Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 33. Biến dạng của vật rắn có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 33. Biến dạng của vật rắn có đáp án. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 33. Biến dạng của vật rắn có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 33. Biến dạng của vật rắn có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat li 10 bai 33, bien dang cua vat ran co dap an-54983-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat li 10 bai 33 bien dang cua vat ran co dap an


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 33. Biến dạng của vật rắn có đáp án

Câu 1:

Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • (A) Bản chất của thanh rắn.
  • (B) Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.
  • (C) Tiết diện ngang của thanh.
  • (D) Cả ba yếu tố trên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Giới hạn đàn hồi là?

  • (A) Là giá trị của ngoại lực tác dụng vào vật rắn mà khi vượt qua giá trị ấy vật rắn bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
  • (B) Là giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó.
  • (C) Là giới hạn mà khi vượt qua nó vật rắn không còn giữ được tính đàn hồi của vật nữa.
  • (D) Cả A, B và

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Vật nào dưới đây biến dạng kéo?

  • (A) Trụ cầu.
  • (B) Móng nhà.
  • (C) Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng.
  • (D) Cột nhà.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Vật nào dưới đây biến dạng nén?

  • (A) dây cáp của cầu treo.
  • (B) thanh nối các toa xe lửa đang chạy.
  • (C) chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to.
  • (D) trụ cầu.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:
Chọn đáp án sai. Lực đàn hồi của lò xo
  • (A) xuất hiện khi lò xo biến dạng
  • (B) chống lại nguyên nhân làm nó biến dạng.
  • (C) có xu hướng đưa nó về hình dạng và kích thước ban đầu.
  • (D) là lực gây biến dạng cho lò xo.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:
Chọn đáp án đúng. Nội dung định luật Hooke?
  • (A) Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
  • (B)   Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.
  • (C) Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.
  • (D) Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

  • (A) 22 cm.
  • (B) 28 cm.
  • (C) 40 cm.
  • (D) 48 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để lò xo dãn ra được 10 cm? Lấy g=10m/s2

  • (A) 1 kg.
  • (B) 10 kg.
  • (C) 100 kg.
  • (D) 1000 kg.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?

  • (A) 1,25 N/m.
  • (B) 20 N/m.
  • (C) 23,8 N/m.
  • (D) 125 N/m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là:

  • (A) 1 cm.
  • (B) 2 cm.
  • (C) 3 cm.
  • (D) 4 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • (A) Bản chất của thanh rắn.
  • (B) Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.
  • (C) Tiết diện ngang của thanh.
  • (D) Cả ba yếu tố trên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Giới hạn đàn hồi là?

  • (A) Là giá trị của ngoại lực tác dụng vào vật rắn mà khi vượt qua giá trị ấy vật rắn bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
  • (B) Là giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó.
  • (C) Là giới hạn mà khi vượt qua nó vật rắn không còn giữ được tính đàn hồi của vật nữa.
  • (D) Cả A, B và

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Vật nào dưới đây biến dạng kéo?

  • (A) Trụ cầu.
  • (B) Móng nhà.
  • (C) Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng.
  • (D) Cột nhà.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Vật nào dưới đây biến dạng nén?

  • (A) dây cáp của cầu treo.
  • (B) thanh nối các toa xe lửa đang chạy.
  • (C) chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to.
  • (D) trụ cầu.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Bungee là một trò chơi mạo hiểm được nhiều người yêu thích. Trò chơi này được thực hiện dựa trên hiện tượng vật lý nào?

Bungee là một trò chơi mạo hiểm được nhiều người yêu thích. T (ảnh 1)

Hình ảnh người chơi trò Bungee

  • (A) Rơi tự do.   
  • (B) Lực nâng của không khí.  
  • (C) Biến dạng đàn hồi của vật rắn.     
  • (D) Lực cản của không khí.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Biến dạng đàn hồi là gì?

  • (A) Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng.
  • (B) Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng đàn hồi.
  • (C) Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi thôi tác dụng của ngoại lực thì vật rắn vẫn bị biến dạng.
  • (D) Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi không còn tác dụng của ngoại lực thì vật rắn bị biến lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Khi tác dụng ngoại lực vượt quá giới hạn đàn hồi của vật rắn thì

  • (A) vật rắn không còn trở về hình dạng, kích thước ban đầu khi thôi tác dụng ngoại lực.
  • (B) vật rắn trở về hình dạng ban đầu nhưng kích thước bị giảm đi khi thôi tác dụng ngoại lực.
  • (C) vật rắn trở về kích thước ban đầu nhưng bị biến đổi về hình dạng khi thôi tác dụng ngoại lực.
  • (D) vật rắn bị phá hủy hoàn toàn khi thôi tác dụng ngoại lực.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng vào phía trong vật thì vật chịu biến dạng loại nào?

  • (A) biến dạng uốn.   
  • (B) biến dạng nén.
  • (C) biến dạng kéo. 
  • (D) biến dạng không đàn hồi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng ra phía ngoài vật thì vật chịu biến dạng loại nào?

  • (A) biến dạng uốn.  
  • (B) biến dạng nén.
  • (C) biến dạng kéo.   
  • (D) biến dạng không đàn hồi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Vật nào sau đây có tính chất đàn hồi:

  • (A) Li thủy tinh .
  • (B) Viên đất sét .
  • (C) Thớt gỗ .
  • (D) Bóng cao su .

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat li 10 bai 33 bien dang cua vat ran co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT