Hiệp Khách Quậy Albert Einstein từng nói rằng điều khó hiểu nhất ở thế giới đó là nó có thể hiểu được. Thật vậy, có vẻ như chúng ta sống trong một vũ trụ có thể được mô tả hoặc lấy gần đúng bằng những biểu thức toán học thu gọn và những định luật vật lí. Dù là những cái lạ lùng nhất của các hiện tượng thiên văn vật... Xin mời đọc tiếp.
Hiệu ứng giọt đen
1761
Torbern Olof Bergman (1735-1784), James Cook (1728-1779)
Albert Einstein từng nói rằng điều khó hiểu nhất ở thế giới đó là nó có thể hiểu được. Thật vậy, có vẻ như chúng ta sống trong một vũ trụ có thể được mô tả hoặc lấy gần đúng bằng những biểu thức toán học thu gọn và những định luật vật lí. Dù là những cái lạ lùng nhất của các hiện tượng thiên văn vật lí cũng thường được giải thích bởi các nhà khoa học và các định luật khoa học, mặc dù có thể mất nhiều năm để đưa đến một lời giải thích thấu đáo. Hiệu ứng giọt đen (black drop effect – BDE) bí ẩn ám chỉ hình dạng biểu kiến mà Kim tinh mượn lấy lúc nó đi qua phía trước Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Đặc biệt, Kim tinh có vẻ mượn hình dạng giọt nước mắt đen nhìn như “chạm vào” rìa phía trong của Mặt Trời. Phần thuôn, dài của giọt nước mắt trông như dây rốn khiến các nhà vật lí ngày xưa không thể xác định thời điểm chính xác Kim tinh đi qua phía trước Mặt Trời.
Mô tả cụ thể đầu tiên về BDE xuất hiện vào năm 1761, khi nhà khoa học Thụy Điển Torbern Bergman mô tả BDE dưới dạng một “dải buộc” nối với bóng đổ của Kim tinh trên rìa tối của Mặt Trời. Nhiều nhà khoa học cung cấp những báo cáo tương tự trong các năm sau đó. Ví dụ, nhà thám hiểm người Anh James Cook đã tiến hành quan sát BDE trong sự kiện đi qua năm 1769 của Kim tinh.
Nhà thám hiểm người Anh James Cook đã quan sát Hiệu ứng Giọt Đen trong lần đi qua năm 1769 của Kim tinh, như được miêu tả trong ảnh phác họa này của nhà thiên văn Australia Henry Chamberlain Russell (1836-1907).
Ngày nay, các nhà vật lí vẫn tiếp tục cật vấn về nguyên nhân chính xác cho BDE. Các nhà thiên văn Jay M. Pasachoff, Glenn Schneider, và Leon Golub đề xuất nó là “một kế hợp gồm các hiệu ứng thiết bị và các hiệu ứng trong chừng mực nào đó trong khí quyển của Trái Đất, Kim tinh, và Mặt Trời.” Trong lần đi qua của Kim tinh năm 2004, một số nhà quan sát đã thấy BDE trong khi một số khác thì không. Nhà báo David Shiga viết, “Vậy nên ‘hiệu ứng giọt đen’ trong thế kỉ 21 vẫn bí ẩn y như hồi thế kỉ 19. Có lẽ người ta sẽ tiếp tục cãi nhau chuyện cái gì tạo nên giọt đen ‘thật sự’… Và vẫn phải chờ xem liệu các điều kiện cho sự xuất hiện giọt đen có được ấn định dứt khoát khi các nhà quan sát so sánh các ghi chép… trong lần đi qua tiếp theo…”
Kim tinh đi qua Mặt Trời vào năm 2004, biểu hiện hiệu ứng giọt đen.
XEM THÊM. Khám phá Vành sao Thổ (1610), Đo Hệ Mặt Trời (1672), Khám phá Hải Vương tinh (1846), Lục quang tuyến (1882).
250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí
Clifford A. Pickover
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>