Đánh Giá Năng Lực - Quần xã sinh vật

Taluma

500 Lượt tải

Đánh Giá Năng Lực - Quần xã sinh vật. Đánh Giá Năng Lực - Quần xã sinh vật
Để download tài liệu Đánh Giá Năng Lực - Quần xã sinh vật các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: quan xa sinh vat-56123-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: quan xa sinh vat


Đánh Giá Năng Lực - Quần xã sinh vật

Câu 1:

Rừng mưa nhiệt đới là:

  • (A) Một giới
  • (B) Một quần xã
  • (C) Một loài
  • (D) Một quần thể

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?

  • (A) Mật độ cá thể.
  • (B) Nhóm tuổi.
  • (C) Thành phần loài.
  • (D) Kiểu tăng trưởng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim nhiều nhất?

  • (A) Đồng cỏ ôn đới.
  • (B) Rừng rụng lá ôn đới.
  • (C) Rừng mưa nhiệt đới.
  • (D) Savan.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là.

  • (A) Loài ngẫu nhiên
  • (B) Loài ưu thế   
  • (C) Loài đặc hữu
  • (D) Loài đặc trưng

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Các sinh vật trong quần xã phân bố

  • (A) Theo chiều thẳng đứng và theo nhóm.
  • (B) Ngẫu nhiên và đồng đều.
  • (C) Đồng đều và theo nhóm.
  • (D) Theo chiều thẳng đứng và chiều ngang

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

  • (A) Để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật.
  • (B) Để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật.
  • (C) Để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
  • (D) Do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào là quan hệ cộng sinh?

  • (A) Cỏ dại và lúa.
  • (B) Tầm gửi và cây thân gỗ.
  • (C) Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.
  • (D) Giun đũa trong ruột lợn và lợn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, kết luận nào sau đây không đúng?

  • (A) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
  • (B) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.
  • (C) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
  • (D) Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Thành phần không thuộc quần xã là

  • (A) Xác sinh vật, chất hữu cơ.
  • (B) Sinh vật tiêu thụ.
  • (C) Sinh vật sản xuất.
  • (D) Sinh vật phân giải

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Trong một ao cá, mối quan hệ có thể xảy ra khi hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

  • (A) Kí sinh
  • (B) Cạnh tranh   
  • (C) Ức chế - cảm nhiễm
  • (D) Vật ăn thịt con mồi           

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây một loài được lợi và loài kia bị hại?

  • (A) Ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh
  • (B) Kí sinh vật chủ, ức chế cảm nhiễm
  • (C) Kí sinh vật chủ, sinh vật này ăn sinh vật khác
  • (D) Sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế cảm nhiễm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là

  • (A) quan hệ hội sinh
  • (B) quan hệ kí sinh.
  • (C) quan hệ cộng sinh
  • (D) quan hệ hợp tác

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Loài nấm penixilin trong quá trình sống tiết ra kháng sinh penixilin giết chết nhiều loài vi sinh vật và vi khuẩn xung quanh loài nấm đó sinh sống. Ví dụ này minh họa mối quan hệ

  • (A) hội sinh.   
  • (B) hợp tác.
  • (C) cạnh tranh.  
  • (D) ức chế - cảm nhiễm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại.

Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ:

  • (A) Hợp tác và hội sinh.
  • (B) Ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.
  • (C) Cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi.
  • (D) Ký sinh và ức chế cảm nhiễm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ- ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng ?

  • (A) Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật ký sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ  vật ăn thịt- con mồi không có vai trò đó.
  • (B) Vật ký sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.
  • (C) Vật ký sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thì giết chết con mồi.
  • (D) Vật ký sinh thường có số lượng ít hươn vật chủ, còn vật ăn  thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Mối quan hệ giữa 2 loài mà một loài có lợi và một loài không bị hại, bao gồm:

  • (A) Hội sinh và cộng sinh
  • (B) Hội sinh và hợp tác
  • (C) Ức chế cảm nhiễm và cạnh tranh
  • (D) Hội sinh và ức chế cảm nhiễm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở

  • (A) Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  • (B) Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
  • (C) Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  • (D) Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?

  • (A) Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo
  • (B) Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào
  • (C) Quần thể cá chép và quần thể cá mè.
  • (D) Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học để phòng trừ sâu hại cây bằng cách sử dụng:

  • (A) bẫy đèn
  • (B) thiên địch
  • (C) thuốc trừ sâu hóa học
  • (D) thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:         

  • (A) Sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.
  • (B) Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã
  • (C) Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.    
  • (D) Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.            

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Đặc điểm chung của các mối quan hệ đối kháng giữa hai loài trong quần xã là

  • (A) cả hai loài đều có lợi.
  • (B) ít nhất có một loài bị hại.
  • (C) tất cả các loài đều không có lợi, cũng không bị hại gì.
  • (D) tất cả các loài đều bị hại.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO quan xa sinh vat

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT