Giải SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 13. Đại cương về dòng điện xoay chiều

Taluma

500 Lượt tải

Giải SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 13. Đại cương về dòng điện xoay chiều. Giải SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 13. Đại cương về dòng điện xoay chiều
Để download tài liệu Giải SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 13. Đại cương về dòng điện xoay chiều các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: giai sbt vat li 12 chan troi sang tao bai 13, dai cuong ve dong dien xoay chieu-55629-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: giai sbt vat li 12 chan troi sang tao bai 13 dai cuong ve dong dien xoay chieu


Giải SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 13. Đại cương về dòng điện xoay chiều

Câu 1:

Đối với dòng điện xoay chiều, cường độ dòng điện hiệu dụng I có công thức liên hệ với cường độ dòng điện cực đại I0

A. I=I02                     

B. I=I0                        

C. I=I02                   

D. I=I02

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

 Một ví dụ về nguồn cung cấp điện áp xoay chiều là

A. acquy ô tô.                                                

B. pin điện hoá.

C. nhà máy nhiệt điện.                                     

D. tụ điện.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Trong mạch điện xoay chiều, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hoà theo thời gian. Liên hệ giữa pha điện áp và pha của dòng điện

A. luôn luôn cùng pha với nhau.                    

B. luôn luôn ngược pha với nhau.

C. hiệu số pha không đổi theo thời gian.           

D. luôn luôn vuông pha với nhau.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Trong mạch điện xoay chiều, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hoà theo thời gian. Liên hệ giữa pha điện áp và pha của dòng điện

A. luôn luôn cùng pha với nhau.                    

B. luôn luôn ngược pha với nhau.

C. hiệu số pha không đổi theo thời gian.           

D. luôn luôn vuông pha với nhau.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống: Cường độ dòng điện của một dòng điện không đổi bằng với ... của một dòng điện xoay chiều khi hai dòng điện đi qua hai điện trở giống nhau và nhiệt lượng toả ra trong khoảng thời gian dài là bằng nhau.

A. cường độ dòng điện trung bình.                 

B. cường độ dòng điện cực đại.

C. cường độ dòng điện hiệu dụng.                    

D. cường độ dòng điện định mức.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Một điện áp xoay chiều u = U0cos(wt + ju) có đồ thị điện áp – thời gian như Hình 13.1a. Lần lượt sử dụng điện áp xoay chiều này đặt vào các đoạn mạch A, B, C có chứa các linh kiện điện tử, ta thu được đồ thị cường độ dòng điện – thời gian như Hình 13.1b.

Một điện áp xoay chiều u = U0cos(wt + ju) có đồ thị điện áp – thời gian như Hình 13.1a. Lần lượt sử dụng điện áp (ảnh 1)

Chỉ ra phát biểu sai.

A. Tần số của điện áp xoay chiều và tần số của cường độ dòng điện trong ba đoạn mạch (A), (B), (C) là 25 Hz.

B. Pha ban đầu của cường độ dòng điện trong ba đoạn mạch (A), (B), (C) lần lượt là 0 rad, π3 rad, π6 rad.

C. Đoạn mạch (B) chỉ chứa điện trở thuần và có giá trị R = 40 W.

D. Cường độ dòng điện trong mạch điện (C) vuông pha với điện áp xoay chiều.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.

a) Dòng điện xoay chiều giúp giảm hao phí điện năng khi truyền tải đi xa.

b) Dòng điện xoay chiều không làm toả nhiệt trên các linh kiện điện tử.

c) Điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có độ lớn thay đổi theo thời gian.

d) Khác với dòng điện không đổi, khi sử dụng dòng điện xoay chiều, có các điện tích tự do đi xuyên qua lớp điện môi của tụ điện.

e) Cả dòng điện không đổi và dòng điện xoay chiều đều được tăng giá trị điện áp thông qua việc sử dụng máy biến áp tăng áp có nguyên lí hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

f) Mạng điện dân dụng ở nước ta sử dụng dòng điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V.

g) Dòng điện xoay chiều làm điện trở toả nhiệt như dòng điện một chiều.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức u=2202cos100πt (V) vào một đoạn mạch chứa các linh kiện điện tử. Biểu thức cường độ dòng điện i=5cos100πt+π12 (A). Tính độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Cường độ dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i=cos20πt+π6 (mA). Hãy xác định cường độ dòng điện tại thời điểm ban đầu.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Mạng điện xoay chiều dân dụng ở Việt Nam có tần số 50 Hz. Hãy xác định số lần dòng điện đổi chiều trong 1 giây.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:
Một khung dây dẫn có diện tích 50 cm2 gồm 500 vòng dây quay đều với tốc độ 2 000 vòng/phút trong một từ trường đều B có phương vuông góc với trục quay của khung và có độ lớn cảm ứng từ 0,02 T. Giá trị cực đại của suất điện động cảm ứng trong khung dây là bao nhiêu?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Cường độ dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0 cos(100pt + j). Trong một giây dòng điện có độ lớn bằng không bao nhiêu lần?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Một điện áp xoay chiều được đặt vào hai đầu của một điện trở có giá trị 100 W. Nhiệt lượng mà điện trở toả ra trong 5 phút là 3 600 J. Điện áp cực đại có giá trị là bao nhiêu?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Bạn A thực hiện thí nghiệm sóng dừng với một thanh thép mỏng. Bạn A dùng một nam châm điện được nối với điện áp xoay chiều có tần số không đổi để tạo ra dao động cưỡng bức trên thanh thép. Muốn thanh thép dao động với tần số 100 Hz thì bạn A cần phải điều chỉnh tần số của dòng điện là bao nhiêu?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Một bếp điện có điện trở R khi được mắc vào một điện áp xoay chiều có cường độ dòng điện cực đại là 6,4 A thì có công suất toả nhiệt trung bình của bếp là 1 000 W. Giá trị điện trở của bếp điện là bao nhiêu?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Một khung dây dẫn có diện tích 50 cm2 gồm 500 vòng dây quay đều với tốc độ 2 000 vòng/phút trong một từ trường đều B có phương vuông góc với trục quay của khung và có độ lớn cảm ứng từ 0,02 T. Xem khung dây như một điện trở thuần có điện trở 50 W. Hãy tính nhiệt lượng toả ra trên khung dây trong 10 phút.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Máy biến áp là một thiết bị hoạt động theo nguyên lí cảm ứng điện từ nhằm thay đổi điện áp xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng. Cụ thể, để tối ưu hiệu suất của quá trình truyền tải điện năng đi xa và giảm thiểu hao phí trong quá trình này, việc sử dụng dòng điện xoay chiều với điện áp cao là cần thiết. Trước khi được truyền đi, điện áp cần được tăng lên thông qua máy tăng áp. Khi đến nơi tiêu thụ như khu công nghiệp hoặc khu dân cư, điện áp được hạ xuống thông qua máy hạ áp để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Cấu tạo máy biến áp gồm hai bộ phận chính (Hình 13.2): lõi thép và dây quấn. Lõi thép được chế tạo bởi vật liệu dẫn từ tốt, gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau. Dây quấn thường làm bằng đồng hoặc nhôm, bên ngoài có bọc cách điện.

Máy biến áp là một thiết bị hoạt động theo nguyên lí cảm ứng điện từ nhằm thay đổi điện áp xoay chiều (ảnh 1)

Nối cuộn dây sơ cấp của máy biến áp vào một điện áp xoay chiều u1 = U1cos(wt + ju1) thì trong cuộn sơ cấp sẽ xuất hiện dòng điện sơ cấp i1 = I1cos(wt + ji1) và sinh ra từ thông F(t) = Fcos(wt+j), từ thông này xuyên qua đồng thời cả hai dây quấn sơ cấp N1 và thứ cấp N2. Theo định luật Faraday, chứng minh rằng, suất điện động xoay chiều xuất hiện trong dây quấn thứ cấp có cùng tần số với điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Hiện tượng lưu ảnh của mắt là hiện tượng mà cảm giác về ánh sáng của mắt vẫn được não ghi nhận dù ánh sáng không còn truyền vào mắt nữa. Thời gian lưu ảnh trung bình của mắt người vào khoảng 0,1 s. Thông số này rất quan trọng để các kĩ sư thiết kế tần số của mạng điện xoay chiều dùng trong thắp sáng.

Một đèn cần điện áp có độ lớn tối thiểu là 100 V để phát sáng, được đặt vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 220 V. Hãy xác định tần số tối thiểu của điện áp để mắt người không cảm thấy đèn chớp nháy liên tục, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mắt người.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Ở các nhà máy phát điện, máy tăng áp thường được sử dụng để nâng điện áp từ mức trung thế (từ 10 kV đến 50 kV) lên mức cao thế (từ 110 kV đến 500 kV) trước khi truyền tải qua đường dây điện cao thế (Hình 13.3).

Ở các nhà máy phát điện, máy tăng áp thường được sử dụng để nâng điện áp từ mức trung thế (từ 10 kV đến 50 kV) (ảnh 1)

Một nhà máy phát điện cung cấp điện năng với công suất P0=20MW cho một thành phố cách nhà máy 24 km. Trước khi truyền tải, điện áp được sản xuất từ nhà máy điện có giá trị hiệu dụng khoảng 22 kV. Đường dây tải điện làm bằng đồng có điện trở suất 1,69.10-8 W.m với tiết diện 0,65 cm2. Xem các hao phí năng lượng chỉ xảy ra trên điện trở đường dây tải điện. Hãy xác định chi phí phải chi trả do hao phí năng lượng xuất hiện trên dây trong một ngày (24 giờ) ở hai trường hợp sau và nhận xét.

a) Điện áp từ nhà máy phát điện chưa được tăng qua máy biến áp và được truyền tải đi với điện áp là 22 kV.

b) Điện áp từ nhà máy phát điện qua một máy tăng áp để nâng điện áp lên 220kV trước khi truyền tải.

Lấy chi phí truyền tải trên đường dây đến thành phố đối với cả hai mức điện áp này là khoảng 145 đồng/kW.h.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO giai sbt vat li 12 chan troi sang tao bai 13 dai cuong ve dong dien xoay chieu

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT