Hiệp Khách Quậy Antimony là một nguyên tố giả kim cổ xưa khác. Người Ai Cập cổ đại đã biết tới á kim này, họ nghiền khoáng chất stibnite thành một chất bột màu đen dùng để kẻ những đôi mắt sậm màu của họ. Stibnite – quặng chính của antimony – cũng là nguồn gốc kí hiệu nguyên tố của nó. Xin mời đọc tiếp.
Antimony
Antimony là một nguyên tố giả kim cổ xưa khác. Người Ai Cập cổ đại đã biết tới á kim này, họ nghiền khoáng chất stibnite thành một chất bột màu đen dùng để kẻ những đôi mắt sậm màu của họ. Stibnite – quặng chính của antimony – cũng là nguồn gốc kí hiệu nguyên tố của nó.
Văn tự La Mã mô tả ‘feminine antimony’ được lí giải là ám chỉ hình thức kim loại, cho thấy họ đã có phương pháp điều chế nguyên tố này. Chắc chắn, vào thế kỉ 16, công thức điều chế antimony kim loại đã được phổ biến rộng rãi. Các môn đồ của bác sĩ-triết gia Paracelsus tán thành các lợi ích sức khỏe của việc tiêu hóa antimony. Thực tế nó gây nôn mửa là do độc tính của nó nói chung, vì nó được cho là có tác dụng thanh lọc cơ thể.
Thỉnh thoảng được gọi là một ‘kim loại nghèo’, antimony không phải chất dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Dẫu thế, vật liệu mềm, sáng bóng này chủ yếu được dùng trong các hợp kim thiếc và chì, ví dụ như pewter. Phần lớn antimonu được dùng để làm cứng chì trong các tấm hợp kim dùng trong acquy chì-acid.
Tellurium
Nguyên tố hiếm tellurium quý vì nó là một trong số ít nguyên tố tạo thành hợp chất với vàng. Vàng nói chung quá quý so với bất kì láng giềng nào của nó trên bảng tuần hoàn, và á kim này được nhận ra lần đầu tiên vào năm 1782 trong quặng vàng lấy từ Transylvania, và ban đầu được đặt tên là aurum paradoxium. Khá ăn khớp – song hoàn toàn ngẫu nhiên thôi – hàm lượng tellurium cũng sánh ngang với vàng. Martin Heinrich Klaproth đặt tên cho nó từ tiếng Latin chỉ mặt đất vào năm 1798. Tellurium là một á kim giòn, màu trắng bạc, nó tạo ra những tinh thể lớn khi được phép nguội đi từ thể lỏng nóng chảy. Các nhà hóa học nghiên cứu nó là chúa cẩn trọng: tiếp xúc với nó dù lượng nhỏ thôi nhưng cũng làm cho cơ thể có mùi tỏi kéo dài hàng tuần. Tuy nhiên, cái gì cũng có lúc hữu ích cả, và các tế bào mặt trời cadmium telluride hiện nay rất thông dụng. Đĩa CD, DVD và Blu-ray đều mã hóa dữ liệu trên một lớp mỏng hợp chất ‘biến đổi pha’ của bạc, indium, thiếc và tellurium. Laser đốt biến những vết nhỏ vật liệu kết tinh này thành thủy tinh, làm biến đổi đặc tính quang học của nó và cho phép thông tin được lưu trữ.
Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành
Dan Green
Bản dịch của Thuvienvatly.com