250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí (Phần 54)

Hiệp Khách Quậy Benjamin Franklin là nhà phát minh, chính khách, chủ nhà in, nhà triết học, và nhà khoa học. Mặc dù ông có nhiều tài năng, song như nhà sử học Brooke Hindle viết, “Toàn bộ các hoạt động khoa học của Franklin đều liên quan đến tia sét và các vấn... Xin mời đọc tiếp.

Con diều Ben Franklin

1752

Benjamin Franklin (1706–1790)

Benjamin Franklin là nhà phát minh, chính khách, chủ nhà in, nhà triết học, và nhà khoa học. Mặc dù ông có nhiều tài năng, song như nhà sử học Brooke Hindle viết, “Toàn bộ các hoạt động khoa học của Franklin đều liên quan đến tia sét và các vấn đề điện khác. Việc ông liên hệ tia sét với dòng điện, thông qua thí nghiệm nổi tiếng với con diều trong cơn giông, là một tiến bộ đáng kể về nhận thức khoa học. Nó được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng các cột thu lôi để bảo vệ các toàn nhà ở Mĩ lẫn châu Âu.” Mặc dù có lẽ không sánh bằng với nhiều mốc son vật lí khác trong quyển sách này, nhưng “con diều của Franklin” thường được xem là một biểu tượng của việc tìm kiếm chân lí khoa học và đã truyền cảm hứng cho hàng thế hệ con trẻ ở nhà trường.

Vào năm 1750, để chứng thực tia sét là dòng điện, Franklin đề xuất một thí nghiệm thả bay một con diều trong cơn giông bão trông có khả năng trở thành cơn bão điện. Mặc dù một số nhà sử học còn bất đồng về các tình tiết của câu chuyện, nhưng theo Franklin, thí nghiệm của ông được tiến hành vào ngày 15 tháng Sáu, 1752 ở Philadelphia để trích xuất thành công năng lượng điện từ một đám mây. Trong một số phiên bản của câu chuyện, ông cầm một dải lụa buộc một cái chìa khóa tại đầu cuối dây diều để cách điện ông với dòng điện truyền từ dây xuống chìa khóa và đi vào chai Leyden (một dụng cụ trữ điện giữa hai điện cực). Các nhà nghiên cứu khác đã không thực hiện sự phòng ngừa như vậy và đã bị điện giật khi tiến hành các thí nghiệm tương tự. Franklin viết, “Khi mưa làm ướt sợi dây diều để nó có thể dẫn lửa điện tự do, bạn sẽ thấy điện tuôn ra thật đẹp mắt từ cái chìa khóa khi bạn chạm tay vào, và với chìa khóa này… chai Leyden có thể được tích điện…”

Nhà sử học Joyce Chaplin lưu ý rằng thí nghiệm con diều không phải thí nghiệm đầu tiên nhận ra liên hệ tia sét với dòng điện, nhưng thí nghiệm con diều đã chứng thực kết quả này. Franklin “đang cố đánh giá xem các đám mây có bị nhiễm điện hay không và, nếu có, thì chúng nhiễm điện dương hay âm. Ông muốn xác định sự có mặt của… dòng điện trong tự nhiên, [và] nó làm giảm rất nhiều công sức của ông để mô tả chúng mà kết quả chỉ là… cột thu lôi.”

Benjamin Franklin lấy điện từ bầu trời

“Benjamin Franklin lấy điện từ bầu trời” (khoảng năm 1816), tranh của họa sĩ Mĩ gốc Anh Benjamin West (1738–1820). Một dòng điện sáng rực rơi từ cái chìa khóa sang chai Leyden trong tay ông.

XEM THÊM. Ngọn lửa St. Elmo (78), Chai Leyden (1744), Cây điện Lichtenberg (1777), Cuộn Tesla (1891), Thang Jacob (1931).

250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí
Clifford A. Pickover
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm