Mẫu nguyên tử Bohr: Vì sao lại bắt đầu với K, L, M...?

Hiệp Khách Quậy Tại sao các quỹ đạo electron trong mẫu nguyên tử Bohr lại được đặt tên với những chữ cái K, L, M... mà không phải là A, B, C? Thật ra, các kí hiệu K, L, M... không phải do Niels Bohr đề xuất khi ông nêu ra mẫu nguyên tử mới của mình vào năm 1913. Xin mời đọc tiếp.

Tại sao các quỹ đạo electron trong mẫu nguyên tử Bohr lại được đặt tên với những chữ cái K, L, M... mà không phải là A, B, C? Thật ra, các kí hiệu K, L, M... không phải do Niels Bohr đề xuất khi ông nêu ra mẫu nguyên tử mới của mình vào năm 1913.

Tên gọi K, L,... được nêu ra lần đầu tiên bởi Charles Barkla, một nhà nghiên cứu quang phổ tia X lúc ngành này mới ra đời. Barkla đã tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm với tia X phát ra bởi các nguyên tử khi bị bắn phá bởi những electron năng lượng cao. Ông để ý thấy các nguyên tử phát ra hai loại tia X. Hai loại tia X đó khác nhau về năng lượng và Barkla gọi loại có năng lượng cao hơn là tia X Loại A, còn loại có năng lượng thấp hơn là tia X Loại B. Sau đó ông đã đặt lại tên cho hai loại này là K và L vì ông nhận ra rằng tia X có năng lượng cao nhất được tạo ra trong các thí nghiệm của ông chưa chắc đã là tia X có năng lượng cao nhất có thể có. Ông muốn chừa nhiều chữ cái để đặt cho những tia X có năng lượng cao hơn nữa nên đã chọn bắt đầu với chữ cái K.

Charles Glover Barkla

Charles Glover Barkla (7 tháng 6, 1877 - 23 tháng 10, 1944)

Nhưng hóa ra tia X loại K là tia X có năng lượng cao nhất mà một nguyên tử có thể phát ra. Nó được tạo ra khi một electron ở quỹ đạo trong cùng được phóng thích tự do rồi bị bắt trở lại. Quỹ đạo trong cùng này được gọi là quỹ đạo K, đặt theo tên đã dùng cho tia X. Barkla được trao giải Nobel Vật lí năm 1917 cho công trình nghiên cứu này (nhận giải vào năm 1918).

Như vậy, Niels Bohr không phải là người tùy tiện nghĩ ra các tên gọi K, L, M... cho các quỹ đạo electron trong mô hình nguyên tử mang tên ông.

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm