Hiệp Khách Quậy Động vật có suy nghĩ không? Và nếu vậy, chúng nghĩ gì? Câu hỏi này đã làm bối rối những bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử trong hàng ngàn năm. Các nhà văn và nhà sử học Hy Lạp Plutarch và Pliny đều viết về một câu hỏi nổi tiếng vốn vẫn chưa được giải quyết cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, nhiều giải... Xin mời đọc tiếp.
Ý THỨC (NƠI) ĐỘNG VẬT – ANIMAL CONSCIOUSNESS
Động vật có suy nghĩ không? Và nếu vậy, chúng nghĩ gì? Câu hỏi này đã làm bối rối những bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử trong hàng ngàn năm. Các nhà văn và nhà sử học Hy Lạp Plutarch và Pliny đều viết về một câu hỏi nổi tiếng vốn vẫn chưa được giải quyết cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, nhiều giải pháp đã được đưa ra bởi những người khổng lồ của triết học.
Một con chó đang lon ton trên một con đường, tìm kiếm chủ của nó, khi nó gặp một ngã ba chẽ ra làm ba hướng. Con chó trước tiên đi theo con đường bên trái, đánh hơi xung quanh và sau đó quay trở lại, biết rằng chủ của nó đã không đi con đường đó. Sau đó, nó đi đúng đường, đánh hơi và nhận ra rằng chủ nhân của mình cũng không đi theo con đường này. Nhưng lần này, con chó hân hoan đi theo đường ở giữa, không đánh hơi nữa.
Điều gì đang xảy ra trong tâm trí của con chó? Một số nhà triết học vĩ đại nhất đã vẫn đang giải quyết câu hỏi này, nhưng không có kết quả. Nhà triết học và tiểu luận người Pháp Michel de Montaigne đã viết rằng con chó rõ ràng đã kết luận rằng giải pháp khả thi duy nhất là đi đường giữa, một kết luận cho thấy chó có khả năng suy nghĩ trừu tượng.
Nhưng St. Thomas Aquinas, lập luận vào thế kỷ thứ mười ba, đã nói ngược lại – rằng sự xuất hiện của tư tưởng trừu tượng không giống như là việc suy nghĩ chân xác. Chúng ta có thể bị đánh lừa bởi sự xuất hiện bề mặt của trí thông minh, ông tuyên bố.
Hàng thế kỷ sau, cũng có một cuộc trao đổi nổi tiếng giữa John Locke và George Berkeley về ý thức của động vật. "Quái vật không có suy nghĩ trừu tượng," Lock đã tuyên bố thẳng thừng. Đức cha Berkeley đã trả lời: "Nếu thực tế cho rằng những suy tư trừu tượng của kẻ vũ phu không tạo ra được đặc tính khác biệt với động vật, thì tôi sợ rất nhiều trong số những đặc tính thú vật truyền sang cho con người phải được tính vào cho chúng."
Các triết gia từ nhiều thời đại đã cố gắng phân tích câu hỏi này theo cách tương tự: bằng cách áp đặt ý thức của con người lên con chó. Đây là sai lầm của thuyết nhân hóa (anthropomorphism), hoặc cho rằng động vật suy nghĩ và hành xử giống chúng ta. Nhưng có lẽ giải pháp thực sự có thể được đưa ra ở câu hỏi này theo quan điểm của con chó, có thể là hoàn toàn xa lạ.
Trong Chương 2, tôi đã đưa ra một định nghĩa về ý thức trong đó động vật là một phần của sự liên tục của ý thức. Động vật có thể khác với chúng ta trong các thông số chúng sử dụng để tạo ra một mô hình của thế giới. Tiến sĩ David Eagman nói rằng các nhà tâm lý học gọi đây là "umwelt – cảm nhận thế giới từ tâm là chính mình", hay nói cách khác là thực tại kia vốn được nhận thức bởi những động vật khác nữa. Ông lưu ý, “Trong thế giới mù và điếc của ve, các tín hiệu quan trọng là nhiệt độ và mùi của axit butyric. Đối với con cá dao ma đen black ghost knifefish, đó là điện trường. Đối với tiếng vang định vị nơi các chú dơi, đó là các sóng nén không khí. Mỗi sinh vật sống trong cái ô hay thế giới umwelt của riêng của nó, thứ vốn có lẽ giả định là toàn bộ thực tế khách quan được hiểu với chúng là ở 'ngoài kia'.”
Hãy xem xét bộ não của con chó, loài thường xuyên sống trong một vòng xoáy của các thể loại mùi, qua đó nó săn tìm thức ăn hoặc định vị bạn tình. Từ những mùi này, con chó khi xây dựng một [bản đồ tinh thần] về những gì tồn tại xung quanh nó. Bản đồ mùi này hoàn toàn khác với bản đồ chúng ta nhận được từ đôi mắt của chúng ta và truyền tải một bộ thông tin hoàn toàn khác. (Hãy nhớ lại từ Chương 1 rằng Tiến sĩ Penfield đã xây dựng một bản đồ vỏ não, cho thấy bản-thân-hình-ảnh bị bóp méo nơi cơ thể. Bây giờ hình ảnh một sơ đồ Penfield nơi bộ não của một con chó. Hầu hết nó, bộ não, sẽ được dành cho mũi của nó, không phải ngón tay của nó. Động vật sẽ có một sơ đồ Penfield hoàn toàn khác. Người ngoài hành tinh trong không gian có thể sẽ có một sơ đồ Penfield thậm chí còn xa lạ hơn nữa.)
Thật không may, chúng ta có xu hướng gán ý thức của con người cho động vật, mặc dù động vật có thể có một cái nhìn về thế giới hoàn toàn khác. Ví dụ, khi một con chó trung thành tuân theo mệnh lệnh của chủ nhân, chúng ta vô thức cho rằng con chó là người bạn tốt nhất của con người vì nó thích chúng ta và tôn trọng chúng ta. Nhưng vì con chó có nguồn gốc từ Canis lupus (sói xám), chúng săn mồi theo bầy với trật tự trong bầy rất rõ ràng mạnh mẽ, nhiều khả năng con chó coi bạn kiểu như là con đầu đàn, hay thủ lĩnh của bầy. Bạn chính là, trong một số ý nghĩa, Chó Đại Ca. (Đây có lẽ là một lý do tại sao chó con thì dễ huấn luyện hơn nhiều so với chó già; có vẻ dễ dàng hơn để ghi dấu sự hiện diện của một người lên não của một chú chó con, trong khi những con chó trưởng thành hơn nhận ra rằng con người không phải là một phần trong đàn của chúng.)
Ngoài ra, khi một con mèo vào một căn phòng mới và đi tiểu khắp miếng thảm, chúng ta cho rằng con mèo đang tức giận hoặc lo lắng, và chúng ta cố gắng tìm hiểu lý do tại sao con mèo buồn bã. Nhưng có lẽ con mèo chỉ đơn giản là đánh dấu lãnh thổ của nó bằng mùi nước tiểu của nó để xua đuổi những con mèo khác. Thế nên, con mèo chẳng buồn chút nào; Nó chỉ đơn giản là cảnh báo những con mèo khác tránh xa ngôi nhà, vì ngôi nhà giờ thuộc về nó.
Và nếu con mèo rên ừ ừ trong khi rúc vào và xoa xoa chân bạn, chúng ta hay cho rằng nó biết ơn mình vì đã nó gởi thỉnh cầu cần được chăm sóc, rằng đây là dấu hiệu của sự ấm áp và tình cảm. Nhiều khả năng hơn là, con mèo đang cọ xát hormone của nó lên bạn để tuyên bố quyền sở hữu của nó (tức là bạn), để xua đuổi những con mèo khác. Theo quan điểm của con mèo, bạn là một loại người hầu theo loại nào đó, được huấn luyện để cung cấp cho nó thức ăn nhiều lần trong ngày và việc cọ xát mùi hương của nó lên bạn cảnh báo những con mèo khác hãy tránh xa kẻ tôi tớ này của mèo tao ra.
Như triết gia thế kỷ 16 Michel de Montaigne đã từng viết, “Khi tôi chơi với chú mèo của tôi, làm sao tôi biết rằng nàng mèo ấy thì không đang chơi trò với tôi hơn là tôi với nàng ấy?"
Và nếu con mèo muốn né tránh để được ở một mình, nó không nhất thiết là dấu hiệu của sự tức giận hoặc xa cách. Loài mèo nhà có nguồn gốc từ con mèo hoang, vốn là một thợ săn đơn độc, không giống như chó. Không có con đực alpha để chỉ ra đâu là kẻ đứng đầu cả đàn, như trong trường hợp của con chó. Sự phổ biến của các chương trình như là "lời thì thầm của thú cưng – the animal whisperers" khác nhau trên TV (Mỹ) có lẽ là dấu hiệu của những vấn đề chúng ta gặp phải khi chúng ta ép buộc ý thức và ý định của con người lên động vật.
Một con dơi cũng sẽ có một ý thức khác biệt, vốn sẽ bị chi phối bởi âm thanh. Hầu như mù, dơi đòi hỏi phản hồi liên tục từ những tiếng rít nhỏ mà nó tạo ra, cho phép nó xác định vị trí côn trùng, chướng ngại vật và những con dơi khác thông qua bộ phát-thu sonar của nó. Bản đồ Penfield về bộ não của dơi sẽ khá xa lạ với chúng ta, với một phần rất lớn dành cho đôi tai của nó. Tương tự, cá heo có ý thức khác với con người, cũng dựa trên bộ phát-thu sonar trong não của chúng. Bởi vì cá heo có vỏ não phía trước frontal cortex nhỏ hơn, người ta đã từng nghĩ rằng chúng không thông minh lắm, nhưng cá heo bù đắp cho điều này bằng cách có khối lượng não lớn hơn. Nếu bạn trải mở ra vùng vỏ não của bộ não cá heo, nó sẽ trải rộng khoảng sáu trang tạp chí, trong khi nếu bạn mở ra vùng vỏ não của con người, nó sẽ chỉ đo được bốn trang tạp chí. Cá heo cũng có đỉnh vỏ não và vỏ thái dương (parietal and temporal cortices) rất phát triển để phân tích tín hiệu phát thu sonar trong nước và là một trong số ít động vật có thể nhận ra mình trong gương, có lẽ vì thực tế này.
Ngoài ra, bộ não cá heo thực sự có cấu trúc khác với bộ não con người bởi vì cá heo và con người có chung dòng dõi đâu đó khoảng chín mươi lăm triệu năm trước. Cá heo không cần mũi, vì vậy ống khứu giác (oldfactory bulb) của chúng biến mất ngay sau khi sinh. Nhưng khoảng ba mươi triệu năm trước, vỏ thính giác của chúng bùng kích thước lên vì cá heo học cách sử dụng định vị bằng tiếng vang hay còn gọi là bộ phát-thu sonar để tìm thức ăn. Giống như của dơi, thế giới của chúng phải là một trong những cuộn âm thanh vọng vang và rung động (one of whirling echoes and vibrations). So với con người, cá heo có một thêm một thùy (extra lobe) trong hệ thống limbic của chúng, được gọi là khu vực "paralimbic", vốn có thể giúp chúng tạo nên các mối quan hệ xã hội mạnh mẽ.
Trong khi đó, cá heo cũng có một ngôn ngữ thông minh. Có lần tôi đã bơi trong bể cá heo cho một chương trình truyền hình đặc biệt cho Kênh Khoa học. Tôi đặt các cảm biến phát-thu sonar trong hồ bơi có thể nhận được các tiếng click và tiếng huýt vốn được những chú cá heo sử dụng để nói chuyện với nhau. Những tín hiệu này đã được ghi lại và sau đó phân tích bằng máy tính. Có một cách đơn giản để phân biệt nếu có một trí thông minh ẩn giấu giữa bộ tiếng rít dài và âm cao vút ngẫu nhiên này. Trong ngôn ngữ tiếng Anh, ví dụ, chữ E là chữ cái được sử dụng phổ biến nhất của bảng chữ cái. Trên thực tế, chúng ta có thể tạo một danh sách tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái và tần suất chúng xảy ra. Bất kể cuốn sách bằng tiếng Anh mà chúng ta phân tích bằng máy tính, nó sẽ tuân theo cùng một danh sách các chữ cái thường thấy của bảng chữ cái.
Tương tự, chương trình máy tính này có thể được sử dụng để phân tích ngôn ngữ của cá heo. Chắc chắn, chúng ta tìm thấy một mô hình tương tự chỉ ra trí thông minh. Tuy nhiên, khi chúng ta đến với các động vật có vú khác, mô hình hay các mẫu bắt đầu bị phá vỡ và cuối cùng nó sụp đổ hoàn toàn khi chúng ta tiếp cận những động vật thấp hơn với các kích thước não nhỏ. Sau đó các tín hiệu trở nên gần như ngẫu nhiên.
NHỮNG CON ONG THÔNG MINH, INTELLIGENT BEES?
Để hiểu được ý thức của người ngoài hành tinh có thể như thế nào, hãy xem xét các chiến lược được tự nhiên áp dụng để tái tạo sự sống trên Trái đất. Có hai chiến lược sinh sản cơ bản mà thiên nhiên đã thực hiện, với ý nghĩa sâu sắc đối với sự tiến hóa và ý thức.
Đầu tiên, chiến lược được sử dụng bởi động vật có vú, là tạo ra một số lượng nhỏ con non và sau đó chăm sóc cẩn thận từng con đến khi trưởng thành. Đây là một chiến lược đầy rủi ro, bởi vì chỉ có một vài con cháu được tạo ra trong mỗi thế hệ, vì vậy nó giả định rằng việc nuôi dưỡng thậm chí sẽ vượt qua tỷ lệ sống sót. Điều này có nghĩa là mọi cuộc sống đều được nâng niu và nuôi dưỡng cẩn thận trong một khoảng thời gian.
Nhưng có một chiến lược khác, lâu đời hơn được sử dụng bởi phần lớn vương quốc động thực vật, bao gồm côn trùng, bò sát và hầu hết các dạng sống khác trên Trái đất. Điều này liên quan đến việc tạo ra một số lượng lớn trứng hoặc hạt và sau đó để chúng tự bảo vệ. Không nuôi dưỡng, hầu hết con cái không bao giờ sống sót, vì vậy chỉ có một vài cá thể khỏe mạnh sẽ đưa nó vào thế hệ tiếp theo. Điều này có nghĩa là năng lượng được đầu tư trong mỗi thế hệ của cha mẹ là con số không và việc sinh sản dựa vào định luật trung bình để phát tán hoặc sinh sôi các giống loài này.
Hai chiến lược này tạo ra những thái độ khác nhau đáng kinh ngạc đối với cuộc sống và trí thông minh. Chiến lược đầu tiên trân trọng từng cá nhân. Tình yêu, sự nuôi dưỡng, tình cảm và sự gắn bó thì ở mức cao trong nhóm này. Chiến lược sinh sản này chỉ có thể hoạt động nếu cha mẹ đầu tư một lượng năng lượng quý giá để bảo tồn con non. Tuy nhiên, chiến lược thứ hai không trân trọng cá nhân gì sất, mà chỉ nhấn mạnh đến sự tồn tại của toàn bộ loài hoặc nhóm. Đối với nhóm này, cá nhân có nghĩa là không có gì cả.
Hơn nữa, chiến lược sinh sản có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển của trí thông minh. Khi hai con kiến gặp nhau, chẳng hạn, chúng trao đổi một lượng thông tin hạn chế bằng cách sử dụng mùi hương và cử chỉ hóa học. Mặc dù thông tin được chia sẻ bởi hai con kiến là tối thiểu, nhưng với thông tin này, chúng có khả năng tạo ra các đường hầm và gian buồng phức tạp cần thiết để xây dựng một tổ kiến. Tương tự như vậy, mặc dù ong mật giao tiếp với nhau bằng cách thực hiện một điệu nhảy, chúng có thể cùng nhau tạo ra những tổ ong phức tạp và xác định được vị trí của những luống hoa xa xôi. Vì vậy, trí thông minh của chúng phát sinh không nhiều từ cá nhân, mà từ sự tương tác toàn diện của toàn bộ binh đoàn và từ những gen của chúng.
Một cách giả thuyết, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chương trình không gian của chúng. Vì chúng ta (phần đa loài người) trân trọng cuộc sống của mỗi phi hành gia, nên những nguồn lực đáng kể được dành để đưa họ trở lại với sự sống. Phần lớn chi phí của du hành vũ trụ đi vào hỗ trợ sự sống để các phi hành gia có thể thực hiện chuyến trở về nhà và trở lại bầu khí quyển. Nhưng đối với một nền văn minh của ong mật thông minh, cuộc sống của mỗi công nhân có thể không đáng bao nhiêu, vì vậy chương trình không gian của họ sẽ có thể có giá thấp hơn đáng kể. Công nhân của họ sẽ không phải quay lại. Mỗi chuyến đi có thể là một chuyến đi một chiều, và điều đó sẽ thể hiện sự tiết kiệm đáng kể.
Bây giờ hãy tưởng tượng nếu chúng ta bắt gặp một người ngoài hành tinh từ không gian thực sự giống với một công nhân ong mật (ở cội nguồn của sự tiến hóa bắt đầu từ dạng giống ong, nhưng công nghệ đã rất cao rồi). Thông thường, nếu chúng ta bắt gặp một con ong mật trong rừng, rất có thể nó sẽ hoàn toàn phớt lờ chúng ta, trừ khi chúng ta đe dọa nó hoặc tổ của nó. Như thể chúng ta không tồn tại. Tương tự như vậy, công nhân ong này rất có thể sẽ không có hứng thú nhỏ nhất khi liên lạc với chúng ta hay chia sẻ kiến thức của nó. Nó sẽ tiếp tục với nhiệm vụ chính của chính mình và bỏ qua chúng ta. Hơn nữa, các giá trị mà chúng ta trân trọng sẽ ít có ý nghĩa với nó.
Trở lại những năm 1970, có tấm dạng hai huy chương được đưa lên tàu thăm dò Pioneer 10 và 11, chứa thông tin quan trọng về thế giới và xã hội của chúng ta. Các thông tin kia tâng bốc tính nổi bật sự đa dạng và phong phú của sự sống trên Trái đất. Các nhà khoa học hồi đó cho rằng các nền văn minh ngoài hành tinh trong không gian sẽ giống như chúng ta, tò mò và thích tiếp xúc. Nhưng nếu một công nhân ong ngoài hành tinh như đã xem xét qua, tìm thấy huy chương của chúng ta, rất có thể mấy thứ ấy sẽ chẳng có ý nghĩa gì với nó.
Hơn nữa, mỗi công nhân ong không cần phải rất thông minh. Họ cần phải đủ thông minh để phục vụ lợi ích của tổ ong. Vì vậy, nếu chúng ta gửi tin nhắn đến một hành tinh của những con ong thông minh, rất có thể chúng sẽ tỏ ra ít quan tâm đến việc gửi tin nhắn trở lại.
Ngay cả khi liên lạc có thể được thực hiện với một nền văn minh như vậy, nó có thể khó giao tiếp với họ. Ví dụ, khi chúng ta giao tiếp với nhau, chúng ta chia ý tưởng thành các câu, với cấu trúc chủ thể-động từ (subject-verb), để xây dựng một câu chuyện, thường là một câu chuyện cá nhân. Hầu hết các câu của chúng ta có cấu trúc như sau: "Tôi đã làm điều này" hoặc "Họ đã làm điều đó". Trên thực tế, hầu hết các tài liệu và cuộc trò chuyện của chúng ta đều sử dụng cách kể chuyện, thường liên quan đến những trải nghiệm và những cuộc phiêu lưu mà chúng ta hoặc trong vai những hình mẫu của chúng ta đã có. Điều này giả định trước rằng những kinh nghiệm cá nhân/cá thể của chúng ta là cách chủ yếu để truyền tải thông tin.
Tuy nhiên, một nền văn minh dựa trên ong mật thông minh có thể không có chút ít sự quan tâm đến các câu chuyện cá nhân và việc kể chuyện. Có tính tập thể cao, các thông điệp của họ có thể không mang tính cá nhân, nhưng thực tế, chứa thông tin quan trọng cần thiết cho tổ ong hơn là những câu chuyện phiếm và tin đồn cá nhân có thể nâng cao vị thế xã hội của một cá nhân. Trên thực tế, họ có thể thấy ngôn ngữ kể chuyện của chúng tôi hơi phản cảm, bởi vì nó (thông tin truyền đạt của chúng ta) đặt vai trò của cá nhân lên trước những nhu cầu của tập thể.
Ngoài ra, ong thợ sẽ có một cảm giác hoàn toàn khác về thời gian. Vì ong thợ có thể sử dụng thoải mái được, chúng có thể không có tuổi thọ dài. Họ chỉ có thể đảm nhận các dự án ngắn và được xác định rõ.
Tuy nhiên, con người sống lâu hơn nhiều, nhưng chúng ta cũng có cảm giác ngầm về thời gian; chúng ta đảm nhận các dự án và nghề nghiệp mà chúng ta có thể thấy một cách hợp lý cho đến cuối đời. Chúng ta vô thức tăng tốc các dự án của mình, mối quan hệ của chúng ta với những người khác và mục tiêu của chúng ta để có được một vòng đời hữu hạn. Nói cách khác, chúng ta sống cuộc sống của mình theo các giai đoạn riêng biệt: độc thân, kết hôn, nuôi con và cuối cùng là nghỉ hưu. Thường không có ý thức về nó, chúng ta cho rằng mình sẽ sống và cuối cùng chết trong một khung thời gian hữu hạn.
Nhưng hãy tưởng tượng những sinh vật có thể sống hàng ngàn năm, hoặc có lẽ là bất tử. Ưu tiên của họ, mục tiêu và tham vọng của họ sẽ hoàn toàn khác nhau. Họ có thể đảm nhận các dự án thường đòi hỏi nhiều mục tiêu trong cuộc sống của con người. Du hành giữa các vì sao thường bị coi là khoa học viễn tưởng thuần túy bởi vì, như chúng ta đã thấy, thời gian để một tên lửa thông thường đến được các ngôi sao gần đó là khoảng bảy mươi nghìn năm. Đối với chúng tôi, điều này là quá dài. Nhưng đối với một dạng sống ngoài hành tinh, thời gian đó có thể hoàn toàn không liên quan. Ví dụ, họ có thể ngủ đông, làm chậm quá trình trao đổi chất hay đơn giản là sống trong một khoảng thời gian không xác định.
TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY