Boeing CST-100: Phi thuyền vũ trụ thế hệ tiếp theo

Hiệp Khách Quậy ... Xin mời đọc tiếp.

Hãng Boeing là một trong các công ti được NASA tài trợ để phát triển phi thuyền vũ trụ cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Trong năm 2014, hãng đã nhận 4,2 tỉ đô để tiếp tục nghiên cứu về phi thuyền vũ trụ CST-100, phi thuyền được trông đợi sẽ mang các nhà du hành vũ trụ lên phức hợp quỹ đạo vào năm 2017.

Hãng Boeing nổi tiếng với các máy bay chở khách cỡ lớn. Về lĩnh vực vũ trụ, hãng đã tiến hành nghiên cứu về tàu con thoi vũ trụ và ISS, cùng với nhiều dự án khác.

Hình dạng CST-100 na ná với phi thuyền vũ trụ Apollo, nhưng sẽ có công nghệ điện tử tiên tiến hơn một nửa thế kỉ. Hình dạng viên đạn của nó cũng có chút giống với Phi thuyền Thám hiểm Biệt đội Orion hiện đang được chế tạo bởi trung tâm Lockheed Martin và các đối tác. Orion được thiết kế để mang các nhà du hành lên quỹ đạo gần Trái đất.

Boeing CST-100

Hình minh họa phi thuyền vũ trụ Boeing CST-100 đang tiếp cận phức hợp trạm vũ trụ bơm phồng tư nhân do công ti hàng không vũ trụ Bigelow thiết kế.

Tìm kiếm thị trường thương mại

Phi thuyền CST-100 được thiết kế để chở bảy nhà du hành, cùng với hàng hóa bổ sung nếu một sứ mệnh nào đó có số nhà du hành ít hơn bảy. Bề ngang 4,5 m tại chỗ rộng nhất, phi thuyền hình viên đạn mới sẽ bay vào vũ trụ lần đầu tiên trên các tên lửa đẩy Atlas V.

Boeing không đơn độc trên con đường đầu tư mạo hiểm này. Một đích đến khác cho phi thuyền vũ trụ của hãng có thể là một trạm vũ trụ bơm phồng mà hãng Bigelow đề xuất. Vì thế, Bigelow cũng đang hỗ trợ tài nguyên đầu tư cho CST-100.

Vài năm trước đây, Boeing cho biết họ có kế hoạch hợp tác với Space Adventures, một công ti lữ hành vũ trụ có trụ sở ở bang Virginia, để bán bất kì chỗ ngồi nào chưa được sử dụng trên CST-100 cho du khách lên thăm quỹ đạo gần Trái đất. Tuy nhiên, hãng cho biết họ không chắc lắm loại thị trường kinh doanh này sẽ phát sinh cho phi thuyền vũ trụ của họ, nếu nó được hoàn thiện.

Boeing CST-100

Boeing đang thử nghiệm mô hình bằng nhôm kích cỡ 12 × 14 inch của phi thuyền CST-100 trong tầng hầm gió tại Trung tâm Nghiên cứu Ames thuộc NSSA. Boeing hi vọng CST-100 sẽ đưa các nhà du hành đi và về Trạm Vũ trụ Quốc tế vào năm 2015.

Tiền hỗ trợ từ NASA

Tuy nhiên, tiền đầu tư phát triển dự án phần lớn đến từ Chương trình Phi hành đoàn Thương mại (CCDev) của NASA, chương trình có mục tiêu là thay thế các chuyến bay vũ trụ Soyuz của Nga để đưa các nhà du hành lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Trong giai đoạn mới nhất của chương trình, gọi là Năng lực Vận tải Phi hành đoàn Thương mại, Boeing đã nhận tài trợ 4,2 tỉ đô hồi tháng 9 năm 2014. Đối thủ cạnh tranh SpaceX nhận 2,6 tỉ đô cho phi thuyền vũ trụ Dragon.

Hồi cuối năm 2014, NASA cho biết họ đang bận rộn tìm kiếm các hệ thống mặt đất mà Boeing sẽ phải triển khai cho các chuyến bay vũ trụ diễn ra với CST-100 và tên lửa Atlas V. Các hệ thống này bao gồm “phức hợp phóng, đào tạo phi hành đoàn, trung tâm điều khiển sứ mệnh hoạt động đếm ngược, địa điểm tiếp đất và các hoạt động sau tiếp đất”.

NASA hi vọng sẽ được trở lại phóng các nhà du hành từ đất Mĩ, việc không thể làm kể từ khi tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm 2011. Chương trình vũ trụ đã bị thúc lùi hết vài năm, NASA cho biết, do Nghị viện Mĩ không thông qua đủ số tiền mà cơ quan này yêu cầu.

Boeing CST-100

Boeing đang phát triển phi thuyền CST-100 để đưa các nhà du hành lên quỹ đạo Trái đất và lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên

Hồi năm 2011, hãng Boeing đã đặt một mô hình 12 × 14 inch của CST-100 vào tầng hầm gió để xác định các đặc trưng khí động lực học của phi thuyền. Mô hình được đặt ở một vài vị trí khác nhau để mô phỏng các giai đoạn khác nhau của quá trình tiếp đất.

Vào năm 2012, Boeing đã tiến hành các thử nghiệm rơi bung dù của CST-100 để xác định dù và các túi khí của phi thuyền hoạt động tốt ra sao. Không giống như các sứ mệnh Apollo, CST-100 sẽ hạ cánh trên đất liền, cho nên các túi khí có vai trò đặc biệt quan trọng. Vào cuối năm 2012, Boeing và NASA đã thông qua diện mạo cơ bản của phi thuyền, hoạt động được NASA đánh giá là một cột mốc quan trọng thuộc giai đoạn ba của CCDev.

Vào năm 2014, Boeing đã tiết lộ một mô hình kích cỡ đầy đủ của phi thuyền tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, lần đầu tiên cho công chúng tham quan thiết kế bên trong của nó.

Nguồn: Space.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm