Hiệp Khách Quậy Năm 2000, một cuộc tranh cãi dữ dội nổ ra trong cộng đồng khoa học. Một trong những người sáng lập của Sun Computer, Bill Joy, đã viết một bài báo phát lan đi việc phản đối mối đe dọa chết người mà chúng ta phải đối mặt từ công nghệ tiên tiến. Trong một bài viết trên tạp chí Wired với tiêu đề khiêu khích... Xin mời đọc tiếp.
15. NHỮNG CHỈ TRÍCH ĐANG QUY KẾT
Năm 2000, một cuộc tranh cãi dữ dội nổ ra trong cộng đồng khoa học. Một trong những người sáng lập của Sun Computer, Bill Joy, đã viết một bài báo phát lan đi việc phản đối mối đe dọa chết người mà chúng ta phải đối mặt từ công nghệ tiên tiến. Trong một bài viết trên tạp chí Wired với tiêu đề khiêu khích "Tương Lai Không Cần Chúng Ta", anh đã viết, "Các công nghệ mạnh nhất thế kỷ 21 của chúng ta – robot, kỹ thuật di truyền và công nghệ nano – đang đe dọa biến con người thành một loài có nguy cơ tuyệt chủng". Bài báo gây xôn xao đó đã đặt câu hỏi về đạo đức của hàng trăm nhà khoa học nhiệt thành đang tận tụy trong phòng thí nghiệm của họ đang mài bén những công nghệ mới nhất về mặt khoa học. Anh đã thách thức chính cốt lõi của nghiên cứu của họ, nói rằng lợi ích của những công nghệ này đã phủ chiếc bóng đầy sợ hãi bởi những nguy cơ đáng quan ngại vô cùng lớn mà chúng gây ra cho nhân loại.
Anh mô tả một dystopia không tưởng đầy rùng rợn trong đó tất cả các công nghệ của chúng ta âm mưu phá hủy nền văn minh. Ba trong số những sáng tạo quan trọng của chúng ta cuối cùng sẽ bật ngược lại chúng ta, anh đã cảnh báo:
Joy đã tuyên bố rằng những nguy hiểm được giải phóng bởi ba công nghệ này đã lấn át những nguy hiểm do bom nguyên tử gây ra vào những năm 1940. Trước đó, Einstein đã cảnh báo về sức mạnh của công nghệ hạt nhân để hủy diệt nền văn minh: "Rõ ràng là công nghệ của chúng ta đã vượt quá (khả năng) nhân loại của chúng ta". Nhưng quả bom nguyên tử được chế tạo bởi một chương trình lớn của chính phủ, thứ có thể được điều chỉnh và quản lý chặt chẽ, trong khi những công nghệ này đang được phát triển bởi các công ty tư nhân là những đơn vị được quản lý lỏng lẻo, nếu tất cả chỉ có vậy, Joy chỉ ra.
Chắc chắn, anh thừa nhận, những công nghệ này có thể làm giảm bớt một số đau khổ trong ngắn hạn. Nhưng về lâu dài, những lợi ích bị choáng ngợp bởi thực tế là chúng có thể giải phóng một ngày phán xét của sau hết, một Armageddon khoa học, là thứ có thể hủy diệt nhân loài.
Joy thậm chí còn buộc tội các nhà khoa học là ích kỷ và ngây thơ khi họ cố gắng tạo ra một xã hội tốt hơn. Anh viết: "Một điều không tưởng truyền thống là một xã hội tốt và một cuộc sống tốt. Một cuộc sống tốt liên quan đến những người khác. Điều không tưởng về kỹ thuật này là tất cả về 'Tôi không mắc bệnh; Tôi không chết; Tôi có thị lực tốt hơn và trở nên thông minh hơn' và tất cả những điều này. Nếu bạn mô tả điều này với Socrates hoặc Plato, họ sẽ cười bạn."
Anh kết luận bằng cách tuyên bố: "Tôi nghĩ không có gì quá đáng khi nói rằng chúng ta đang ở trên đỉnh của xa vời hơn cả sự hoàn hảo của cái ác độc siêu cực đoan, một tội ác của những khả dĩ này lan rộng vượt cả ra ngoài những vũ khí hủy diệt hàng loạt được đưa ra cho các quốc gia ..."
Kết luận cho tất cả điều này? "Một cái gì đó giống như sự tuyệt diệt," Anh cảnh báo.
Đúng như dự đoán, bài báo đã gây ra một cơn bão tranh cãi.
Bài báo đó đã được viết hơn một thập kỷ trước (khoảng 2000). Về mặt chuyên môn hay thuật ngữ công nghệ cao đó là tương đương cả một đời nghiên cứu. Bây giờ có thể xem một số dự đoán của nó với một số nhận thức và tình thế của hiện tại (cuốn tương lai tâm trí này được xuất bản 2014). Nhìn lại bài báo và đưa ra cảnh báo của mình vào quan điểm về viễn cảnh công nghệ và thế giới, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng Bill Joy đã phóng đại nhiều mối đe dọa đến từ các công nghệ này, nhưng ông cũng thúc đẩy các nhà khoa học đối mặt với các hậu quả về đạo đức, đúng đắn và các hệ quả xã hội kéo theo trong công việc của họ, đó luôn luôn là một điều tốt.
Và bài báo của ông đã mở ra một cuộc thảo luận về chúng ta là ai. Trong việc làm sáng tỏ các bí mật phân tử, di truyền và thần kinh của não, chúng ta có phải trong một số ý nghĩa đã giảm đi nhân tính của nhân loài, đưa nó xuống thành một xô/nhóm các nguyên tử và tế bào thần kinh? Nếu chúng ta lập bản đồ hoàn toàn mọi tế bào thần kinh của não và theo dõi mọi con đường thần kinh, thì điều đó không xóa bỏ bí ẩn và phép thuật của chúng ta là ai chứ?
ĐÁP LẠI BILL JOY
Trong việc hồi đáp lại, các mối đe dọa từ robot và công nghệ nano còn xa hơn Bill Joy nghĩ, và tôi sẽ lập luận rằng với đủ cảnh báo, chúng ta có thể đưa ra nhiều biện pháp đối phó, như cấm một số con đường nghiên cứu nếu chúng dẫn đến robot không thể kiểm soát trong đó để tắt chúng nếu chúng trở nên nguy hiểm và tạo ra các thiết bị không an toàn để dừng ngay lập tức tất cả chúng trong trường hợp khẩn cấp.
Ngay lập tức hơn là mối đe dọa từ công nghệ sinh học, nơi có mối nguy hiểm thực tế của các sinh vật có thể thoát khỏi phòng thí nghiệm. Trên thực tế, Ray Kurzweil và Bill Joy đã cùng nhau viết một bài báo chỉ trích việc công bố bộ gen hoàn chỉnh của virus cúm Tây Ban Nha năm 1918, một trong những mầm bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại, giết chết nhiều người hơn Thế chiến I. Các nhà khoa học đã có thể tái lập con virus đầu dài nguy hiểm kia bằng cách kiểm tra xác chết và máu của nạn nhân và giải-trình-tự gen của nó, sau đó họ công bố nó trên web.
Các biện pháp bảo vệ đã tồn tại chống lại việc phát hành một loại virus nguy hiểm như vậy, nhưng phải thực hiện các bước để tăng cường hơn nữa và thêm các lớp đảm bảo an toàn mới. Đặc biệt, nếu một loại virus mới đột nhiên bùng phát ở một nơi xa xôi trên Trái đất, các nhà khoa học phải tăng cường các nhóm phản ứng nhanh có thể phân lập virus trong tự nhiên, giải trình tự gen và sau đó nhanh chóng chuẩn bị vắc-xin để ngăn chặn sự lây lan của nó.
NHỮNG LIÊN ĐỚI CHO TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ
Cuộc tranh luận này cũng có tác động trực tiếp đến tương lai của tâm trí. Hiện tại, khoa học thần kinh vẫn còn khá nguyên thủy. Các nhà khoa học có thể đọc và ghi lại những suy nghĩ đơn giản từ bộ não sống, ghi lại một vài ký ức, kết nối bộ não với cánh tay cơ học, cho phép bệnh nhân được-khóa-vào để điều khiển máy móc xung quanh họ, làm im lặng các vùng cụ thể của não thông qua lực từ tính và xác định các vùng của não bị trục trặc trong bệnh tâm thần.
Tuy nhiên, trong những thập kỷ tới, sức mạnh của khoa học thần kinh có thể trở nên bùng nổ. Nghiên cứu hiện tại đang ở ngưỡng cửa của những khám phá khoa học mới, thứ có thể sẽ khiến chúng ta bàng hoàng nín thở. Một ngày nào đó, chúng ta có thể thường xuyên kiểm soát các vật thể xung quanh bằng sức mạnh của tâm trí, tải xuống ký ức, chữa bệnh tâm thần, tăng cường trí thông minh, hiểu từng tế bào thần kinh một của bộ não, tạo bản sao dự phòng của não bộ và giao tiếp với nhau bằng thần giao cách cảm. Thế giới của tương lai sẽ là thế giới của tâm trí.
Bill Joy đã không tranh cãi về tiềm năng của công nghệ này để giảm bớt đau khổ và đau đớn của con người. Nhưng điều khiến anh ta nhìn vào nó với nỗi kinh hoàng là viễn cảnh những cá thể được tăng cường có thể khiến các loài người chia/tách ra. Trong bài báo, ông đã vẽ một viễn-tưởng khả dĩ đầy ảm đạm, trong đó chỉ có một số ít tinh hoa có trí thông minh và các quá trình tinh thần của họ được tăng cường, trong khi quần chúng sống trong sự thiếu hiểu biết và nghèo đói. Ông lo lắng rằng loài người sẽ phân hạch thành hai, hoặc có lẽ không còn là loài người nữa.
Nhưng như chúng ta đã chỉ ra, hầu hết tất cả các công nghệ khi chúng được giới thiệu lần đầu tiên đều mắc mỏ và do đó chỉ dành riêng cho giới nhà giàu. Và rồi việc sản xuất hàng loạt, chi phí máy tính giảm, cạnh tranh và vận chuyển rẻ hơn, các công nghệ chắc chắn cũng sẽ giảm xuống cho người nghèo. Đây cũng là quỹ đạo được diễn ra cho công nghệ nhiếp ảnh, radio, TV, chiếc, máy tính xách tay và điện thoại di động.
Khác xa với việc tạo ra một thế giới của những người có và không có, khoa học là động lực của sự thịnh vượng. Trong số tất cả các công cụ mà nhân loại đã khai thác từ thủa nhận thức được bình minh, cho đến nay, công cụ mạnh nhất và hiệu quả nhất là khoa học. Sự giàu có đáng kinh ngạc mà chúng ta thấy xung quanh chúng ta là trực tiếp do khoa học. Để đánh giá cao việc làm thế nào công nghệ giảm, thay vì nhấn mạnh vào các câu chuyện về thói hư tật xấu lỗi phải xã hội, hãy xem xét cuộc sống của tổ tiên chúng ta vào khoảng năm 1900. Tuổi thọ ở Mỹ khi đó là bốn mươi chín năm. Nhiều trẻ em đã chết trong giai đoạn sơ sinh. Giao tiếp với một người hàng xóm kéo theo việc la hét ra ngoài cửa sổ. Thư được gửi bằng ngựa, nếu nó đến được, nói chung hên xui. Thuốc thang phần lớn là dầu rắn giả dược (snake oil, a substance with no real medicinal value). Các phương pháp điều trị duy nhất thực sự có hiệu quả là cắt cụt chi (không cần gây mê) và morphin để làm giảm cơn đau. Thực phẩm thối rữa trong vài ngày. Hệ thống bơm-hút nước không tồn tại. Bệnh tật là mối đe dọa thường trực. Và nền kinh tế chỉ có thể hỗ trợ một số ít người giàu và tầng lớp trung lưu nhỏ bé.
Công nghệ đã thay đổi mọi thứ. Chúng ta không còn phải săn lùng thức ăn của chúng ta; chúng ta chỉ đơn giản là đi siêu thị. Chúng ta không còn phải mang theo các vật tư kềnh càng mà thay vào đó chỉ đơn giản là vào trong xe hơi của chúng ta. (Trên thực tế, mối đe dọa chính mà chúng ta phải đối mặt từ công nghệ, một thứ đã giết chết hàng triệu người, không phải là [robot giết người] hay những [nanobots điên cuồng] – mà đó là lối sống buông thả của chúng ta, vốn đã tạo ra mức độ gần như thảm họa về tiểu đường, béo phì, bệnh tim, ung thư , vv Và vấn đề này là tự-gây-hại.)
Chúng ta cũng thấy điều này ở cấp độ toàn cầu. Trong vài thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến hàng trăm triệu người lần đầu tiên thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nếu chúng ta xem bức tranh lớn hơn, chúng ta thấy rằng một bộ phận đáng kể của loài người đã rời bỏ lối sống đọa đày bằng đồ ăn hay dinh dưỡng có được từ việc nuôi trồng đồng áng và tiến vào hàng ngũ của tầng lớp trung lưu.
Phải mất vài trăm năm để các quốc gia phương Tây công nghiệp hóa, nhưng Trung Quốc và Ấn Độ đang làm trong vòng vài thập kỷ, tất cả là do sự lan rộng của công nghệ cao. Với công nghệ không dây và Internet, các quốc gia này có thể vượt qua các quốc gia phát triển hơn, phát triển mạnh mẽ hơn vốn đã cần mẫn kết nối những thành phố của họ. Trong khi phương Tây phải vật lộn với một cơ sở hạ tầng đô thị già cỗi, suy tàn, thì các quốc gia đang phát triển đang xây dựng toàn bộ thành phố bằng công nghệ hiện đại, lấp lánh như biểu tượng của nghệ thuật.
(Khi tôi, Michio Kaku, còn là một sinh viên đang làm luận văn lấy bằng tiến sĩ, các đối tác của tôi ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phải chờ vài tháng đến một năm để các tạp chí khoa học được gởi đến hòm thư. Thêm vào đó, họ gần như không có liên hệ trực tiếp với các nhà khoa học và kỹ sư ở phương Tây, bởi vì ít ai có thể đủ khả năng để đi đến đấy. Điều này cản trở rất lớn dòng chảy công nghệ, vốn di chuyển với tốc độ băng tan hay rùa bò cho các quốc gia này. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà khoa học có thể đọc các bài báo của nhau ngay khi chúng được đăng trên Internet và có thể hợp tác điện tử với các nhà khoa học khác trên khắp thế giới. Điều này đã thúc đẩy rất nhiều luồng thông tin. Và với công nghệ này đến sự tiến bộ và thịnh vượng.)
Hơn nữa, nó là điều không rõ ràng khi cho rằng có một số dạng trí thông minh được tăng cường sẽ gây ra sự chia rẽ thảm khốc của loài người, ngay cả khi nhiều người không đủ khả năng để thực hiện thủ tục này. Đối với hầu hết các phần, việc có thể giải các phương trình toán học phức tạp hoặc trí nhớ hoàn hảo không đảm bảo việc có thu nhập cao hơn, sự tôn trọng từ bạn bè hoặc quyến rũ hơn với người khác giới, đó vốn lại là những động lực thúc đẩy hầu hết nơi mọi người. Những Chiếc Kèn Nguyên Lý Thượng Cổ có thêm Một Bộ Não Phô Trương
Như Tiến sĩ Michael Gazzaniga lưu ý, "Ý tưởng rằng chúng ta đang gây rối với các bộ phận bên trong của chúng ta thì đang làm phiền lòng nhiều người. Và rồi chúng ta sẽ làm gì với trí thông minh được mở rộng? Chúng ta sẽ sử dụng nó để giải quyết vấn đề, hay nó sẽ cho phép chúng ta có danh sách các điều ước viết lên thiệp Giáng sinh dài hơn ...? "
Nhưng như chúng ta đã thảo luận trong Chương 5, những người lao động thất nghiệp có thể được hưởng lợi từ công nghệ này, giảm đáng kể thời gian cần thiết để làm chủ các công nghệ và kỹ năng mới. Điều này có thể không chỉ làm giảm các vấn đề liên quan đến thất nghiệp, nó còn có thể tác động đến nền kinh tế thế giới, làm cho nó hiệu quả hơn và đáp ứng với thay đổi.
TRÍ TUỆ/KHÔN NGOAN VÀ TRANH LUẬN DÂN CHỦ
Trả lời bài báo của Joy, một số nhà phê bình chỉ ra rằng cuộc tranh luận không phải là về cuộc đấu tranh hay nỗ lực giữa các nhà khoa học và tự nhiên, như được miêu tả trong bài báo. Cuộc tranh luận thực sự là giữa ba bên: nhà khoa học, tự nhiên và xã hội.
(Science/Scientist – Nature – Society)
Các nhà khoa học máy tính John Brown và Paul Duguid đã trả lời bài báo bằng cách nêu rõ: "Các công nghệ – như thuốc súng, báo in, đường sắt, điện báo và Internet – có thể thay đổi xã hội theo những cách sâu sắc. Nhưng mặt khác, các hệ thống xã hội – hình thức của các chính phủ, các tòa án, các tổ chức chính thức và không chính thức, các phong trào xã hội, mạng lưới chuyên nghiệp, cộng đồng địa phương, các tổ chức thị trường, v.v. – định hình, tiết chế, và chuyển hướng sức mạnh thô của công nghệ."
Vấn đề là phân tích chúng theo khía cạnh xã hội, và cuối cùng chúng ta phải chấp nhận một tầm nhìn mới về tương lai kết hợp tất cả các ý tưởng tốt nhất.
Đối với tôi, nguồn khôn ngoan cuối cùng trong khía cạnh này xuất hiện từ cuộc tranh luận dân chủ mạnh mẽ. Trong những thập kỷ tới, công chúng sẽ được yêu cầu bỏ phiếu về một số vấn đề khoa học quan trọng. Công nghệ không thể được tranh luận trong một không gian hư vô.
NHỮNG CÂU HỎI TRIẾT HỌC
Cuối cùng, một số nhà phê bình đã tuyên bố rằng cuộc diễu hành của khoa học kia đã đi quá xa trong việc vén tiết lộ những bí mật của tâm trí, một mở ra ấy vốn đã trở nên phi nhân tính và suy đồi. Tại sao phải vui mừng khi khám phá một cái gì đó mới, học một kỹ năng mới hoặc tận hưởng một kì nghỉ nhàn nhã khi tất cả có thể được giảm xuống bằng một vài chất dẫn truyền thần kinh kích hoạt một vài mạch hay lối đi của tế bào não?
Nói cách khác, giống như thiên văn học đã giảm giá trị của chúng ta thành những mảnh bụi vũ trụ không đáng kể trôi nổi trong một vũ trụ vô định, khoa học thần kinh đã giảm giá trị của chúng ta thành các tín hiệu điện lưu thông trong các mạch thần kinh. Nhưng điều này có thực sự đúng?
Chúng ta bắt đầu cuộc thảo luận của mình bằng cách nhấn mạnh hai bí ẩn lớn nhất trong tất cả các ngành khoa học: Tâm trí và Vũ trụ. Chúng không chỉ có một lịch sử và tường thuật chung, hai điều này còn chia sẻ một triết lý tương tự và thậm chí có thể là định mệnh. Khoa học, với tất cả sức mạnh của mình để nhìn vào trung tâm của các lỗ đen và đáp xuống những hành tinh xa xôi, đã sinh ra hai triết lý bao trùm về tâm trí và vũ trụ: Nguyên lý Copernican và Nguyên lý Anthoropic. Cả hai đều phù hợp với tất cả mọi thứ được biết về khoa học, nhưng chúng lại là tuyệt đối lập với nhao ^^. (The Copernican Principle and the Anthoropic Principle. Both are consistent with everything known about science, but they are diametrical opposites.) Đau thế không cơ biết +__+!
Triết lý vĩ đại đầu tiên, Nguyên lý Copernican, được sinh ra với sự khám phá ra kính viễn vọng hơn bốn trăm năm trước. Nó nói rằng không có vị trí đặc quyền cho nhân loại. Một ý tưởng đơn giản cách phỉnh phờ như vậy thì đã lật đổ hàng ngàn năm của những huyền thoại ấp ôm và những triết lý thành lũy.
Kể từ khi câu chuyện trong Kinh thánh về Adam và Eva bị đày khỏi Vườn Địa đàng vì cắn vào Quả Táo Hiểu Biết, Apple of Knowledge, đã có một loạt những sự truất ngôi đầy nhục nhã (cho vị trí của con người). Đầu tiên, kính viễn vọng của Galileo cho thấy cách rõ ràng rằng Trái đất không phải là trung tâm của hệ mặt trời – mà trung tâm chính là mặt trời. Bức tranh này sau đó đã lại bị lật đổ khi người ta nhận ra rằng hệ mặt trời chỉ là một đốm sáng trong thiên hà Milky Way lưu thông với cánh tay xoay gồm những hệ sao liên tục trải dài ra xa đến cách trung tâm khoảng ba mươi nghìn năm ánh sáng. Sau đó vào những năm 1920, Edwin Hubble đã phát hiện ra (vũ trụ này) thì có vô số các thiên hà. Vũ trụ đột nhiên lớn hơn hàng tỷ lần. Giờ đây, Kính viễn vọng Không gian Hubble có thể tiết lộ sự hiện diện của một trăm tỷ thiên hà trong vũ trụ nhìn thấy được. Dải ngân hà của chúng ta đã bị thu nhỏ lại thành một điểm đính hay cái chấm bút bi trong một kịch trường vũ trụ lớn hơn rất rất nhiều. (người ta chỉ biết Vũ trụ này LỚN LỚN LẮM cỡ chục năm trở lại đây. Lúc dịch cuốn sách này là đầu 2019, chưa kể rằng khả dĩ có vô số các vũ trụ..)
Nhiều lý thuyết về vũ trụ học gần đây càng làm hạ thấp vị thế của loài người trong vũ trụ. Lý thuyết vũ trụ lạm phát nói rằng vũ trụ hữu hình của chúng ta, với một trăm tỷ thiên hà, chỉ là một dấu kim chấm trên một vũ trụ bị thổi phồng/lạm phát, lớn hơn nhiều đến nỗi hầu hết ánh sáng vẫn chưa đến được với chúng ta từ các vùng xa xôi. Có rất nhiều không gian mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng và sẽ không bao giờ có thể ghé thăm vì chúng ta không thể đi nhanh hơn ánh sáng. Và nếu lý thuyết dây (chuyên môn của tôi) là chính xác, điều đó có nghĩa là ngay cả toàn bộ vũ trụ cùng tồn tại với các vũ trụ khác trong siêu-không-gian mười-một-chiều. Thế nên, ngay cả không gian ba chiều (hay thực tại được nhận thức sơ cấp nơi con người này) thì không phải là thế giới cuối cùng. Đấu trường thực sự cho các hiện tượng vật lý là đa vũ trụ, nổi bập bồng đầy ắp các vũ trụ khác nhau.
Nhà văn khoa học viễn tưởng Douglas Adams đã cố gắng tóm tắt cảm giác liên tục bị lật đổ bằng cách sáng tạo ra Total Perspective Vortex (Cơn Lốc Toàn Cảnh) trong The Hitchhiker's Guide to the Galaxy. Nó được thiết kế để đưa bất kỳ người tỉnh táo nào trở ra điên dại. Khi bạn vào buồng, tất cả những gì bạn thấy là một bản đồ khổng lồ của toàn bộ vũ trụ. Và trên bản đồ có một mũi tên nhỏ, gần như vô hình thứ chỉ ra rằng: "Bạn đang ở đây."
Vì vậy, một mặt, Nguyên lý Copernican chỉ ra rằng chúng ta chỉ là những mảnh vụn vũ trụ không đáng kể trôi dạt vô định giữa các vì sao. Nhưng mặt khác, tất cả các dữ liệu vũ trụ học mới nhất đều phù hợp với một lý thuyết khác, điều này cho chúng ta triết lý ngược lại: Nguyên lý Nhân học – The Anthropic Priciple
Giả thuyết này nói rằng vũ trụ tương thích với sự sống. Một lần nữa, tuyên bố đơn giản phỉnh phờ này có những ý nghĩa sâu sắc. Một mặt, không thể tranh cãi rằng sự sống tồn tại trong vũ trụ. Nhưng rõ ràng là các lực của vũ trụ phải được hiệu chỉnh ở một mức độ đáng chú ý để làm cho sự sống (trở ra là) có thể. Như nhà vật lý Freeman Dyson từng nói: "Vũ trụ dường như đã biết rằng chúng ta đang đến."
Ví dụ, nếu lực hạt nhân chỉ mạnh hơn một chút, mặt trời sẽ bị đốt cháy sạch ở hàng tỷ năm trước, quá sớm để cho phép DNA rời khỏi mặt đất. Nếu lực hạt nhân yếu hơn một chút, thì mặt trời đã sẽ không bao giờ bùng lên ánh lửa bắt đầu, và chúng ta vẫn không ở đây lúc này.
Tương tự như vậy, nếu lực hấp dẫn mạnh hơn, vũ trụ sẽ sụp đổ thành Big Crunch hàng tỷ năm trước, và tất cả chúng ta sẽ bị nướng cho đến chết. Nếu nó yếu hơn một chút, thì vũ trụ sẽ giãn nở nhanh đến mức nó sẽ chạm tới Big Free, vì vậy tất cả chúng ta sẽ bị đóng băng đến chết.
Việc-Tinh-Chỉnh này mở rộng (tác động) đến mọi nguyên tử của cơ thể. Vật lý nói rằng chúng ta được tạo ra từ bụi sao, rằng các nguyên tử mà chúng ta thấy xung quanh chúng ta được trui-rèn trong sức nóng của một ngôi sao. Chúng ta thực sự là con của các ngôi sao.
Nhưng các phản ứng hạt nhân đốt cháy hydro để tạo ra các nguyên tố cao hơn của cơ thể chúng ta thì lại rất phức tạp và có thể đã bị trật bánh tại bất kỳ điểm nào. Sau đó, không thể tạo ra các nguyên tố cao hơn của cơ thể chúng ta, và các nguyên tử của DNA và sự sống sẽ không tồn tại.
Nói cách khác, cuộc sống là quý giá và kỳ diệu.
Có rất nhiều thông số phải được tinh chỉnh đến mức một số người cho rằng đây không phải là sự trùng hợp. Dạng yếu của Nguyên lý Nhân loại ngụ ý rằng sự tồn tại của sự sống buộc các thông số vật lý của vũ trụ được xác định một cách rất chính xác. Dạng mạnh mẽ của Nguyên lý Nhân loại còn đi xa hơn, nói rằng Thượng Đế/Chúa hoặc nhà thiết kế nào đó phải tạo ra một vũ trụ "vừa vặn đúng" để biến cuộc sống thành có thể.
TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY