Hiệp Khách Quậy Nhà hóa học William H. Cropper viết, “Newton là thiên tài sáng tạo vĩ đại nhất mà nền vật lí học từng chứng kiến. Không có ứng viên lỗi lạc nào khác (Einstein, Maxwell, Boltzmann, Gibbs, và Feynman) sánh kịp những thành tựu chung của Newton với vai trò nhà lí thuyết, nhà thực nghiệm, và nhà toán học…... Xin mời đọc tiếp.
Newton – Người truyền cảm hứng
1687
Isaac Newton (1642–1727)
Nhà hóa học William H. Cropper viết, “Newton là thiên tài sáng tạo vĩ đại nhất mà nền vật lí học từng chứng kiến. Không có ứng viên lỗi lạc nào khác (Einstein, Maxwell, Boltzmann, Gibbs, và Feynman) sánh kịp những thành tựu chung của Newton với vai trò nhà lí thuyết, nhà thực nghiệm, và nhà toán học… Giả sử bạn là một nhà du hành thời gian và gặp gỡ Newton trong chuyến hành trình ngược về thế kỉ mười bảy, bạn có thể tìm thấy ở ông thứ gì đó đại loại như nhà biểu diễn thoạt đầu khiến mọi người cáu tiết trong ánh nhìn và rồi bước lên sân khấu và cất tiếng hát như một thiên thần…”
Có lẽ hơn hẳn các nhà khoa học khác, Newton đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học về sau ý tưởng rằng vũ trụ là có thể hiểu được theo các thuật ngữ toán học. Nhà báo James Gleick viết, “Isaac Newton sinh ra trong một thế giới tối tăm, mù mịt, và thần bí… chí ít là đã có lần tiến tới bờ vực điên rồ… và rồi [ông] đã tìm thấy nhiều cái thiết yếu của kiến thức nhân loại hơn bất kì ai trước đó hoặc về sau. Ông là kiến trúc sư trưởng của thế giới hiện đại… Ông biến kiến thức thành một thứ thuộc về bản chất: định lượng và chính xác. Ông thiết lập các nguyên lí, và chúng được gọi là các định luật mang tên ông.”
Các tác giả Richard Koch và Chris Smith lưu ý, “Đâu đó giữa thế kỉ 13 và 15, châu Âu vượt lên dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ, một sự đi đầu được củng cố trong 200 năm tiếp sau đó. Thế rồi vào năm 1687, Isaac Newton – đã được báo trước bởi Copernicus, Kepler, và những người khác – có được nhận thức sáng giá rằng vũ trụ bị chi phối bởi một vài định luật vật lí, cơ học, và toán học. Điều này đã truyền dẫn niềm tin mãnh liệt rằng mọi thứ đều có ý nghĩa, mọi thứ đều khớp với nhau, và mọi thứ đều có thể được cải thiện bằng khoa học.”
Được truyền cảm hứng bởi Newton, nhà thiên văn vật lí Stephen Hawking viết, “Tôi không tán thành với quan điểm rằng vũ trụ là một bí ẩn… Quan điểm này không công bằng với cuộc cách mạng khoa học đã được khởi xướng gần bốn trăm năm trước bởi Galileo và được thực hiện bởi Newton… Ngày nay chúng ta có các quy tắc toán học chi phối mọi thứ mà chúng ta thường trải nghiệm.”
Ảnh chụp nơi sinh của Newton – Woolsthorpe Manor, nước Anh – cùng với một cây táo cổ. Newton đã tiến hành nhiều thí nghiệm nổi tiếng về ánh sáng và quang học ở đây. Theo truyền thuyết, Newton đã nhìn thấy một quả táo rơi ở đây, nó phần nào truyền cảm hứng cho định luật hấp dẫn của ông.
XEM THÊM. Các Định luật Newton về Chuyển động và Lực hấp dẫn (1687), Einstein – Người truyền cảm hứng (1921), Stephen Hawking trên Star Trek (1993).
250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí
Clifford A. Pickover
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>