (B)  
     
  • (C)  
     
  • (D)  
     

👉 Xem giải chi tiết

Câu 40:

Hai bản cực A, B của một tụ điện phẳng làm bằng kim loại. Khoảng cách giữa hai bản là 4cm. Chiếu vào tâm O của bản B một bức xạ đơn sắc có bước sóng (xem hình) thì vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện là 0,76.106 (m/s). Đặt giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UBA  = 4,55 (V). Các electron quang điện có thể tới cách bản A một đoạn gần nhất là bao nhiêu?. Bỏ qua trọng lực của e.

  • (A) 6,4 cm
  • (B)  2,5 cm
  • (C)  5,4 cm
  • (D)  2,6 cm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 41:

Trong một thí nghiệm về hiệu ứng quang điện bằng cách dùng một hiệu điện thế hãm có giá trị bằng 3,2 V. Người ta tách một chùm hẹp các electron quang điện và hướng đi nó vào một từ trường đều, theo hướng vuông góc với các đường cảm ứng từ. Biết bán kính quỹ đạo lớn nhất của các electron bằng 20 cm. Từ trường có cảm ứng từ là:

  • (A) 3.10-6 T
  • (B)   3.10-5 T
  • (C)   4,2.10-5 T
  • (D)   6,4.10-5 T

👉 Xem giải chi tiết

Câu 42:

Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E3 = -1,5eV sang trạng thái dừng có năng lượng E2 = - 3,4eV. Tìm bước sóng của bức xạ do nguyên tử phát ra. Cho biết h = 6,625.10 - 34J.s; c = 3.108m/s; 1eV = 1,6.10-19C.

  • (A) 0,734μm
  • (B)   0,234μm
  • (C)  0,924μm
  • (D)  0,654μm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 43:

Cho một chùm electron bắn phá nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản để kích thích chúng. Xác định vận tốc nhỏ nhất để sao cho nó có thể làm xuất hiện tất cả các vạch của quang phổ phát xạ của hiđrô. Biết rằng khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức En = -13,6/n² (eV) (với n = 1, 2, 3,…).

  • (A) 2,187.106 m/s
  • (B)  2,237.107 m/s
  • (C)  2,377.105 m/s
  • (D)  4,145.106 m/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 44:

Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức En = -13,6/n² (eV) (với n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 4 về quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ1. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 về quỹ đạo dừng n = 1 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ2. Mối liên hệ giữa hai bước sóng λ1 và λ2 là:

  • (A) 128λ2 = 27λ1
  • (B)  459λ2 = 2216λ1
  • (C)  128λ1 = 27λ2
  • (D)  459λ1 = 2216λ2

👉 Xem giải chi tiết

Câu 45:

Kích thích nguyên tử H2 từ trạng thái cơ bản bởi bức xạ có năng lượng 12,1eV. Hỏi nguyên tử H2 phát ra tối đa bao nhiêu vạch? Biết khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức En = -13,6/n² (eV) (với n = 1, 2, 3,…).

  • (A) 1
  • (B)  2
  • (C)  3
  • (D)  5

👉 Xem giải chi tiết

Câu 46:

Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,6mm vào catot của 1 tế bào quang điện có công thoát A = 1,8eV. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng bay vào một điện trường từ A đến B sao cho UAB = -10V. Vận tốc nhỏ nhất và lớn nhất của electron khi tới B lần lượt là

  • (A) 18,75.105 m/s và 18,87.105 m/s
  • (B) 18,87.105m/s và 18,75.105m/s
  • (C) C . 16,75.105m/s và 18.87.105m/s
  • (D) D . 18,75.105m/s và 19,00.105m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 47:

Khi elêctrôn ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi  En = -13,6/n² (eV). Một đám khí hiđrô hấp thụ năng lượng chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao nhất là E3 (ứng với quỹ đạo M). Tỉ số giữa bước sóng dài nhất và ngắn nhất mà đám khí trên có thể phát ra là:

  • (A) 32/3
  • (B)  32/27
  • (C)  32/5
  • (D)  5/27

👉 Xem giải chi tiết

Câu 48:

Mức năng lượng En trong nguyên tử hiđrô được xác định En= -E0/n² (eV) (trong đó n là số nguyên dương, E0 là năng lượng ứng với trạng thái cơ bản). Khi êlectron nhảy từ quỹ đạo thứ ba về quỹ đạo thứ hai thì nguyên tử hiđrô phát ra bức xạ có bước sóng λ0. Nếu êlectron nhảy từ quỹ đạo thứ hai về quỹ đạo thứ nhất thì bước sóng của bức xạ được phát ra sẽ là:

  • (A) λ0/15
  • (B)  5λ0/7
  • (C)  λ0
  • (D)  5λ0/27

👉 Xem giải chi tiết

Câu 49:

Vạch quang phổ có tần số nhỏ nhất trong dãy Ban-me là tần số f1. Vạch quang phổ có tần số nhỏ nhất trong dãy Lai-man là tần số f2. Vạch quang phổ trong dãy Lai-man sát với vạch có tần số f2 sẽ có tần số là:

  • (A) f2 - f1
  • (B)  f1 + f2
  • (C)  f1.f2
  • (D)  f1.f2/(f1 + f2)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 50:

Chiếu lần lượt 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng theo tỉ lệ λ1 : λ2 : λ3=1: 2 : 1,5, với k bằng:

  • (A)  
     
  • (B)  
     
  • (C)  
     
  • (D)  
     

👉 Xem giải chi tiết

Câu 51:

Mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức E = - 13,6/n² (eV) trạng thái cơ bản ứng với n = 1. Một đám khí hiđrô đang ở trạng thái kích thích và electron đang ở quĩ đạo dừng N. Tỉ số giữa bước sóng dài nhất và ngắn nhất mà đám khí trên có thể phát ra khi chuyển về trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn là:

  • (A) 16/9
  • (B)  192/7
  • (C)  135/7
  • (D)  4

👉 Xem giải chi tiết

Câu 52:

Cho mức năng lượng của nguyên tử hirdo xác định bằng công thức En=E0n2(E0=-13,6eV , n=1,2,3,4,....). Để có thể bức xạ tối thiểu 6 photon thì Nguyên tử H phải hấp thụ photon có mức năng lượng là:

  • (A) 12,75 eV
  • (B) 10,2 eV
  • (C) 12,09 eV
  • (D) 10,06 eV

👉 Xem giải chi tiết

Câu 53:

Mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức E = - 13,6/n² (eV) ( n =1, 2, 3…), trạng thái cơ bản ứng với n = 1. Chiếu vào đám khí hiđrô ở trạng thái cơ bản bức xạ điện từ có tần số f, sau đó đám khí phát ra 6 bức xạ có bước sóng khác nhau. Tần số f là:

  • (A) 1,92.10-34 Hz
  • (B)  3,08.109 MHz
  • (C)  3,08.10-15 Hz
  • (D)  1,92.1028 MHz

👉 Xem giải chi tiết

Câu 54:

Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 μm với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là:

  • (A) 1
  • (B) B. 20/9
  • (C) C.2
  • (D) D. 3/4

👉 Xem giải chi tiết

Câu 55:

Nguyên tử hiđrô gồm một hạt nhân và một êlectron quay xung quang hạt nhân này. Bán kính quỹ đạo dừng thứ nhất r1 = 5,3.10-11m. Tính vận tốc và số vòng quay của êlectron trong 1 giây trên quỹ đạo đó.

  • (A) v1 = 2,2.106 m/s và nv1 = 6,6.1015 vòng/s
  • (B)  v1 = 4,2.106 m/s và nv1 = 3,6.1015 vòng/s
  • (C)  v1 = 2,4.106 m/s và nv1 = 6,3.1015 vòng/s
  • (D)  v1 = 3,1.106 m/s và nv1 = 5,1.1015 vòng/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 56:

Nguyên tử hiđrô gồm một hạt nhân và một êlectron quay xung quang hạt nhân này. Bán kính quỹ đạo dừng thứ nhất r1 = 5,3.10-11m. Tính năng lượng của êlectron trên quỹ đạo thứ hai theo đơn vị eV.

  • (A) 3,4eV
  • (B)  2,1eV
  • (C)  5,2eV
  • (D)  1,2eV

👉 Xem giải chi tiết

Câu 57:

Trong quang phổ hiđrô, bước sóng l (mm) của các vạch quang phổ như sau:

Vạch thứ nhất của dãy Lai-man: l21 = 0,1216.   

Vạch Ha  của dãy Ban-me: l32 = 0,6563.

Vạch đầu của dãy Pa-sen: l43 = 1,8751.

Tính bước sóng của hai vạch quang phổ thứ hai, thứ ba của dãy Lai-man (l31l41)

  • (A) 0,1026μm và 0,0973μm
  • (B)   0,3221μm và 0,1943μm
  • (C)   0,5626μm và 0,6771μm
  • (D)   0,6232μm và 0,4121μm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 58:

Trong quang phổ hiđrô, các bước sóng l của cách vạch quang phổ như sau: Vạch thứ nhất của dãy Lai-man: λ21 = 0,121586mm. Vạch quang phổ Ha  của dãy Ban-me: λ32 = 0,656279mm. Ba vạch đầu tiên của dãy Pa-sen: λ43 = 1,8751mm; λ53 = 1,2818mm; λ63 = 1,0938mm. Tần số của các vạch (theo thứ tự) Hb, Hg, Hd của dãy Ban-me là

  • (A) A . 0,6171.1019Hz và 0,6911.1019Hz và 0,6914.1019Hz.
  • (B)  0,6171.1010Hz và 0,6911.1010Hz và 0,6914.1010Hz.
  • (C)  0,6171.1015Hz và 0,6911.1015Hz và 0,6914.1015Hz.
  • (D) D . Các giá trị khác.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 59:

Cathode của tế bào quang điện có công thoát 1,5eV, được chiếu bởi bức xạ đơn sắc λl. Lần lượt đặt vào tế bào quang điện điện áp UAK = 3V và UAK’ = 15V thì thấy vận tốc cực đại của electron khi đập vào anode tăng gấp đôi. Giá trị của λl là:

  • (A) 0,795 m m.
  • (B)  0,497 m m.
  • (C)  0,259 m m.
  • (D)  0,211 m m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 60:

Một đám nguyên tử hyđrô đang ở trạng thái dừng thứ n thì nhận được một phôton có năng lượng hf làm nguyên tử chuyển sang trạng thái dừng có mức năng lượng kế tiếp và bán kính nguyên tử tăng 44%. Tìm số vạch mà đám nguyên tử này có thể phát ra ?

  • (A) 16 vạch.
  • (B)  15 vạch.
  • (C)  12 vạch .
  • (D)  13 vạch.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 61:

Một nguyên tử hiđrô mà êlectron của nó ở quỹ đạo O có thể phát ra được nhiều nhất là bao nhiêu photon, các photon đó ứng với ánh sáng thuộc dãy nào?

  • (A) 10 bức xạ (4 hồng ngoại, 3 khả kiến, 3 tử ngoại).
  • (B)   4 bức xạ (2 hồng ngoại, 1 khả kiến, 1 tử ngoại).
  • (C)   5 bức xạ ( 2 hồng ngoại, 1 khả kiến, 2 tử ngoại).
  • (D)   7 bức xạ ( 4 hồng ngoại, 2 khả kiến, 1 tử ngoại).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 62:

Năng lượng ion hóa của nguyên tử hiđrô là 13,6eV. Vạch đỏ trong quang phổ hiđrô ứng với bước sóng λđỏ = 0,655mm. Hãy tính bước sóng ngắn nhất ứng với các vạch trong dãy Lai-man và trong dãy Ban-me.

  • (A) 0,09134 μm và 0,1061μm.
  • (B)   0,3221μm và 0,1943μm.
  • (C)   0,2626μm và 0,3771μm.
  • (D)   0,1232μm và 0,4121μm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 63:

Lực tương tác Cu-lông giữa êlectron và hạt nhân của nguyên tử hiđrô khi nguyên tử này ở quỹ đạo dừng L là F. Khi nguyên tử này chuyển lên quỹ đạo N thì lực tương tác giữa êlectron và hạt nhân là:

  • (A) F/16.
  • (B)  F/4.
  • (C)  F/144.
  • (D)  F/2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 64:

Bán kính quỹ đạo Bo thứ nhất là r1 = 5,3.10-11m. Tính năng lượng E1 của electron trên quỹ đạo Bo thứ nhất.

  • (A) W = -14,9 eV
  • (B)  W = -13,6 eV
  • (C) C . W = -15,9 eV
  • (D) D . W = -12,9 eV

👉 Xem giải chi tiết

Câu 65:

Trong quang phổ hiđrô, bước sóng λ (nm) của các vạch quang phổ như sau:

Vạch thứ 3 của dãy Lai-man λ41 = 97,3.

Vạch Ha của dãy Ban-me λ32 = 656,3.

Ba vạch đầu tiên của dãy Pa-sen λ43 = 1875,1; λ53 = 1281,8; λ63 = 1093,8. Tính bước sóng của các vạch Hb, Hg, Hd của dãy Ban-me.

  • (A) A . 326,5nm, 594,1nm, 410,2nm.
  • (B) 186,1nm, 334,1nm, 441,2nm.
  • (C) 486,1nm, 434,1nm, 410,2nm.
  • (D) 486,1nm, 534,1nm, 643,2nm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 66:

Khi kích thích nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản, bán kính quỹ đạo dừng của electron tăng lên 9 lần. Tính các bước sóng của các bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra sau đó, biết rằng năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô là  En=-13,6n2eV  với n = 1, 2,...

  • (A) A . 0,103 m m, 0,121μm, 0,657μm
  • (B)  0,103 m m, 0,421μm, 0,558μm
  • (C)  0,203 m m, 0,321μm, 0,517μm
  • (D)  0,155 m m, 0,421μm, 0,837μm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 67:

Bước sóng của vạch đỏ và lam trong quang phổ của nguyên tử hiđrô lần lượt là λ1 = 0,6563mm và λ2 = 0,4861mm. Bước sóng dài nhất của vạch quang phổ trong dãy Pa-sen là

  • (A) A . 1,8744 m m.
  • (B)  0,6563 m m.
  • (C)  1,5335 m m.
  • (D)  0,8746 m m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 68:

Cho biết năng lượng của nguyên tử hiđrô ở mức cơ bản là E1 = - 13,5900eV. Một ngọn lửa hiđrô có thể hấp thụ phôtôn nào sau đây?

  • (A) Phôtôn có năng lượng e 1 = 3,3975 eV.
  • (B) B . Phôtôn có năng lượng  e 2  = 1,5100 eV.
  • (C) C . Phôtôn có năng lượng  e 3  = 0,8475 eV.
  • (D) D . Phôtôn có năng lượng  e 4  = 0,6625 eV.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 69:

Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5µm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3µm. Hãy tính phần năng lượng photon mất đi trong quá trình trên.

  • (A) 2,65.10-19 J
  • (B)  26,5.10-19 J
  • (C)  2,65.10-18J
  • (D)  265.10-19 J

👉 Xem giải chi tiết

Câu 70:

Kích thích cho các nguyên tử hidro chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích sao cho bán kính quỹ đạo dừng tăng 25 lần. Trong quang phổ phát xạ của nguyên tử hidro sau đó, tỉ số giữa bước sóng dài nhất và bước sóng ngắn nhất là:

  • (A)  
     
  • (B)  
     
  • (C)  
     
  • (D)  
     

👉 Xem giải chi tiết

Câu 71:

Một điện cực phẳng bằng nhôm được rọi bằng bức xạ tử ngoại có bước sóng λ = 83 (nm). Electron quang điện có thể rời xa bề mặt điện cực một đoạn tối đa bằng bao nhiêu nếu điện trường đều cản lại chuyển động của e có độ lớn E = 7,5 (V/cm)?. Cho giới hạn quang điện của nhôm là 332 (nm).

  • (A) 3cm.
  • (B)  4cm.
  • (C)  1,5cm.
  • (D)  3,5cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 72:

Xác định bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu vào bề mặt kim loại khi cho electron quang điện có vận tốc lớn nhất vào trong vùng không gian có cả điện trường đều và từ trường đều có véctơ cảm ứng từ B và véctơ cường độ điện trường E vuông góc với nhau thì thấy electron không bị lệch hướng. Cho E = 106 V/m và B = 0,2 T, công thoát A = 3 eV và véctơ vận tốc của electron vuông góc với B.

  • (A) 0,1672 μm
  • (B)   0,5623 μm
  • (C)  0,3422 μm
  • (D)   0,0168 μm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 73:

Một điện cực có giới hạn quang điện là λ0=332(nm) , được chiếu bởi bức xạ có bước sóng λ=83(nm) thích hợp xảy ra hiện tượng quang điện. Sau khi chiếu một thời gian điện cực được nối với đất qua một điện trở R=2Ω thì dòng điện cực đại qua điện trở là:

  • (A) 5,612 A
  • (B)  11,225 A
  • (C)  12,225 A
  • (D)  6,112 A

👉 Xem giải chi tiết

Câu 74:

Coi electron trong nguyên tử hydrô chuyển động tròn đều trên các quỹ đạo dừng. Khi electron chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo M thì vận tốc v của electron và lực tương tác F giữa nó và hạt nhân sẽ:

  • (A) F và v cùng giảm đi 3 lần
  • (B)  F giảm đi 81 lần; v giảm đi 3 lần
  • (C)  F giảm đi 9 lần; v giảm đi 3 lần
  • (D)  F và v cùng giảm đi 9 lần

👉 Xem giải chi tiết

Câu 75:

Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,25 mm vào một kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,36 mm, ta thu được môt chùm electron quang điện chuyển động với vận tốc ban đầu cực đại v0 có chiều hướng từ trái sang phải. Tách một chùm nhỏ electron này cho bay vào một vùng không gian có từ trường đều B có chiều như hình vẽ và có độ lớn B = 2.10-3 T. Muốn electron vẫn chuyển động thẳng đều thì phải đặt thêm vào vùng không gian trên một điện trường đều E có hướng và độ lớn như thế nào?

  • (A) E hướng thẳng đứng từ trên xuống, E = 1462 V/m.
  • (B)   E hướng thẳng đứng từ dưới lên, E = 1462 V/m.
  • (C)  E hướng thẳng đứng từ trên xuống,  E = 7,31.105 V/m.
  • (D) E hướng thẳng đứng từ dưới lên,  E = 7,31.105  V/m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 76:

Catốt của tế bào quang điện có công thoát 1,5eV, được chiếu bởi bức xạ đơn sắc λ. Lần lượt đặt vào tế bào, điện áp UAK = 3V và U’AK = 15V, thì thấy vận tốc cực đại của elêctrôn khi đập vào anốt tăng gấp đôi. Giá trị của λ

  • (A) 0,259 m m.
  • (B)  0,795 m m.
  • (C)  0,497 m m.
  • (D)  0,211 m m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 77:

Trong ống Cu-lit-giơ, nếu bỏ qua tốc độ đầu cực đại của electron phát ra từ catot thì sai số của phép tính tốc độ cực đại của electron đến anot là 2%. Khi đó sai số của phép tính bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra là bao nhiêu?

  • (A) 4%
  • (B) 3%
  • (C) 2%
  • (D) 1%

👉 Xem giải chi tiết

Câu 78:

Xét nguyên tử Hidro theo mẫu nguyên tử Bo, giả sử nguyên tử H gồm 6 trạng thái dừng, trong các trang thái dừng electron chuyển động tròn đều xung quanh hạt nhân. Gọi r0 là bán kính Bo. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có bán kính quỹ đạo rm sang trạng thái dừng có bán kính rn thì lực tương tác tĩnh điện giữa electron và hạt nhân giảm đi 16 lần. Giá trị rn-rm lớn nhất bằng

  • (A) 12 r0
  • (B) 3 r0
  • (C) 16 r0.
  • (D) 27r0.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 79:

Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn gọi là năng lượng kích hoạt. Biết năng lượng kích hoạt của PbS là 0,3 eV, lấy h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s, e = 1,6.10-19 C, giới hạn quang dẫn của PbS là:

  • (A) 2,06 μ m.
  • (B)  4,14  μ m.
  • (C)  1,51  μ m.
  • (D)  4,97  μ m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 80:

Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5µm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3µm. Biết rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,01 công suất của chùm sáng kích thích và công suất chùm sáng kích thích là 1W. Hãy tính số photon mà chất đó phát ra trong 10s.

  • (A) 2,516.1017
  • (B)  2,516.1015
  • (C)  1,51.1019
  • (D)  1,546.1015

👉 Xem giải chi tiết

Câu 81:

Xét các nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường mà êlectron đi được khi chuyển động trên quỹ đạo M và khi chuyển động trên quỹ đạo P lần lượt là sM và sP. Tỉ số sM/sP có giá trị bằng:

  • (A) 1/2
  • (B)  2
  • (C)  3
  • (D)  1/3

👉 Xem giải chi tiết

Câu 82:

Gọi năng lượng do một chùm sáng đơn sắc chiếu tới một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương chiếu sáng trong một đơn vị thời gian là cường độ của chùm sáng đơn sắc, kí hiệu là I (W/m2). Chiếu một chùm sáng hẹp đơn sắc (bước sóng 0,5 µm) tới bề mặt của một tấm kim loại đặt vuông góc với chùm sáng, diện tích của bề mặt kim loại nhận được ánh sáng chiếu tới là 30mm2. Bức xạ đơn sắc trên gây ra hiện tượng quang điện đối với tấm kim loại (coi rằng cứ 20 phôtôn tới bề mặt tấm kim loại làm bật ra 3 electron), số electron bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại trong thời gian 1s là 3.1013. Giá trị của cường độ sáng I là:

  • (A)   9,6 W/m2
  • (B)   9,9375 W/m 2
  • (C)   5,67 W/m 2
  • (D)   2,65 W/m 2

👉 Xem giải chi tiết

Câu 83:

Dung dịch Fluorêxêin hấp thụ ánh sáng có bước sóng 0,49µm và phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52µm, người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Biết hiệu suất của sự phát quang của dung dịch Fluorêxêin là 75%. Số phần trăm của phôtôn bị hấp thụ đã dẫn đến sự phát quang của dung dịch là:

  • (A) 82,7%
  • (B)  79,6%
  • (C) 75,0%
  • (D)  66,8%

👉 Xem giải chi tiết

Câu 84:

Nguồn sáng có công suất P, phát ra bức xạ có bước sóng λ = 0,597μm tỏa theo mọi hướng. Ở khoảng cách xa nhất là R = 274km người ta còn có thể trông thấy được nguồn sáng này, biết rằng mắt còn thấy nguồn sáng khi có ít nhất n = 80 photon lọt vào mắt trong 1 giây. Biết con ngươi có đường kính d = 4mm. Bỏ qua sự hấp thụ photon của môi trường. Tìm công suất của nguồn sáng.

  • (A) 1W
  • (B)  1,5W
  • (C)  3W
  • (D)  2W

👉 Xem giải chi tiết

Câu 85:

Một ống Rơn-ghen hoạt động dưới điện áp U = 50000V. Khi đó cường độ dòng điện qua ống Rơn-ghen là I = 5mA. Giả thiết 1% năng lượng của chum electron được chuyển hóa thành năng lượng của tia X và năng lượng trung bình của các tia X sinh ra bằng 75% năng lượng của tia có bước sóng ngắn nhất. Biết electron phát ra khỏi catot với vận tôc bằng 0. Catot được làm nguội bằng dòng nước có nhiệt độ ban đầu t1 = 10oC. Hãy tìm số photon X sinh ra trong 1s và lưu lượng nước (lít/s) phải dùng để giữ cho nhiệt độ catot không thay đổi. Biết khi ra khỏi ống Rơn-ghen thì nhiệt độ của nước là t2 = 25oC. Nhiệt dung riêng của nước là c= 4200 Jkg.K . Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.

  • (A) 4,2.1014 photon/s ; 0,39.10-2 lít/s
  • (B)  4,9.1014 photon/s ; 0,69.10-2 lít/s
  • (C)  5,2.1014 photon/s ; 0,89.10-2 lít/s
  • (D)  5,9.1014 photon/s ;  1,19.10-2 lít/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 86:

Cho một chùm electron bắn phá nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản để kích thích chúng. Muốn cho quang phổ hiđrô chỉ xuất hiện một vạch thì năng lượng của electron phải nằm trong khoảng nào?, biết rằng năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô là En=-13,6n2eV vi n= 1,2, ......

  • (A)  
     
  • (B)  
     
  • (C)  
     
  • (D)  
     

👉 Xem giải chi tiết

Câu 87:

Chiếu bức xạ có bước sóng λ vào catot của tế bào quang điện.dòng quang điện bị triệt tiêu khi UAK -4,1V.  Khi UAK = 5V thì vận tốc cực đại của electron khi đập vào anot là:

  • (A) 1,789.106m/s
  • (B)  1,789.10 5m/s
  • (C)  1,789.10 5 km/s
  • (D)  1,789.10 4  km/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 88:

Electron trong nguyên tử hydro chuyển từ quỹ đạo dừng có mức năng lượng lớn về quỹ đạo dừng có mức năng lượng nhỏ hơn thì vận tốc electron tăng lên 4 lần. Electron đã chuyển từ quỹ đạo

  • (A)   N về L.
  • (B)   N về K.
  • (C)   N về M.
  • (D)   M về L.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 89:

Mức năng lượng của các trạng thái dừng trong nguyên tử hiđrô En = -13,6/n2 (eV); với n = 1, 2, 3... Một electron có động năng bằng 12,6 eV đến va chạm với nguyên tử hiđrô đứng yên, ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm nguyên tử hiđrô vẫn đứng yên nhưng chuyển động lên mức kích thích đầu tiên. Động năng của electron sau va chạm là:

  • (A) 2,4 eV.
  • (B)  1,2 eV.
  • (C)  10,2 eV.
  • (D)  3,2 eV.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 90:

Catốt của một tế bào quang điện có công thoát là 2,26eV. Bề mặt catốt được chiếu bởi bức xạ có bước sóng 0,4mm. Bề mặt catốt nhận được một công suất chiếu sáng là 3mW. Tính số phôtôn mà bề mặt catốt nhận được trong 30s.

  • (A) 201,2.1015
  • (B)   215,2.1015
  • (C)   181,2.1015
  • (D)   231,2.1015

👉 Xem giải chi tiết

Câu 91:

Các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được cho bằng công thức:En=-13,6n2eV  với n là số nguyên; n = 1 ứng với mức cơ bản K; n = 2, 3, 4, …ứng với các mức kích thích L, M, N,…Tính ra mét bước sóng của vạch đỏ Ha trong dãy Banme.

  • (A) 1,658.10-6 m
  • (B)   0,658.10-6 m
  • (C)   0,758.10-6 m
  • (D)  0, 458.10-6 m

👉 Xem giải chi tiết

Câu 92:

Người ta dùng một loại laze có công suất P = 12 W để làm dao mổ. Tia laze chiếu vào chỗ mổ sẽ làm nước ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Nhiệt dung riêng của nước là 4186 J/kg.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là L = 2260 kJ/kg, nhiệt độ cơ thể là 37oC, khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1s là:

  • (A) 4,557 mm3
  • (B)  7,455 mm3
  • (C)   4,755 mm3
  • (D) D. 5,745 mm 3

👉 Xem giải chi tiết

Câu 93:

Người ta làm thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bay ra từ bề mặt catot vào tần số của ánh sáng kích thích. Sai số tuyệt đối của phép đo động năng ban đầu cực đại và tần số lần lượt là 0,6.10-19J và 0,05.1015Hz. Kết quả đo thu được các điểm thực nghiệm như trên hình vẽ. Theo kết quả của thí nghiệm này thì hằng số Plăng có giá trị xấp xỉ bằng:

  • (A) A . 4.10-34J.s.
  • (B)  6.10-34J.s.
  • (C)  8.10-34J.s.
  • (D)  10.10 -34J.s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 94:

Theo Bo, trong nguyên tử hidro electron chuyển động tròn quanh hạt nhân trên các quỹ đạo dừng dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện. Chuyển động có hướng các điện tích qua một tiết diện là một dòng điện vì thế chuyển động của electron quanh hạt nhân là các dòng điện – gọi là dòng điện nguyên tử. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo L thì dòng điện nguyên tử có cường độ I1, khi electron chuyển động trên quỹ đạo N thì dòng điện nguyên tử có cường độ là I2. Tỉ số I2/I1 là:

  • (A) 1/4 
  • (B) 1/8
  • (C) 1/2 
  • (D) 1/16

👉 Xem giải chi tiết

Câu 95:

Theo mẫu nguyên tử Bo thì trong nguyên tử hiđrô, bán kính quỹ đạo dừng của electron trên các quỹ đạo là rn = n2ro, với ro=0,53.10-10m; n=1,2,3, ... là các số nguyên dương tương ứng với các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử. Gọi v là tốc độ của electron trên quỹ đạo L. Khi nhảy lên quỹ đạo O, electron có tốc độ bằng

  • (A)  
     
  • (B)  4v
  • (C)  
     
  • (D)  
     

👉 Xem giải chi tiết

Câu 96:

Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,180 μm vào catot của một tế bào quang điện thì hiện tượng quang điện xảy ra. Để triệt tiêu hoàn toàn dòng quang điện thì hiện điện thế hãm có độ lớn 2,124 V. Tính giới hạn quang điện λ0 của kim loại dùng làm katot. Nếu đặt giữa anod và catot của tế bào quang điện hiệu điện thế UAK = 8V thì động năng cực đại của electron quang điện khi nó tới anod bằng bao nhiêu? Cho c = 3.108 m/s; h = 6,625.10-34 J.s; điện tích của e: |e| =1,6 x 10-19 C.

  • (A) A . 13,124MeV.
  • (B)   10,124MeV.
  • (C) C . 16,124MeV.
  • (D) 18,124MeV.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 97:

Biết công thoát êlectron của các kim loại: canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 μm vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện không xảy ra với các kim loại nào sau đây?

  • (A) A . Kali và đồng
  • (B)  Canxi và bạc
  • (C)  Bạc và đồng
  • (D)  Kali và canxi

👉 Xem giải chi tiết

Câu 98:

Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452 µm và 0,243 µm vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,5 µm. Lấy h = 6,625. 10-34 J.s, c = 3.108 m/s và me = 9,1.10-31 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng:

  • (A)   2,29.104 m/s.
  • (B)  9,24.103 m/s
  • (C)  9,61.105 m/s 
  • (D)  1,34.106 m/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 99:

Khi chiếu một bức xạ vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có vận tốc cực đại và hướng nó vào một từ trường đều cảm ứng từ 10-4T vuông góc với phơng vận tốc ban đầu của electron. Tính chu kì của electron trong từ trường.

  • (A) 3,57.10-7 s
  • (B)  2.10-5 s
  • (C)  0,26.10-3 s
  • (D)  0,36s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 100:

Hiệu điện thế hãm của một tế bào quang điện là 1,5 V. Đặt vào hai đầu anot (A) và catot (K) của tế bào quang điện trên một điện áp xoay chiều: uAK = 3 cos (100πt + π/3) (V).  Khoảng thời gian dòng điện chạy trong tế bào này trong 2 phút đầu tiên là:

  • (A) 60s
  • (B)  70s
  • (C)  80s
  • (D)  90s

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO 100 cau trac nghiem luong tu anh sang nang cao

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Tài nguyên trắc nghiệm phần Lượng tử ánh sáng

BÀI VIẾT NỔI BẬT