Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 10. Sự rơi tự do có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 10. Sự rơi tự do có đáp án. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 10. Sự rơi tự do có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 10. Sự rơi tự do có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat li 10 bai 10, su roi tu do co dap an-54946-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat li 10 bai 10 su roi tu do co dap an


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 10. Sự rơi tự do có đáp án

Câu 1:

Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi ?

  • (A) Một cái lá cây rụng.
  • (B) Một sợi chỉ.
  • (C) Một chiếc khăn tay.
  • (D) Một mẩu phấn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?

  • (A) Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
  • (B) Chuyển động thẳng, nhanh dần đều.
  • (C) Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
  • (D) Lúc t = 0 thì vận tốc ban đầu theo phương ngang khác không.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?

  • (A) Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
  • (B) Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
  • (C) Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
  • (D) Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h xuống đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Công thức tính độ lớn v của vật khi chạm đất là:

  • (A) \(v = 2gh\)
  • (B) \(v = \sqrt {2gh} \)
  • (C) \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
  • (D) \(v = \sqrt {gh} \)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ đỉnh tháp với gia tốc \[g = 10m/{s^2}\], sau 3s thì chạm đất. Chiều cao của tháp là?

  • (A) 35 m.
  • (B) 40 m.
  • (C) 45 m.
  • (D) 50 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Một vật rơi tự do, trong 4 s cuối cùng rơi được 320 m. Tính thời gian rơi của vật. Lấy \[g = 10m/{s^2}\]

  • (A) 20 s.
  • (B) 10 s.
  • (C) 40 s.
  • (D) không đủ dữ kiện để tính.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Một vật rơi tự do từ độ cao h, \[g = 10m/{s^2}\]. Tính thời gian rơi biết quãng đường vật rơi được trong 7 s cuối cùng là 385 m.

  • (A) 7 s
  • (B) 4 s.
  • (C) 6,5 s.
  • (D) 9 s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Tính đường đi của một vật rơi tự do trong giây thứ 4 kể từ lúc thả. Lấy \[g = 10m/{s^2}\]

  • (A) 35 m.
  • (B) 45 m.
  • (C) 50 m.
  • (D) Không đủ dữ kiện để tính.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy \[g = 10m/{s^2}\]

  • (A) 2 s.
  • (B) 0,1 s.
  • (C) 1 s.
  • (D) 3 s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 5 m xuống đất. Tính độ lớn của vận tốc khi vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.

  • (A) 5 m/s.
  • (B) 25 m/s.
  • (C) 10 m/s.
  • (D) 100 m/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là:

  • (A) v = 9,8 m/s.     
  • (B) v =   9,9 m/s.
  • (C) v = 1,0 m/s.     
  • (D) v =   9,6 m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Một vật nặng rơi từ độ cao 20 m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.

  • (A) t = 1 s.     
  • (B) t = 2 s.    
  • (C) t = 3 s.     
  • (D) t = 4 s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt vận tốc v = 25 m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao nào? Lấyg=10m/s2.

  • (A) 21,25 m.
  • (B) 31,25 m.
  • (C) 11,25 m.
  • (D) 27,25 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Một vật rơi tự do từ độ cao 30 m xuống đất. Cho  g=10m/s2. Tính vận tốc lúc vật chạm đất? (chọn đáp án gần đúng nhất).

  • (A) 20 m/s.
  • (B) 22,5 m/s.
  • (C) 23,5 m/s.
  • (D) 24,5 m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của chuyển động rơi tự do?

  • (A)  Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều.
  • (B)  Chuyển động rơi tự do có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới.
  • (C)  Sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
  • (D)  Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h xuống đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Công thức tính độ lớn v của vật khi chạm đất là:

  • (A)  v=2gh.
  • (B)  v=2gh.
  • (C)  v=2hg.
  • (D)  v=gh.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ đỉnh tháp với gia tốc  g=10m/s2, sau 3 s thì chạm đất. Chiều cao của tháp là?

  • (A) 35 m.        
  • (B) 40 m. 
  • (C) 45 m.
  • (D) 50 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng

  • (A)   9,82m/s.
  • (B) 9,8 m/s.
  • (C) 98 m/s.
  • (D) 6,9 m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Trong các chuyển động sau, chuyển động nào được coi là rơi tự do?

  • (A) Chiếc lá đang rơi.
  • (B) Hạt bụi chuyển động trong không khí.
  • (C) Quả tạ rơi trong không khí.
  • (D) Vận động viên đang nhảy dù.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?

  • (A) Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
  • (B) Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
  • (C) Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
  • (D) Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Hòn sỏi rơi trong 2 s. Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 2h xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong bao lâu?

  • (A) 2 s.
  • (B)   22s.
  • (C) 4 s.
  • (D)   42s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?

  • (A) Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • (B) Chuyển động nhanh dần đều.
  • (C) Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
  • (D) Công thức tính vận tốc v = g.t2

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat li 10 bai 10 su roi tu do co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT