Tương lai của tâm trí - Michio Kaku (Phần 23)

Hiệp Khách Quậy Điều này gợi lại câu hỏi, Là những thiên tài được tạo ra hay sinh ra? Làm thế nào để cuộc tranh luận về [tự nhiên/nuôi dưỡng] giải quyết bí ẩn của trí thông minh? Một người bình thường có thể trở thành một thiên tài? Xin mời đọc tiếp.

THIÊN TÀI CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC KHÔNG?

Điều này gợi lại câu hỏi, Là những thiên tài được tạo ra hay sinh ra? Làm thế nào để cuộc tranh luận về [tự nhiên/nuôi dưỡng] giải quyết bí ẩn của trí thông minh? Một người bình thường có thể trở thành một thiên tài?

Vì các tế bào não nổi tiếng là khó phát triển, người ta đã từng nghĩ rằng trí thông minh đã được cố định khi chúng ta trở thành thanh niên. Nhưng có một điều đang ngày càng rõ ràng hơn với nghiên cứu não mới: bản thân bộ não có thể thay đổi khi nó học. Mặc dù các tế bào não không được thêm vào vỏ não, nhưng sự kết hợp giữa các tế bào thần kinh (đang) thay đổi mỗi khi một nhiệm vụ mới được học.

 Ví dụ, các nhà khoa học năm 2011 đã phân tích bộ não của những người lái xe taxi nổi tiếng ở Luân Đôn, những người phải ghi nhớ một cách chăm chỉ hai mươi lăm ngàn đường phố trong mê cung chóng mặt tạo nên London hiện đại. Phải mất ba đến bốn năm để chuẩn bị cho bài kiểm tra khó khăn này, và chỉ một nửa số người tham gia thí nghiệm có huấn luyện vượt qua được.

Các nhà khoa học tại Đại học College London đã nghiên cứu bộ não của những tài xế này trước khi họ thực hiện bài kiểm tra, và sau đó kiểm tra lại họ 3-4 năm sau đó. Những ai đã vượt qua bài kiểm tra có khối lượng chất xám lớn hơn trước, trong một khu vực được gọi là hippocampus trước và sau (the posterior and the anterior hippocampus). Đồi hải mã, như chúng ta đã thấy, là nơi ký ức được xử lý. (Thật kỳ lạ, các bài kiểm tra cũng cho thấy những người lái xe taxi này đạt điểm thấp hơn bình thường khi xử lý thông tin bằng hình ảnh, vì vậy có lẽ, có một sự đánh đổi, một cái giá phải trả cho việc học khối lượng thông tin này.)

"Bộ não con người vẫn còn, ‘dẻo’, ngay cả trong cuộc sống trưởng thành, cho phép nó thích nghi khi chúng ta học các nhiệm vụ mới," Eleanor Maguire của Wellcome Trust, đơn vị tài trợ cho nghiên cứu nói. "Điều này mang đến sự khích lệ cho những người trưởng thành muốn học các kỹ năng mới sau này trong cuộc sống."

Điều này làm nổi lên câu ngạn ngữ cũ "thực hành làm nên hoàn hảo." Nhà tâm lý học người Canada, Tiến sĩ Donald Hebb đã khám phá ra một thực tế quan trọng về hệ thống dây điện của não: chúng ta càng rèn luyện một số kỹ năng nhất định, các con đường nhất định trong não của chúng ta càng được củng cố, do đó nhiệm vụ trở nên dễ dàng hơn. Không giống như một máy tính kỹ thuật số, hôm nay thì vẫn ngu ngốc như hôm qua, bộ não là một cỗ máy học tập với khả năng điều chỉnh lại các con đường thần kinh của nó mỗi khi nó học được điều gì đó. Đây là một sự khác biệt cơ bản giữa một máy tính kỹ thuật số và một bộ não.

Bài học này không chỉ áp dụng cho các tài xế taxi London, mà còn cho các nhạc sĩ hòa nhạc thành công. Theo nhà tâm lý học, Tiến sĩ K. Anders Ericsson và các đồng nghiệp, người nghiên cứu các nghệ sĩ vĩ cầm tại Học viện Âm nhạc ưu tú của Berlin, các nghệ sĩ vĩ cầm hòa nhạc hàng đầu có thể dễ dàng đạt được mười nghìn giờ thực hành gian khổ khi họ hai mươi tuổi, luyện tập hơn ba mươi giờ mỗi tuần. Ngược lại, ông phát hiện ra rằng những sinh viên đặc biệt thì chỉ học chỉ học tám nghìn giờ hoặc ít hơn, và các giáo viên dạy nhạc trong tương lai chỉ thực hành tổng cộng bốn nghìn giờ. Nhà thần kinh học Daniel Levitin nói: "Bức tranh mới nổi từ những nghiên cứu như vậy là cần mười nghìn giờ luyện tập để đạt được mức độ thành thạo liên quan đến việc trở thành một chuyên gia đẳng cấp thế giới – với bất cứ điều gì. ... Trong nghiên cứu sau khi nghiên cứu, các nhà soạn nhạc, người chơi bóng rổ, tác giả tiểu thuyết, người trượt băng, nghệ sĩ piano hòa nhạc, người chơi cờ, tội phạm bậc thầy, và những gì bạn có thể chỉ ra, con số này cứ lặp đi lặp lại." Malcolm Gladwell, viết trong cuốn sách "Outliers", gọi đây là "quy tắc 10.000 giờ.”

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN ĐO LƯỜNG TRÍ THÔNG MINH?

Nhưng làm thế nào để bạn đo lường trí thông minh? Trong nhiều thế kỷ, bất kỳ cuộc thảo luận nào về trí thông minh đều dựa vào tin đồn và giai thoại. Nhưng bây giờ các nghiên cứu MRI đã chỉ ra rằng hoạt động chính của não trong khi thực hiện các câu đố toán học này liên quan đến con đường kết nối vỏ não trước trán (tham gia vào suy nghĩ hợp lý) với các thùy đỉnh (xử lý các con số). Điều này tương quan với các nghiên cứu giải phẫu bộ não của Einstein, cho thấy khả năng toán học tương quan với các luồng thông tin gia tăng giữa vỏ não trước trán và thùy đỉnh. Nhưng có phải bộ não tăng kích thước trong lĩnh vực này là do làm việc chăm chỉ và học tập, hay Einstein được sinh ra theo cách đó? Câu trả lời vẫn chưa rõ ràng.

Vấn đề chính là không có định nghĩa được chấp nhận thống nhất về trí thông minh, chứ chưa nói đến sự đồng thuận giữa các nhà khoa học về nguồn gốc của nó. Nhưng câu trả lời này có thể chứng minh quan trọng nếu chúng ta muốn nâng cao nó.

BÀI KIỂM TRA IQ VÀ TIẾN SĨ TERMAN

Theo mặc định, thước đo trí thông minh được sử dụng rộng rãi nhất là bài kiểm tra IQ, được tiên phong bởi Tiến sĩ Lewis Terman của Đại học Stanford, người vào năm 1916 đã điều chỉnh lại một bài kiểm tra trước đó được Alfred Binet nghĩ ra cho chính phủ Pháp. Trong vài thập kỷ tiếp theo, nó trở thành tiêu chuẩn vàng để đo lường Sự thông minh. Terman, trên thực tế, đã dành cả cuộc đời mình cho đề xuất rằng trí thông minh có thể được đo lường và kế thừa, và là yếu tố dự báo mạnh nhất về thành công trong cuộc sống.

Năm năm sau, Terman bắt đầu một nghiên cứu mang tính bước ngoặt đối với học sinh, "Nghiên cứu di truyền của thiên tài – The Genetic Studies of Genius ". Đó là một dự án đầy tham vọng, có phạm vi và thời gian tồn tại chưa từng có vào những năm 1920. Nó thiết lập giai điệu cho nghiên cứu trong lĩnh vực này cho cả một thế hệ. Ông ghi chép một cách có phương pháp những thành công và thất bại của các cá nhân này trong suốt cuộc đời của họ, biên soạn những tài liệu dày đặc về thành tích của họ. Những học sinh có IQ cao này được mệnh danh là "Những Con Mối – Termites".

Lúc đầu, ý tưởng của Tiến sĩ Terman dường như là một thành công vang dội. Nó trở thành tiêu chuẩn mà cả trẻ em và các xét nghiệm ở độ tuổi khác được tiến hành đo. Trong Thế chiến I, 1,7 triệu binh sĩ đã được thử nghiệm này. Nhưng qua nhiều năm, một thứ lạ lẫm khác bắt đầu xuất hiện từ từ. Nhiều thập kỷ sau, những đứa trẻ đạt điểm cao trong kỳ thi IQ chỉ thành công ở mức độ vừa phải so với những đứa trẻ không có được chỉ số đó. Terman có thể tự hào chỉ ra một số sinh viên của mình đã giành được giải thưởng và đảm bảo công việc tốt. Nhưng anh ngày càng trở nên băn khoăn với số lượng lớn sinh viên thông minh nhất mà xã hội coi là thất bại, nhận những công việc nguy hiểm, chết chóc, liên quan đến tội phạm hoặc sống cuộc sống bên lề xã hội. Những kết quả này khá khó chịu với Tiến sĩ Terman, người đã dành cả cuộc đời mình để chứng minh rằng IQ cao có nghĩa là thành công trong cuộc sống.

THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ SỰ HÀI LÒNG CÓ TÍNH CHẬM TRỄ

Một cách tiếp cận khác được thực hiện vào năm 1972 bởi Tiến sĩ Walter Mischel, cũng thuộc Stanford, người đã phân tích một đặc điểm khác ở trẻ em: khả năng trì hoãn sự vui thích. Ông đã đi tiên phong trong việc sử dụng "thử nghiệm kẹo dẻo – marshmallow test", nó nghĩa là, trẻ em sẽ thích một viên kẹo dẻo ngay lúc này hơn, hay trông đợi với hai viên kẹo dẻo nếu đợi được thêm hai mươi phút sau đó? Sáu trăm trẻ em, từ bốn đến sáu tuổi, đã tham gia thí nghiệm này. Khi Mischel gặp lại những người tham gia vào năm 1988, ông thấy rằng những người có thể trì hoãn sự hài lòng thì giỏi giang hơn những người không thể.

Năm 1990, một nghiên cứu khác cho thấy mối tương quan trực tiếp giữa những người có thể trì hoãn sự hài lòng và điểm SAT. Và một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 chỉ ra rằng đặc điểm này tiếp tục trong suốt cuộc đời của một người. Kết quả của những nghiên cứu này và các nghiên cứu khác đã khiến tất cả tròn xoe mắt. Những đứa trẻ biểu lộ sự hài lòng/vui thích chậm trễ đạt điểm cao hơn trong hầu hết mọi thước đo thành công trong cuộc sống: công việc lương cao hơn, tỷ lệ nghiện ma túy thấp hơn, điểm kiểm tra cao hơn, trình độ học vấn cao hơn, hòa nhập xã hội tốt hơn, v.v.

Nhưng điều hấp dẫn nhất là quét não của những cá nhân này đã tiết lộ một hình mẫu rõ ràng. Họ đã cho thấy một sự khác biệt rõ rệt trong cách vỏ não trước trán tương tác với vùng não bụng – the ventral striatum, một vùng liên quan đến (cảm giác) nghiện. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì vùng não bụng có chứa các hạch hạnh nhân (the nucleus accumbens), – the ventral striatum được gọi là "trung tâm khoái cảm". Vì vậy, dường như có một cuộc đấu tranh ở đây giữa phần tìm kiếm niềm vui của bộ não và phần hợp lý để kiểm soát sự cám dỗ, như chúng ta đã thấy trong Chương 2.)

Sự khác biệt này là không tình cờ. Kết quả đã được thử nghiệm bởi nhiều nhóm độc lập trong những năm qua, với kết quả gần như giống hệt nhau. Các nghiên cứu khác cũng đã xác minh sự khác biệt trong vòng mạch trước trán của bộ não (the frontal-striatal circuitry), thứ dường như chi phối sự hài lòng chậm trễ. Dường như một đặc điểm tương quan chặt chẽ nhất với thành công trong cuộc sống, tồn tại qua nhiều thập kỷ, là khả năng trì hoãn sự hài lòng.

Mặc dù đây là một sự đơn giản hóa thô thiển, nhưng những gì những chứng cứ quét bộ não này cho thấy là sự kết nối giữa thùy trước và các thùy đỉnh dường như rất quan trọng đối với tư duy toán học và trừu tượng, trong khi kết nối giữa hệ thống trước trán và limbic (liên quan đến sự kiểm soát ý thức của cảm xúc và trung tâm niềm vui) dường như rất cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống.

Tiến sĩ Richard Davidson, nhà thần kinh học tại Đại học Wisconsin - Madison, kết luận: "Điểm số của bạn ở trường, điểm số của bạn trong SAT, có ít ý nghĩa cho thành công trong cuộc sống hơn khả năng hợp tác, khả năng điều chỉnh cảm xúc, khả năng điều chỉnh cảm xúc của bạn, khả năng trì hoãn sự thỏa mãn/vui sướng của bạn và khả năng tập trung sự chú ý của bạn. Những kỹ năng đó quan trọng hơn nhiều – tất cả các dữ liệu đều chỉ ra – cho sự thành công trong cuộc sống so với IQ hoặc điểm số của bạn."

TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY

Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm