Silicene: kì phùng địch thủ của graphene

Hiệp Khách Quậy Chỉ sau vài năm xuất hiện trên vũ đài khoa học, chất liệu thần kì graphene đã có đối thủ cạnh tranh, đó là silicene. Lần đầu tiên silicon đã được xử lí thành một tấm chỉ dày một nguyên tử. Silicene được cho là có những tính chất điện tử giống như graphene nhưng sẽ tương thích hơn với các dụng cụ điện... Xin mời đọc tiếp.

Chỉ sau vài năm xuất hiện trên vũ đài khoa học, chất liệu thần kì graphene đã có đối thủ cạnh tranh, đó là silicene. Lần đầu tiên silicon đã được xử lí thành một tấm chỉ dày một nguyên tử. Silicene được cho là có những tính chất điện tử giống như graphene nhưng sẽ tương thích hơn với các dụng cụ điện tử gốc silicon.

 Chất liệu thần kì mới

Chất liệu thần kì mới (Ảnh: Ayandatta)

Patrick Vogt thuộc trường Đại học Kĩ thuật Berlin ở Đức, và các đồng sự tại trường Đại học Aix-Marseille ở Pháp, vừa tạo ra silicene bằng cách cho hơi silicon ngưng kết trên một tấm bạc tạo ra đúng một lớp nguyên tử. Sau đó, họ đã đo các tính chất quang, cơ và điện tử của lớp đó và thấy nó khớp với những tính chất mà lí thuyết tiên đoán (Physical Review Letters, DOI: 10.1103/PhysRevLett.108.155501).

Hóa ra silicene còn tốt hơn cả graphene với những dụng cụ điện tử nhỏ hơn và rẻ tiền hơn vì nó dễ dàng tích hợp hơn vào các dây chuyền sản xuất chip silicon.

Hồi năm 2010, một nhóm Aix-Marseille khác, đứng đầu là Bernard Aufray đã thử tạo ra silicene sử dụng một phương pháp tương tự nhưng đã thất bại vì không đưa ra được bằng chứng có sức thuyết phục cho sự tồn tại của nó. Michel Houssa thuộc trường Đại học Công giáo Leuven (KUL) ở Bỉ, người không có liên quan trong nghiên cứu mới trên, cho biết: “Theo quan điểm của tôi, đây là bằng chứng có sức thuyết phục đầu tiên rằng silicene có thể ngưng kết trên bạc”.

Ông cho biết một thách thức quan trọng hiện nay sẽ là nuôi silicene trên những chất cách điện để biết các tính chất điện tử của nó và tìm hiểu xem có thể khai thác chúng như thế nào để chế tạo những dụng cụ điện tử trong tương lai.

123physics – thuvienvatly.com
Theo New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm