Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2. Sự biến dạng có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2. Sự biến dạng có đáp án. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2. Sự biến dạng có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2. Sự biến dạng có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat li 10 bai 2, su bien dang co dap an-55003-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat li 10 bai 2 su bien dang co dap an


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2. Sự biến dạng có đáp án

Câu 1:

Treo vật có khối lượng 500 g vào một lò xo thì làm nó dãn ra 5 cm, cho g = 10 m/s2. Tìm độ cứng của lò xo.

  • (A) 200 N/m.
  • (B) 100 N/m.
  • (C) 300 N/m.
  • (D) 400 N/m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 40 cm được treo thẳng đứng. Đầu trên cố định đầu dưới treo một quả cân 500 g thì chiều dài của lò xo là 45 cm. Hỏi khi treo vật có m = 600g thì chiều dài lúc sau là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2.

  • (A) 0,42 m.
  • (B) 0,45 m.
  • (C) 0,43 m.
  • (D) 0,46 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Cho một lò xo có chiều dài tự nhiên ℓ0, đầu trên cố định đầu dưới người ta treo quả cân 200 g thì lo xo dài 32 cm. Khi treo thêm quả cân 100 g nữa thì lo xo dài 33 cm. Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng của lo xo.

  • (A) 30 cm và 300 N/m.
  • (B) 30 cm và 100 N/m.
  • (C) 40 cm và 500 N/m.
  • (D) 50 cm và 500 N/m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Hai lò xo được nối với nhau cố định. Kéo 2 đầu bằng lực F thì lò xo thứ nhất có k1=100N/m bị dãn ra 3 cm; lò xo thứ hai có k2=150N/m thì bị dãn ra bao nhiêu?

  • (A) 2 cm.
  • (B) 3 cm.
  • (C) 1,5 cm.
  • (D) 1 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Chọn câu sai.

  • (A) Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng.
  • (B) Lực đàn hồi có hướng ngược với hướng của biến dạng.
  • (C) Độ cứng k phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.
  • (D) Giới hạn đàn hồi là độ giãn tối đa mà lò xo chưa bị hỏng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

  • (A) Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
  • (B) Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không giới hạn.
  • (C) Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.
  • (D) Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xuất hiện lực đàn hồi?

  • (A) Lốp xe ô tô khi đang chạy.
  • (B) Áo len co lại khi giặt bằng nước nóng.
  • (C) Cánh cung bị kéo khi vận động viên kéo mũi tên và dây cung.
  • (D) Lò xo của bút bi khi bị nén.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Khi dùng tay kéo hai đầu của lò xo. Loại biến dạng nào xuất hiện?

  • (A) Biến dạng nén.
  • (B) Biến dạng kéo.
  • (C) Không biến dạng.
  • (D) Biến dạng dẻo.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Khi vật chịu biến dạng nén thì chiều dài của vật có sự thay đổi như thế nào?

  • (A) Chiều dài không đổi.
  • (B) Chiều dài ngắn lại.
  • (C) Chiều dài tăng lên.
  • (D) Chiều dài ban đầu giảm sau đó tăng lên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo có mối quan hệ như thế nào với độ biến dạng của lò xo?

  • (A) Tỉ lệ thuận.
  • (B) Tỉ lệ nghịch.
  • (C) Tỉ lệ với hàm số mũ.
  • (D) Tỉ lệ với căn bậc hai.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat li 10 bai 2 su bien dang co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT