Nguy cơ Mặt trời chạm trán với ngôi sao Gliese 710 là rất cao

Hiệp Khách Quậy Theo một nghiên cứu mới công bố, có một xác suất cao hệ mặt trời của chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng của một đợt chạm trán gần với một ngôi sao lân cận. Xin mời đọc tiếp.

Theo một nghiên cứu mới công bố, có một xác suất cao hệ mặt trời của chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng của một đợt chạm trán gần với một ngôi sao lân cận.

Ngôi sao trên, tên gọi là Gliese 710, có thể phá vỡ các quỹ đạo hành tinh và gửi một trận mưa sao chổi và tiểu hành tinh về hướng những hành tinh nhóm trong khi nó đi qua trong thời gian 1,5 triệu năm tới.

alt

Trò chơi trốn tìm: Gliese 710 có thể phá vỡ quỹ đạo của các hành tinh nhóm ngoài. (Ảnh: ESO)

Tiến sĩ Vadim Bobylev thuộc Đài thiên văn Pulkovo ở St Petersburg là tác giả của nghiên cứu trên, xuất hiện trên website bản thảo arXiv và đã gửi đăng tạp chí Astronomy Letters.

Ông ước tính khả năng của một cú va chạm giữa Gliese 710 và rìa bên ngoài của hệ mặt trời của chúng ta cao tới 86%.

“Xác suất đó dường như chắc chắn như loại dữ liệu này có thể mang lại”.

Bobylev xây dựng các tính toán của ông dựa trên dữ liệu thu thập bởi phi thuyền Hipparcos của Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Các phép đo thực hiện bởi phi thuyền trên được dùng để xây dựng danh mục Hipparcos, gồm vị trí cụ thể và các số đo vận tốc của 100.000 ngôi sao trong vùng láng giềng của chúng ta.

Theo bản danh mục đó, có 156 ngôi sao hoặc đã, hoặc sẽ có một lần tiếp cận gần, cái xảy ra mỗi 2 triệu năm một lần.

Các phép đo cập nhật

Năm 2007, dữ liệu Hipparcos đã được duyệt qua và kết hợp với những phép đo mới của các vận tốc sao.

Bobylev đã kết hợp dữ liệu này với một vài cơ sở dữ liệu mới, tìm ra 9 ngôi sao nữa hoặc đã từng, hoặc sẽ có một lần chạm trán gần với Mặt trời.

Khi ông nhìn kĩ hơn vào Gliese 710, ông đã bị sốc.

“Có cơ hội 86% là [Gliese 710] sẽ cày qua Đám mây Oort của các sao chổi băng giá bao quanh hệ mặt trời”, ông viết.

“Ở cách xa nửa parsec khiến nghe có chút gì đó như là sớt qua thôi, nhưng có khả năng có những hệ quả nghiêm trọng. Một sự tiếp cận như vậy có khả năng gửi một trận mưa sao chổi khủng khiếp vào trong hệ mặt trời sẽ buộc chúng chúng ta phải cúi đầu xuống một thời gian”.

Chạm trán gần

Tiến sĩ Paul Dobbie ở Đài thiên văn Anglo Austrlia, nói hệ mặt trời của chúng ta đã từng có một số lần chạm trán gần.

“Đây không phải là vị khách sao duy nhất đi đến với ‘mũ trùm đầu”, ông nói. “Khoảng nửa triệu năm trước, Gliese 208 đã đi qua trong cự li khoảng 4 năm ánh sáng đối với Mặt trời”.

Trong khi ngôi sao đó tiếp cận Mặt trời gần hơn những láng giềng thân cận nhất của chúng ta là Alpha và Proxima Centauri, nhưng nó vẫn ở đủ xa để cho hệ mặt trời của chúng ta không bị đụng chạm gì.
Nhưng Dobbie nói đường đi dự đoán của Gliese 710 sẽ khiến cho đây là một đợt chạm trán gần chắc chắn xảy ra.

“Có một vài vật thể khác nữa sẽ đi qua trong vòng vài năm ánh sáng đối với Mặt trời của chúng ta, nhưng không có vật nào đi gần như thế này cả”.

Theo abc.net.au

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm