Hiệp Khách Quậy Sao băng thường là những hạt bụi do sao chổi để lại – những mảnh vụn nhỏ từ không gian bên ngoài đi vào khí quyển của Trái đất. Ở độ cao bao nhiêu thì những sao băng này trở nên nóng sáng và bắt đầu tỏa sáng? Câu trả lời là độ cao đó có thể khác nhau. Xin mời đọc tiếp.
Sao băng thường là những hạt bụi do sao chổi để lại – những mảnh vụn nhỏ từ không gian bên ngoài đi vào khí quyển của Trái đất. Ở độ cao bao nhiêu thì những sao băng này trở nên nóng sáng và bắt đầu tỏa sáng? Câu trả lời là độ cao đó có thể khác nhau.
Sao băng trở nên nóng sáng hầu như ngay khi chúng lao vào khí quyển của Trái đất. Một số sao băng như Perseid vào tháng 8 bốc cháy trong khí quyển ở độ cao khoảng 100km so với mặt đất.
Những sao băng khác như Draconid vào tháng 10 thì rơi xuống tới 70km mới đủ nóng để phát sáng và bốc hơi. Sự khác biệt là do sao băng Draconid rơi chậm hơn sao băng Perseid nhiều lần. Nói chung, độ cao trong khí quyển mà sao băng bắt đầu phát sáng phụ thuộc vào vận tốc ban đầu của nó.
Có cả tá trận mưa sao băng xảy ra mỗi năm – và nhiều trận mưa sao băng nhỏ khác. Dưới đây là một số tốc độ ban đầu của sao băng:
Leonid: 71 km/s
Perseid: 61 km/s
Orionid: 67 km/s
Lyrid: 48 km/s
Geminid: 35 km/s
Fall Taurid: 30 km/s
Delta Leonid: 23 km/s
Draconid: 23 km/s
Độ dài của mỗi vệt sao băng trên bầu trời không hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ ban đầu của sao băng. Nó chủ yếu phụ thuộc vào góc mà hạt bụi đó lướt qua trong khí quyển. Nếu hạt tới với một góc nhỏ thì nó đi vào khí quyển từ từ hơn, nóng lên chậm hơn, và xuyên thành một vệt dài hơn trên bầu trời.
Kích cỡ, thành phần cấu tạo, và tỉ trọng của hạt bụi có lẽ cũng ảnh hưởng đến độ dài của vệt sao băng – nhưng các nhà khoa học vẫn không rõ cho lắm.
Nếu bạn thích ngắm sao băng thì trong tuần này có mưa sao băng Lyrid đấy.
Lucky_Rua – thuvienvatly.com
Theo EarthSky.org