Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều có đáp án. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat li 10 bai 9, chuyen dong thang bien doi deu co dap an-54944-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat li 10 bai 9 chuyen dong thang bien doi deu co dap an


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều có đáp án

Câu 1:

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véctơ gia tốc tức thời có đặc điểm:

  • (A) Hướng thay đổi, độ lớn không đổi.
  • (B) Hướng không đổi, độ lớn thay đổi.
  • (C) Hướng thay đổi, độ lớn thay đổi.
  • (D) Hướng không đổi, độ lớn không đổi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Câu nào đúng?

  • (A) Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
  • (B) Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
  • (C) Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian.
  • (D) Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có hướng và độ lớn không đổi theo thời gian.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Công thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều

  • (A) \[{\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + a}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\]
  • (B) \[{\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + a}}{\rm{.}}\Delta {\rm{t}}{\rm{.}}\]
  • (C) \[{\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{-- at}}\].
  • (D) \[v = \; - {v_0} + at\].

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Công thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều nếu thời điểm ban đầu \[{{\rm{t}}_{\rm{0}}} = 0\] vật mới bắt đầu chuyển động.

  • (A) \[{\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + a}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\].
  • (B) \[v = a.t.\]
  • (C) \[{\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{-- at}}\].
  • (D) \[{\rm{v = \; - }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + at}}\].

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Công thức nào sau đây là công thức tính độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • (A) \[{\rm{d = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{.t + }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{.a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\].
  • (B) \[{\rm{d = }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{.a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\].
  • (C) \[{\rm{d = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{.t + 2}}{\rm{.a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\].
  • (D) \[{\rm{d = 2}}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{.t + a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\].

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Đồ thị nào sau đây là đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • (A)

  • (B)

  • (C)

  • (D)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Chọn đáp án đúng. Công thức liên hệ giữa vận tốc tức thời, gia tốc và độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • (A) \[{v^2} - {\rm{ }}v_0^2 = 2.a.d\] .
  • (B) \[{{\rm{v}}^{}}{\rm{ - v}}_{\rm{0}}^{}{\rm{ = 2}}{\rm{.a}}{\rm{.d}}\] .
  • (C) \[{\rm{v}}_0^2{\rm{ - v}}_{}^{\rm{2}}{\rm{ = 2}}{\rm{.a}}{\rm{.d}}\] .
  • (D) \[{\rm{v}}_0^{}{\rm{ - v = 2}}{\rm{.a}}{\rm{.d}}\] .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Đồ thị bên dưới mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một vật đang chuyển động từ A đến B. Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là bao nhiêu?

Đồ thị bên dưới mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động (ảnh 1)

  • (A) 2,5 m/s2.
  • (B) – 2,5 m/s2.
  • (C) 0 m/s2.
  • (D) 5 m/s2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Một ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Trong 4 s đầu ô tô đi được đoạn đường 10 m và không đổi chiều chuyển động. Tính vận tốc của ô tô ở cuối giây thứ hai.

  • (A) 2,5 m/s.
  • (B) 3 m/s.
  • (C) 5 m/s.
  • (D) 4 m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi đi được 1000 m đạt đến vận tốc 10 m/s. Tính vận tốc của tàu sau khi đi được 2000 m.

  • (A) 14,14 m/s.
  • (B) 15,5 m/s.
  • (C) 15 m/s.
  • (D) 10 m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Một tàu hỏa dừng lại hẳn sau 30 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó tàu chạy được 180 m. Tính vận tốc của tàu lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của tàu?

  • (A) Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 15 m/s và gia tốc là  0,4m/s2.
  • (B) Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 12 m/s và gia tốc là - 0,4m/s2.
  • (C) Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 15 m/s và gia tốc là 0,2m/s2 .
  • (D) Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 12 m/s và gia tốc là - 0,2m/s2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Một chiếc canô chạy với vận tốc 20 m/s,  a=2,5m/s2 cho đến khi đạt được v = 30 m/s thì bắt đầu giảm tốc độ cho đến khi dừng hẳn. Biết canô từ lúc bắt đầu tăng vận tốc cho đến khi dừng hẳn là 12 s. Hỏi quãng đường cano đã chạy?

  • (A) 100 m .
  • (B) 120 m .
  • (C) 220 m .
  • (D) 250 m .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc  v0=5m/s. Trong giây thứ 5 xe đi được quãng đường 10 m. Tính gia tốc của xe?

  • (A)  a=109m/s2
  • (B)  a=1,2m/s2
  • (C)  a=1,4m/s2
  • (D)  a=43m/s2

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Một xe chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 4 m/s. Trong giây thứ 3 xe đi được 5 m. Tính quãng đường xe đi được trong 10 s?

  • (A) A . 30 m .     
  • (B) 40 m .    
  • (C) 50 m .     
  • (D) 60 m .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • (A) v = 7.
  • (B)   v=6t2+2t2.
  • (C) v = 5t – 4.
  • (D)   v=6t22.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Xét hai xe A và B chuyển động cùng nhau vào hầm Thủ Thiêm dài 1 490 m. Xe A chuyển động với tốc độ ban đầu trước khi vào hầm là 60 km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 144 km/h2, xe B chuyển động chậm dần đều với gia tốc 120 km/h2 từ lúc bắt đầu chạy vào hầm với tốc độ 55 km/h. Nhận định nào sau đây là đúng về thời gian chuyển động của hai xe trong hầm?

  • (A) Hai xe đi hết hầm Thủ Thiêm cùng một khoảng thời gian.
  • (B) Xe B ra khỏi hầm trước xe
  • (C) Xe A ra khỏi hầm trước xe
  • (D) Dữ liệu bài toán không đủ kết luận.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi đi được 1000 m đạt đến vận tốc 10 m/s. Tính vận tốc của tàu sau khi đi được 2000 m.

  • (A) 14,14 m/s.
  • (B) 15,5 m/s.
  • (C) 15 m/s.
  • (D) 10 m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Nếu  t0=0 với vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Chọn đáp án đúng.

  • (A) Phương trình vận tốc là  ν=ν0+a.t
  • (B) Phương trình độ dịch chuyển  d=ν0.t+12.a.t2
  • (C) Phương trình liên hệ giữa a, v và d là  ν2v02=2.a.d
  • (D) Cả A, B và C đều đúng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

  • (A) 400 m.
  • (B) 500 m.
  • (C) 120 m.
  • (D) 600 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 1 phút 40 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Quãng đường tàu đi được trong 1 phút 40 giây đó là bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

  • (A) 1,5 km.  
  • (B) 3,6 km
  • (C) 0,5 km.  
  • (D) 5,0 km.  

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Một ô tô chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Tính gia tốc của xe, biết rằng sau khi tăng ga chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt tốc độ 60 km/h.

  • (A) 1500  km/h2
  • (B) 1000  km/h2
  • (C) 2000  km/h2
  • (D) 1800  km/h2

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Một xe máy đang đi với tốc độ 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 20 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Tính gia tốc của xe.

  • (A) –1  m/s2.
  • (B) 1,5  m/s2.
  • (C) m/s2.
  • (D) -2,5  m/s2.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat li 10 bai 9 chuyen dong thang bien doi deu co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT