250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí (Phần 43)

Hiệp Khách Quậy Mặc dù kính hiển vi đã có mặt kể từ cuối thế kỉ 16, nhưng việc nhà khoa học người Anh Robert Hooke sử dụng chiếc kính hiển vi ghép (một kính hiển vi có hơn một thấu kính) đánh dấu một mốc son đặc biệt đáng kể, và thiết bị của ông có thể được xem là một tiền thân quan trọng và cơ học quan trọng của kính... Xin mời đọc tiếp.

Micrographia

1665

Robert Hooke (1635-1703)

Mặc dù kính hiển vi đã có mặt kể từ cuối thế kỉ 16, nhưng việc nhà khoa học người Anh Robert Hooke sử dụng chiếc kính hiển vi ghép (một kính hiển vi có hơn một thấu kính) đánh dấu một mốc son đặc biệt đáng kể, và thiết bị của ông có thể được xem là một tiền thân quan trọng và cơ học quan trọng của kính hiển vi hiện đại. Đối với một kính hiển vi quang học có hai thấu kính, số phóng đại chung là tích số phóng đại của thị kính, thường vào khoảng 10x, với số phóng đại của vật kính, thấu kính nằm gần mẫu vật quan sát.

Quyển sách Micrographia của Hooke trình bày những quan sát hiển vi ngoạn mục và suy đoán sinh học về cấc loài đa dạng từ các cây xanh đến con bọ chét. Quyển sách cũng thảo luận về các hành tinh, thuyết sóng ánh sáng, và nguồn gốc của hóa thạch, đồng thời kích thích niềm đam mê của công chúng và cộng đồng khoa học về sức mạnh của kính hiển vi.

Hooke là người đầu tiên khám phá tế bào sinh học và đặt ra từ tế bào (cell) để mô tả những đơn vị cơ bản của mọi sinh vật sống. Quan sát thấy các tế bào thực vật khiến ông liên tưởng tới những căn phòng nhỏ (cellula) mà các thầy tu sống trong đó, thế là ông đặt ra từ tế bào (cell). Về công trình tráng lệ này, nhà lịch sử khoa học Richard Westfall viết, “Micrographia của Robert Hooke luôn là một trong những kiệt tác của nền khoa học thế kỉ mười bảy, [nó tiêu biểu cho] một hương vị quan sát với đầy đủ từ các vương quốc khoáng chất, động vật và thực vật.”

Hooke là người đầu tiên sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu hóa thạch, và ông quan sát thấy cấu trúc của gỗ hóa đá và vỏ sò hóa thạch có sự tương đồng đáng kinh ngạc so với gỗ thực tế và vỏ của các loài thân mềm còn sống. Trong quyển Micrographia, ông so sánh gỗ hóa đá với gỗ mục, và kết luận rằng gỗ có thể biến thành đá bởi một quá trình từ từ. Ông còn tin rằng nhiều hóa thạch đại diện cho những loài sinh vật đã tuyệt chủng. Ông viết, “Có nhiều Loài Sinh vật khác ở những Thời đại xưa kia, chúng ta không thể tìm thấy chúng vào ngày nay; và không hẳn không có khả năng có nhiều loài mới vào lúc này, nhưng chúng đã không có mặt lúc hồng hoang.”

Những tiến bộ gần đây hơn về kính hiển vi được mô tả trong mục “Chiêm ngưỡng đơn nguyên tử.”

Con bọ chét

Con bọ chét, trích từ Micrographia của Robert Hooke, xuất bản năm 1665.

XEM THÊM. Kính thiên văn (1608), “Hoa tuyết sáu góc” của Kepler (1611), Chuyển động Brown (1827), Chiêm ngưỡng Đơn nguyên tử (1955).

250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí | Clifford A. Pickover
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm