Giải SGK Vật lí 12 CTST Bài 6. Định luật Boyle. Định luật Charles có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Giải SGK Vật lí 12 CTST Bài 6. Định luật Boyle. Định luật Charles có đáp án. Giải SGK Vật lí 12 CTST Bài 6. Định luật Boyle. Định luật Charles có đáp án
Để download tài liệu Giải SGK Vật lí 12 CTST Bài 6. Định luật Boyle. Định luật Charles có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: giai sgk vat li 12 ctst bai 6, dinh luat boyle, dinh luat charles co dap an-55614-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: giai sgk vat li 12 ctst bai 6 dinh luat boyle dinh luat charles co dap an


Giải SGK Vật lí 12 CTST Bài 6. Định luật Boyle. Định luật Charles có đáp án

Câu 1:

Để đưa thuốc từ lọ vào trong xilanh của ống tiêm, ban đầu nhân viên y tế đẩy pit-tông sát đầu trên của xilanh, sau đó đưa đầu kim tiêm (được gắn với ống tiêm) vào trong lọ thuốc. Khi kéo pit-tông, thuốc sẽ chảy vào trong xilanh (Hình 6.1). Quá trình lấy máu dùng trong xét nghiệm tại các cơ sở y tế cũng hoàn toàn tương tự. Ứng dụng trên dựa vào các định luật của chất khí. Vậy, đó là những định luật nào?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Dự đoán mối liên hệ giữa áp suất và thể tích khi nén pit-tông xuống hoặc kéo pit-tông lên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn, từ đó tính toán và kiểm tra biểu thức dự đoán, rút ra kết luận về mối liên hệ giữa p và V.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt

* Mục đích: Khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và áp suất của một khối lượng khí xác định khi nhiệt độ được giữ không đổi.

* Dụng cụ:

- Xilanh (1) chứa khí có các vạch chia độ giúp xác định thể tích. Thể tích của lượng khí trong xilanh có thể thay đổi bằng cách di chuyển pit-tông (2).

- Áp kế (3) được gắn sẵn để đo áp suất của khí trong xilanh.

- Trụ thép (4), đế ba chân (5).

* Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 6.2.

Bước 2: Mở nút cao su ở đáy xilanh để lấy khí, điều chỉnh để đáy pit-tông ngang vạch số 2 trên xilanh (tương ứng với 20 mL không khí), sau đó lắp chặt nút cao su lại.

Bước 3: Dùng tay ấn từ tử pit-tông xuống đến vạch tương ứng với 15 mL (đoạn dịch chuyển tương ứng với hai khoảng nhỏ trên xilanh), đọc số chỉ trên áp kế, ghi số liệu theo mẫu Bảng 6.1.

Bước 4: Lần lượt điều chỉnh pit-tông đến vạch 20 mL; 25 mL; 30 mL; 35 mL và lặp lại thao tác như bước 3, ghi số liệu theo mẫu Bảng 6.1.

Lưu ý:

- Trong thí nghiệm này, 1 đơn vị thể tích trên xilanh là 10 mL khí.

- Sai số của phép đo áp suất được lấy là 12 độ chia nhỏ nhất của áp kế, tức là 0,025.105 Pa.

* Báo cáo kết quả thí nghiệm

- Ghi lại giá trị thể tích và áp suất khí sau mỗi lần đo theo mẫu Bảng 6.1.

Thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt* Mục đích: Khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và áp suất của một khối lượng khí xác định khi nhiệt độ được giữ không đổi. (ảnh 1)

- Tính giá trị biểu thức dự đoán trong các lần đo.

- Nhận xét về mối liên hệ giữa áp suất p và thể tích V trong quá trình đẳng nhiệt.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Từ số liệu Bảng 6.1, vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa p và V trong hệ toạ độ p - V và p~1V. Nhận xét về dạng đồ thị.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Từ Hình 6.4, chứng minh rằng T2 > T1.

Từ Hình 6.4, chứng minh rằng T2 > T1.   (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Nén đẳng nhiệt một khối khí từ thể tích ban đầu 9 lít xuống còn 4 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén tăng hay giảm bao nhiêu lần?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Dựa vào định luật Boyle, giải thích tại sao có thể rút thuốc (thể lỏng) từ trong lọ thuốc vào xilanh của ống tiêm khi nhân viên y tế kéo pit-tông như Hình 6.1.

Dựa vào định luật Boyle, giải thích tại sao có thể rút thuốc (thể lỏng) từ trong lọ thuốc vào xilanh của ống tiêm khi nhân viên y tế kéo pit-tông như Hình 6.1.   (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

* Mục đích: Khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một khối lượng khí xác định khi áp suất được giữ không đổi.

* Dụng cụ:

- Xilanh chứa khí có gắn với áp kế (1).

- Nhiệt kế (2).

- Ca nhựa trong (3).

- Chậu nhựa trong (4).

- Que khuấy (5).

- Ống nhựa mềm để hút nước (6).

- Trụ thép (7), đế ba chân (8).

- Kẹp đa năng và khớp nối đa năng (9).

- Ấm đun nước (10).

- Nước đá đang tan.

* Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Mở nút cao su ở đáy xilanh để lấy khí. Điều chỉnh để đáy pit-tông ngang vạch số 2 trên xilanh và giá trị của áp suất là 1,1.105 Pa, sau đó lắp chặt nút cao su lại.

Bước 2: Bố trí thí nghiệm như Hình 6.5.

* Mục đích: Khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một khối lượng khí xác định khi áp suất được giữ không đổi. (ảnh 1)

Bước 3: Đổ nước nóng (khoảng 90 0C) vào ca nhựa sao cho ngập phần khí trong xilanh. Dùng que khuấy khuấy nhẹ nhàng (khoảng 30 giây) để nhiệt độ của nước ổn định (số chỉ nhiệt kế gần như không đổi).

Kéo pit-tông lên từ từ để số chỉ áp kế về giá trị ban đầu (1,1.105 Pa). Đọc giá trị nhiệt độ và thể tích khi đó, ghi số liệu theo mẫu Bảng 6.2.

Bước 4: Đổ từ từ nước đá đang tan vào ca nhựa, quan sát số chỉ trên nhiệt kế giảm khoảng 15 đến 20 °C. Dùng que khuấy khuấy nhẹ nhàng để nhiệt độ ổn định.

Nén pit-tông từ từ để số chỉ áp kế về giá trị ban đầu (1,1.105 Pa). Đọc giá trị nhiệt độ và thể tích khi đó, ghi số liệu theo mẫu Bảng 6.2.

Bước 5: Lặp lại bước 4 ứng với các giá trị nhiệt độ của nước trong ca lần lượt khoảng: 50 °C; 30 °C; 10 °C.

Lưu ý: Sử dụng ống nhựa mềm để hút bớt nước trong ca nhựa, tránh làm nước bị tràn ra ngoài khi thay đổi nhiệt độ.

* Báo cáo kết quả thí nghiệm

* Mục đích: Khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một khối lượng khí xác định khi áp suất được giữ không đổi. (ảnh 2)

- Từ bảng số liệu, vẽ đồ thị V theo T trong hệ trục toạ độ V - T.

- Nhận xét dạng đồ thị, từ đó rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa V và T trong quá trình biến đổi đẳng áp.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn, thu thập số liệu T, V trong các lần đo. Từ đó:

- Vẽ đồ thị V theo T trong hệ trục toạ độ V - T, nhận xét dạng đồ thị.

- Rút ra mới liên hệ giữa V và T trong quá trình biến đổi đẳng áp.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Dựa vào thuyết động học phân tử chất khí, hãy giải thích vì sao đường đẳng áp p2 lại ở trên đường đẳng áp p1 trong Hình 6.7.

Dựa vào thuyết động học phân tử chất khí, hãy giải thích vì sao đường đẳng áp p2 lại ở trên đường đẳng áp p1 trong Hình 6.7. (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Cho một khối khí dãn nở đẳng áp từ nhiệt độ t1 = 32 0C đến nhiệt độ t2 = 117 0C, thể tích khối khí tăng thêm 1,7 lít. Xác định thể tích khối khí trước và sau khi dãn nở.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Hình nào dưới đây mô tả quá trình đẳng áp của một khối lượng khí xác định?

Hình nào dưới đây mô tả quá trình đẳng áp của một khối lượng khí xác định?   (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Một khối khí xác định dãn nở đẳng nhiệt từ thể tích ban đầu 5 lít đến 12 lít thì áp suất khối khí đã giảm một lượng 80 kPa. Áp suất ban đầu của khối khí bằng bao nhiêu?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Một mô hình áp kế khí (Hình 6P.1) gồm một bình cầu thuỷ tinh có thể tích 270 cm3 gắn với một ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện 0,1 cm2. Trong ống có một giọt thuỷ ngân. Ở 0 oC giọt thuỷ ngân cách A 30 cm. Tính khoảng di chuyển của giọt thuỷ ngân khi hơ nóng bình cầu đến 10 °C. Coi thể tích bình là không đổi.

Một mô hình áp kế khí (Hình 6P.1) gồm một bình cầu thuỷ tinh có thể tích 270 cm3 gắn với một ống nhỏ AB  (ảnh 1)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Vào những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ không khí ngoài sân là 42 oC, trong khi nhiệt độ không khí trong nhà là 27 oC. Xem áp suất không khí trong nhà và ngoài sân là như nhau. Khối lượng riêng của không khí trong nhà lớn hơn khối lượng riêng của không khí ngoài sân bao nhiêu lần?

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO giai sgk vat li 12 ctst bai 6 dinh luat boyle dinh luat charles co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT