Hiệp Khách Quậy Trong cùng một dòng chảy nơi viên cảnh đó, lựa chọn thứ hai là chúng ta tiến hóa thành một nền văn minh loại IV và học cách tận dụng năng lượng vượt ra ngoài thiên hà của chính chúng ta. Tôi đã từng nói chuyện về vũ trụ học và thảo luận về quy mô hay các thang độ Kardashev. Sau đó một cậu bé mười tuổi... Xin mời đọc tiếp.
TRỞ THÀNH LOẠI IV
Trong cùng một dòng chảy nơi viên cảnh đó, lựa chọn thứ hai là chúng ta tiến hóa thành một nền văn minh loại IV và học cách tận dụng năng lượng vượt ra ngoài thiên hà của chính chúng ta. Tôi đã từng nói chuyện về vũ trụ học và thảo luận về quy mô hay các thang độ Kardashev. Sau đó một cậu bé mười tuổi đến bên tôi và nói rằng tôi đã sai. Phải có một nền văn minh loại IV, vượt ra ngoài loại I, II, III thông thường của phân loại Kardashev. Tôi đã chỉnh lại cậu ta và nói với anh chàng ấy rằng chỉ có các hành tinh, các ngôi sao và các thiên hà trong vũ trụ và do đó nền văn minh loại IV là không thể. Không có nguồn năng lượng nào vượt ra ngoài thiên hà.
Sau đó, tôi đã nhận ra rằng có lẽ tôi khi ấy đã quá thiếu kiên nhẫn với cậu bé.
Hãy nhớ rằng mỗi loại nền văn minh có sức mạnh gấp 10 đến 100 tỷ lần so với loại trước đó. Vì có khoảng một trăm tỷ thiên hà trong[ vũ trụ khả kiến – hay vũ trụ có thể thấy được bằng các mô hình và quan sát lý thuyết đến thực nghiệm – the visible universe], nền văn minh loại IV có thể khai thác năng lượng của toàn bộ vũ trụ nhìn thấy được.
Có lẽ nguồn năng lượng ngoài vũ trụ là năng lượng tối, là nguồn cung cấp [vật chất/năng] lượng lớn nhất trong vũ trụ. Làm thế nào một nền văn minh loại IV có thể điều khiển năng lượng tối và đảo ngược Big Rip?
Bởi vì, theo định nghĩa, một nền văn minh loại IV có thể khai thác năng lượng vượt ngoài cấp thiên hà – extragalactic energy, họ có thể thao tác thêm số chiều không gian khác đã được tiết lộ bởi lý thuyết dây và tạo ra một quả cầu trong đó năng lượng tối đảo ngược cực, thế là sự giãn nở vũ trụ được đảo ngược. Bên ngoài quả cầu, vũ trụ vẫn có thể mở rộng theo hàm mũ. Nhưng bên trong quả cầu, các thiên hà phát triển bình thường. Bằng cách này, một nền văn minh loại IV có thể sống sót ngay cả khi vũ trụ đang chết dần xung quanh nó.
Trong một số ý nghĩa, nó sẽ hoạt động như một quả cầu Dyson. Nhưng mặc dù mục đích của quả cầu Dyson sẽ là bẫy ánh sáng mặt trời bên trong, mục đích của quả cầu này là để bẫy năng lượng tối, do đó sự mở rộng có thể được chứa đựng.
Khả năng cuối cùng là tạo ra một wormhole thông qua không gian và thời gian. Nếu vũ trụ sắp chết, thì một lựa chọn có thể là rời bỏ nó và tiến vào một cái khác, một vũ trụ trẻ hơn.
Hình ảnh ban đầu do Einstein đã đưa ra là vũ trụ là một quả bong bóng đang giản nở vô cùng lớn. Chúng ta sống trên da của chiếc bong bóng ấy. Hình ảnh mới cho chúng ta bởi lý thuyết dây chỉ ra rằng có những bong bóng khác ngoài kia, mỗi trong số chúng là một giải pháp của các phương trình dây – the string equasions. Trong thực tế, có vô số bong bóng sà phòng của các vũ trụ, tạo ra một đa vũ trụ.
Nhiều trong số các bong bóng này là siêu nhỏ, và nổi lên trong sự tồn tại ở một Big Bang bé xíu và sau đó nhanh chóng sụp đổ. Hầu hết trong số chúng là không có tác động đến chúng ta, vì chúng sống cuộc sống ngắn ngủi của chúng trong chân không của không gian (vacuum of space). Stephen Hawking đã gọi đây là sự khuấy động liên tục của các vũ trụ trong chân không "bọt không-thời gian". Cho nên hư không (nothingness) thì không trống rỗng (emptyness) nhưng có đầy những vũ trụ trong sự vận động liên tục. Kỳ lạ thay, điều này có nghĩa là ngay cả trong cơ thể chúng ta cũng có những rung động cùng với “bọt không-thời gian”, nhưng chúng quá quá nhỏ đến mức chúng ta không hay biết gì về chúng.
Khía cạnh đáng ngạc nhiên của lý thuyết này là nếu Vụ Nổ Lớn xảy ra một lần, nó có thể xảy ra lặp đi lặp lại. Vì vậy, một bức tranh mới xuất hiện các vũ trụ bé, mọc ra từ những vũ trụ mẹ, và vũ trụ của chúng ta chẳng là gì ngoài một miếng vá nhỏ xíu của một vũ trụ lớn hơn rất nhiều.
(Một cách nguyên cớ, một phần nhỏ của những bong bóng này không biến mất trở lại vào chân không, nhưng mở rộng ra cách to lớn, đúng với năng lượng tối. Đây có lẽ là nguồn gốc của [vũ trụ của chúng ta], hoặc vũ trụ của chúng ta có thể là kết quả của sự va chạm của hai bong bóng hoặc sự phân thể của một bong bóng thành những bong bóng nhỏ hơn.)
Như chúng ta đã thấy trong chương trước, một nền văn minh tiên tiến có thể xây dựng một máy gia tốc hạt khổng lồ kích thước của vành đai tiểu hành tinh, thứ có thể mở ra một lỗ sâu. Nếu nó được ổn định bởi năng lượng âm, thì nó có thể cung cấp một lối thoát đến một vũ trụ khác. Chúng ta đã thảo luận bằng cách sử dụng hiệu ứng Casimir để tạo ra năng lượng âm này. Nhưng một nguồn năng lượng âm khác là ở những chiều không gian cao hơn này. Chúng có thể có lợi cho hai mục đích: chúng có thể thay đổi giá trị của năng lượng tối, do đó ngăn chặn Big Rip, hoặc chúng có thể tạo ra năng lượng tiêu cực để giúp ổn định một lỗ sâu.
Mỗi bong bóng hoặc mỗi vũ trụ trong đa vũ trụ có các định luật vật lý khác nhau. Lý tưởng nhất là chúng ta muốn tiến vào một vũ trụ song song, nơi các nguyên tử ổn định (vì vậy cơ thể chúng ta không tan rã khi chúng ta vào trong đó), nhưng lượng năng lượng tối thấp hơn nhiều, do đó nó mở rộng đủ để làm nguội và cho phép các hành tinh có thể hình thành nhưng không phải là nó tăng tốc để sớm thành một Big Freeze.
LẠM PHÁT – INFLATION
Tất cả những suy đoán này lúc đầu có vẻ phi lý, nhưng dữ liệu vũ trụ mới nhất từ các vệ tinh của chúng ta dường như hỗ trợ bức tranh này. Ngay cả những người hoài nghi cũng buộc phải thừa nhận rằng ý tưởng đa vũ trụ phù hợp với lý thuyết được gọi là "lạm phát", là một phiên bản tốt hơn rất nhiều cho lý thuyết Big Bang cũ. Trong kịch bản này, vừa ngay trước Vụ nổ lớn, có một vụ nổ được gọi là lạm phát đã tạo ra vũ trụ trong 10 ^ (- 33) giây đầu tiên, nhanh hơn nhiều rất so với lý thuyết ban đầu. Ý tưởng này, ban đầu được đề xuất bởi Alan Guth của MIT và Andrei Linde của Stanford, giải quyết một số bí ẩn vũ trụ học. Ví dụ, vũ trụ có vẻ phẳng hơn và đồng đều hơn, đã được dự đoán với lý thuyết của Einstein. Nhưng nếu vũ trụ trải qua một sự mở rộng vũ trụ, nó có thể sẽ được làm phẳng ra, giống như thổi phồng một quả bóng khổng lồ. Bề mặt của quả bóng phồng lên có vẻ phẳng vì kích thước của nó.
Ngoài ra, khi chúng ta nhìn vào một hướng của vũ trụ và sau đó nhìn 180 độ theo hướng ngược lại, chúng ta thấy rằng vũ trụ là khá giống nhau bất kể nơi mà chúng ta nhìn. Điều này đòi hỏi một số hình thức pha trộn giữa các phần khác nhau của nó, nhưng vì ánh sáng có vận tốc hữu hạn, đơn giản là không có đủ thời gian để thông tin đi qua những khoảng cách rộng lớn này. Do đó, vũ trụ nên trông sần sùi và vô tổ chức vì không có đủ thời gian để trộn lẫn vật chất. Lạm phát giải quyết điều này bằng cách bổ sung rằng, vào lúc bắt đầu, vũ trụ là một mảnh nhỏ của vật chất đồng nhất. Và bởi vì lạm phát là một lý thuyết lượng tử, có một xác suất nhỏ nhưng hữu hạn rằng nó có thể xảy ra một lần nữa.
Mặc dù lý thuyết lạm phát đã có thành công không thể phủ nhận trong việc giải thích dữ liệu, vẫn còn một cuộc tranh luận giữa các nhà vũ trụ học về lý thuyết cơ bản đằng sau nó. Có bằng chứng đáng kể từ vệ tinh của chúng ta cho thấy rằng vũ trụ đã trải qua một sự lạm phát rất nhanh chóng, nhưng chính xác là cái gì chi phối lạm phát này thì không được biết đến. Cho đến nay, cách hàng đầu để giải thích lý thuyết lạm phát là thông qua lý thuyết dây.
Tôi đã từng hỏi Ts. Guth liệu nếu có thể tạo ra một vũ trụ tí hon trong phòng thí nghiệm. Anh ta trả lời rằng anh ta thực sự đã tính toán rồi. Người ta sẽ phải tập trung một lượng nhiệt tuyệt vời tại một thời điểm. Nếu vũ trụ tí hon được hình thành bên trong phòng thí nghiệm, nó sẽ phát nổ dữ dội trong một Vụ nổ lớn. Tuy nhiên, nó sẽ phát nổ trong một không gian khác, do đó, từ điểm quan sát của vũ trụ của chúng ta, vũ trụ tí hon sẽ biến mất. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ cảm thấy sóng xung kích của nó được sinh ra, nó sẽ tương đương với vụ nổ của lượng nhiều vũ khí hạt nhân. Vì vậy, ông kết luận, nếu chúng ta đã tạo ra một cái như thế, chúng ta sẽ phải chạy một cách nhanh chóng!
NIẾT BÀN – NIRVANA
Đa vũ trụ cũng có thể được nhìn từ quan điểm của thần học, nơi các tôn giáo đều được xếp vào hai loại: tôn giáo trong đó vũ trụ có một khoảnh khắc sáng tạo, và các tôn giáo còn lại cho vũ trụ là vĩnh cửu. Ví dụ, triết học Judeo-Christian nói về một sự sáng tạo, một sự kiện vũ trụ khi vũ trụ được sinh ra. (Không ngạc nhiên, những tính toán ban đầu của Big Bang được thực hiện bởi một linh mục và nhà vật lý Công giáo, Georges Lemaitre, người tin rằng lý thuyết của Einstein tương thích với Genesis.) Tuy nhiên, trong Buddism, không có thần thánh thượng đế gì cả. Vũ trụ là vô tận, không có đầu hoặc cuối. Chỉ có Nirvana. Hai triết lý này dường như hoàn toàn đối lập với nhau. Hoặc vũ trụ có khởi đầu hoặc nó không.
Nhưng một sự pha trộn của hai triết lý đối lập hoàn toàn này là có thể nếu chúng ta áp dụng khái niệm đa vũ trụ. Trong lý thuyết dây, vũ trụ của chúng ta thực tế có cội nguồn gian khó, vụ nổ Big Bang. Nhưng chúng ta sống trong đa vũ trụ của bong bóng các vũ trụ. Những vũ trụ bong bóng này, quay trở lại, đang trôi nổi trong một đấu trường lớn hơn nhiều, một không gian mười chiều, thứ không có sự khởi đầu.
Vì vậy, Genesis hay Sáng Thế đang xảy ra tất cả các thời gian trong đấu trường lớn của Nirvana (hyperspace.)
Điều này sau đó cho chúng ta một sự thống nhất đơn giản và thanh lịch của câu chuyện nguồn gốc Judeo / Christian với Phật giáo. Thực tế, vũ trụ OUr đã có một khởi đầu bốc lửa, nhưng chúng ta cùng tồn tại trong một Niết Bàn vô tận của các vũ trụ song song.
STAR MAKER
Điều này đưa chúng ta trở lại thế giới của Olaf Stapledon, người đã tưởng tượng rằng có một Star Maker – người chế tạo ra những vì sao, là một sinh vật vũ trụ kẻ mà tạo ra và loại bỏ toàn bộ các vũ trụ. Ông ta giống như một họa sĩ các tầng trời, đang liên tục phác họa lên những vũ trụ mới, xếp chỉnh với những tính chất của chúng, và sau đó chuyển sang cái kế tiếp. Mỗi vũ trụ có các định luật khác nhau về bản chất tự nhiên và các dạng sống khác nhau.
Bản thân Star Maker đã ở bên ngoài những vũ trụ này và có thể nhìn thấy tất cả, trong tổng thể của chúng khi ông vẽ trên bức tranh của đa vũ trụ. Stapledon viết, "Mỗi vũ trụ ... đã được trao tặng với thời gian riêng của nó, theo cách mà toàn bộ chuỗi sự kiện với bất kỳ vũ trụ đơn lẻ nào có thể được xem bởi Star Maker không chỉ từ chính bên trong thời gian vũ trụ mà còn từ bên ngoài nó, từ thời điểm thích hợp với cuộc sống của chính ông ấy, với tất cả các kỷ nguyên vũ trụ cùng tồn tại với nhau."
Điều này rất giống với cách mà các nhà lý thuyết dây nhìn toàn thể đa vũ trụ. Mỗi vũ trụ trong đa vũ trụ là một giải pháp của các phương trình dây, mỗi phương trình có định luật vật lý riêng, mỗi phương trình có thang đo thời gian và đơn vị đo lường riêng. Như Stapledon nói, người ta phải ở bên ngoài thời gian bình thường, bên ngoài tất cả những vũ trụ này, để nhìn những bong bóng này cùng một lúc.
(Điều này cũng gợi nhớ đến cách Saint Augustine xem bản chất của thời gian. Nếu Đức Chúa Trời toàn năng, thì Ngài không thể bị trói buộc bởi những lo ngại trần gian. Nói cách khác, các sinh mệnh thần thánh không phải vội vã để đáp ứng các thời hạn hay tiến hành các cuộc hẹn gì cả. Trong một số ý nghĩa, do đó, Thiên Chúa phải ở bên ngoài thời gian. Theo cách tương tự, Star Maker và các nhà lý thuyết dây, nhìn vào những chiếc bong bóng xà phòng các vũ trụ trong đa vũ trụ, thì cũng nằm bên ngoài thời gian.)
Nhưng nếu chúng ta có một phóng tắm bong bóng (bubble path) của các vũ trụ có thể, thì cái nào là của chúng ta? Điều này đặt ra câu hỏi liệu vũ trụ của chúng ta có được thiết kế bởi một sinh mệnh cao cấp hơn hay không.
Khi chúng ta kiểm tra các lực cơ bản của vũ trụ này, chúng ta thấy rằng nó dường như được "điều chỉnh" vừa phải để làm cho cuộc sống thông minh trở nên khả thi. Ví dụ, nếu lực hạt nhân mạnh hơn một chút, mặt trời đã cháy sạch cháy hàng triệu năm trước. Nếu nó yếu hơn một chút thì mặt trời sẽ không bao giờ bắt lửa cháy ngay từ đầu. Điều tương tự cũng diễn ra khi áp dụng cho lực hấp dẫn. Nếu nó mạnh hơn một chút, chúng ta sẽ có một Big Crunch hàng tỉ năm trước. Nếu nó yếu hơn một chút, thay vào đó chúng ta sẽ có một Big Freeze. Trong cả hai trường hợp, lực hạt nhân và lực hấp dẫn được "điều chỉnh" vừa phải để làm cho cuộc sống thông minh trên Trái đất có thể. Khi chúng ta kiểm tra các lực và tham số khác, chúng ta thấy cùng một khuôn mẫu.
Một số triết lý đã nổi lên để nhấn mạnh vấn đề của phạm vi hẹp của những luật cơ bản này thứ có thể cho phép có sự sống.
Cái Đầu tiên là nguyên tắc Copernicus, đơn giản chỉ ra rằng không có gì đặc biệt về Trái Đất. Vì vậy, Trái đất chỉ là một mảnh bụi vũ trụ lang thang không mục đích qua vũ trụ. Nó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà qua đó các lực của thiên nhiên được "điều chỉnh" vừa phải.
Cái Thứ hai là nguyên tắc nhân loại, trong đó nói rằng sự tồn tại của chúng ta đặt những ràng buộc rất lớn về những loại vũ trụ có thể tồn tại. [Một hình thức yếu] của nguyên tắc này chỉ đơn giản nói rằng các định luật tự nhiên nên được như vậy để mà cuộc sống là có thể, kể từ khi chúng ta tồn tại và đang dự tính những luật đó. Bất Vũ trụ nào đi nữa thì cũng tốt như nhau, nhưng chỉ vũ trụ của chúng ta có những sinh vật thông minh, những người có thể suy ngẫm và viết về điều này. Nhưng [một phiên bản mạnh mẽ hơn] nói rằng rất khó có thể tồn tại cuộc sống thông minh, có lẽ vũ trụ bị cưỡng bách theo một cách nào đó để cho phép sự sống thông minh tồn tại, có lẽ vũ trụ được thiết kế cho nó.
Nguyên tắc Copernicus nói rằng vũ trụ của chúng ta chẳng đặc biệt gì cả, trong khi nguyên tắc Nhân chủng nói rằng nó là như vậy. Kỳ lạ thay, trong khi cả hai nguyên tắc đối nghịch nhau với nhau, chúng đều tương thích với vũ trụ như chúng ta biết.
(Khi tôi học lớp hai, tôi nhớ rõ giáo viên của tôi đã giải thích ý tưởng này cho tôi. Cô ấy nói rằng Chúa yêu thương trái đất đến nỗi Ngài đặt nó chỉ cách khoảng cách từ mặt trời. Nếu nó quá gần, các đại dương sẽ sôi. Nếu là quá xa, các đại dương sẽ đóng băng. Vì vậy, Thiên Chúa đã chọn trái đất để được chỉ ngay từ mặt trời. Đây là lần đầu tiên tôi nghe một nguyên tắc khoa học được giải thích theo cách này.)
Cách giải quyết vấn đề này mà không đòi hỏi tôn giáo là sự tồn tại của hành tinh ngoài hệ mặt trời, phần lớn trong số đó là quá gần hoặc quá xa mặt trời để hỗ trợ sự sống. Hôm nay chúng ta ở đây vì may mắn. Thật may mắn khi chúng ta sống trong vùng Goldilocks quanh mặt trời.
Tương tự như vậy, việc giải thích tại sao vũ trụ dường như được tinh chỉnh để cho phép cuộc sống như chúng ta biết đó là vì may mắn, bởi vì có hàng tỷ vũ trụ song song không được tinh chỉnh cho cuộc sống, hoàn toàn không có sự sống. Chúng ta là những kẻ may mắn có thể sống để nói về nó. Cho nên vũ trụ không cần thiết được thiết kế bởi một sinh vật cấp cao. Chúng ta ở đây để thảo luận câu hỏi này, bởi vì chúng ta sống trong vũ trụ tương thích với cuộc sống.
Nhưng có một cách khác để xem xét vấn đề này. Đây là triết lý mà tôi thích và cái mà tôi đang làm việc hiện nay. Trong phương pháp này, có nhiều vũ trụ trong đa vũ trụ, nhưng hầu hết không ổn định và cuối cùng sẽ phân hủy thành một vũ trụ ổn định hơn. Nhiều vũ trụ khác có thể đã tồn tại trong quá khứ, nhưng chúng không kéo dài và được gộp vào vũ trụ của chúng ta. Trong bức tranh này, vũ trụ của chúng ta tồn tại bởi vì nó là một trong những thứ ổn định nhất.
Vì vậy quan điểm của tôi kết hợp cả nguyên tắc Copernicus và Nhân loại. Tôi tin rằng vũ trụ của chúng ta không đặc biệt, như nguyên tắc Copernicus, ngoại trừ hai tính năng: nó rất ổn định và nó tương thích với cuộc sống như chúng ta biết. Vì vậy, thay vì có một số lượng vô hạn của vũ trụ song song trôi nổi trong Nirvana của các không gian cao hơn, hầu hết trong số chúng là không ổn định, và có lẽ chỉ một số ít trong số chúng sống sót để tạo ra sự sống như chúng ta.
Công thức cuối cùng về lý thuyết dây vẫn chưa được viết. Khi lý thuyết đầy đủ được giải quyết, chúng ta có thể so sánh nó với lượng vật chất tối trong vũ trụ và các tham số mô tả các hạt hạ nguyên tử, các thứ ấy có thể giải quyết câu hỏi liệu lý thuyết có đúng hay không. Nếu nó là chính xác, lý thuyết dây cũng có thể giải thích bí ẩn của năng lượng tối, điều mà các nhà vật lý tin là động cơ, hay thứ có thể một ngày kia phá hủy vũ trụ. Và nếu chúng ta đủ may mắn để phát triển thành một nền văn minh loại IV, có khả năng khai thác sức mạnh vượt qua sức mạnh thiên hà, thì lý thuyết dây có thể giải thích làm thế nào cái chết của vũ trụ có thể tránh được.
Có lẽ một số tâm trí non trẻ, đọc cuốn sách này, sẽ được truyền cảm hứng để hoàn thành chương cuối cùng trong lịch sử lý thuyết dây và trả lời câu hỏi liệu cái chết của vũ trụ có thể đảo ngược hay không.
CÂU HỎI CUỐI CÙNG
Isaac Asimov đã từng nói về tất cả những truyện ngắn mà ông viết, truyện yêu thích của ông là "Câu hỏi cuối cùng – The Last Question", thứ mang lại một tầm nhìn mới đáng kinh ngạc về hàng nghìn tỷ năm trong tương lai và giải thích cách nhân loại đương đầu với sự kết thúc của vũ trụ.
Trong câu chuyện đó, mọi người đã hỏi tới câu cuối cùng vượt qua các quãng dài thăm thẳm của thời gian, rằng liệu vũ trụ có nhất thiết phải chết hay không hoặc liệu có thể đảo ngược sự mở rộng và ngăn không cho vũ trụ bị đóng băng. Khi được hỏi, "Liệu entropy có bị đảo ngược không?" máy tính chủ trả lời cho từng lần, "Không có đủ dữ liệu cho câu trả lời có ý nghĩa".
Cuối cùng, trong hàng nghìn tỷ năm tới từ nay, nhân loại đã phát triển hoàn thiện hơn tới mức giới hạn của vật chất. Con người đã tiến hóa thành những sinh mệnh năng lượng thuần khiết có thể tự vận chuyển qua các thiên hà. Không có xiềng xích của vật chất, họ có thể thăm những nơi xa xôi của thiên hà với ý thức thuần khiết. Cơ thể vật chất của họ là bất tử nhưng được lưu trữ trong một số hệ mặt trời bị lãng quên, cho nên tâm trí của họ được tự do lang thang khắp nơi. Nhưng mỗi lần họ hỏi câu hỏi định mệnh, "Liệu entropy có thể đảo ngược không?" họ nhận được phản hồi tương tự: "Không có đủ dữ liệu cho câu trả lời có ý nghĩa".
Cuối cùng, máy tính chủ mạnh đến nỗi nó không thể được đặt trên bất kỳ hành tinh nào và được đặt trong chiều không gian cao hơn. Với dữ lượng hàng nghìn tỷ tâm trí tạo ra mối liên kết giữa nhân loại với nó. Khi vũ trụ đi vào cái chết thống khổ sau cùng, máy tính cuối cùng cũng giải quyết được vấn đề đảo ngược entropy. Ngay khi vũ trụ chết đi, máy tính chủ tuyên bố, "Hãy có ánh sáng!" Và có ánh sáng.
Vì vậy, cuối cùng, tương lai của nhân loại là phát triển thành như một vị thần có thể tạo ra một vũ trụ hoàn toàn mới và bắt đầu lại. Đây là một tác phẩm hư cấu của tiểu thuyết. Nhưng bây giờ chúng ta hãy phân tích câu chuyện ngắn này từ quan điểm của vật lý hiện đại.
Như chúng ta đã đề cập trong chương trước, chúng ta có thể có khả năng truyền tải ý thức của mình bằng chuyển phóng qua cổng laser với vận tốc ánh sáng trong thế kỷ tiếp theo. Cuối cùng, việc chuyển phóng qua cổng laser có thể trở thành một siêu xa lộ trong vũ trụ, mang theo hàng tỷ tâm trí chạy ngang qua các thiên hà. Vì vậy, tầm nhìn của Asimov về thực thể sống với năng lượng thuần khiết cho việc khám phá thiên hà không phải là một ý tưởng xa vời.
Tiếp theo, máy tính chủ trở nên quá lớn và mạnh mẽ đến mức nó phải được đặt trong không gian cao hơn, và cuối cùng nhân loại hợp nhất với nó. Có lẽ một ngày nào đó chúng ta có thể trở thành Star Maker và từ vị trí thuận lợi của chúng ta trong không gian cao hơn ấy nhìn xuống và thấy vũ trụ của chúng ta, cùng tồn tại với các vũ trụ khác trong đa vũ trụ, mỗi vũ trụ chứa hàng tỷ thiên hà. Phân tích cảnh quan của các vũ trụ khả dĩ, chúng ta có thể chọn một vũ trụ mới vẫn còn trẻ, có thể cung cấp một ngôi nhà mới. Chúng ta sẽ chọn một vũ trụ có vật chất ổn định, giống như các nguyên tử, và đủ trẻ để các ngôi sao có thể tạo ra các hệ mặt trời mới để sinh ra các dạng sống mới. Vì vậy, trong tương lai xa, thay vì là một kết thúc chết cho sự sống thông minh, có thể nhìn thấy sự ra đời của một ngôi nhà mới cho nó. Nếu xem đây là một trường hợp, thì cái chết của vũ trụ không phải là điểm kết thúc của câu chuyện.
Cơ hội duy nhất để tồn tại lâu dài của chúng ta không phải là vẫn còn ẩn nấp trên hành tinh Trái Đất, nhưng để vươn ra không gian ... Có lẽ tôi là một người lạc quan. Nếu chúng ta có thể tránh thảm họa trong hai thế kỷ tiếp theo, loài của chúng ta sẽ được an toàn, khi chúng ta lan rộng vào không gian. Một khi chúng ta thiết lập được các thuộc địa độc lập, toàn bộ tương lai của chúng ta sẽ an toàn.
- STEPHEN HAWKING
Mỗi giấc mơ bắt đầu với một kẻ mơ mộng. Luôn luôn nhớ, bạn có trong bạn sức mạnh, và niềm đam mê, để vươn đến các vì sao và thay đổi thế giới.
- HARRIET TUBMAN
TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - MICHIO KAKU
Bản dịch của ĐỖ BÁ HUY
<< Phần trước