Đánh Giá Năng Lực - Hoạt động tim và hệ mạch

Taluma

500 Lượt tải

Đánh Giá Năng Lực - Hoạt động tim và hệ mạch. Đánh Giá Năng Lực - Hoạt động tim và hệ mạch
Để download tài liệu Đánh Giá Năng Lực - Hoạt động tim và hệ mạch các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: hoat dong tim va he mach-56099-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: hoat dong tim va he mach


Đánh Giá Năng Lực - Hoạt động tim và hệ mạch

Câu 1:

Tính tự động của tim

  • (A) Là khả năng tự cung cấp đầy đủ ôxi, chất dinh dưỡng.
  • (B) Là khả năng hoạt động của hệ thần kinh tim.
  • (C) Là khả năng hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
  • (D) Là khả năng co dãn tự động theo chu kì.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Tính tự động của tim là do khả năng điều khiển tự động của:

  • (A) Hệ dẫn truyền tim.
  • (B) Điều khiển của não bộ.
  • (C) Cơ tim.
  • (D) Van tim.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Hệ dẫn truyền tim gồm:

  • (A) Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His .
  • (B) Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
  • (C) Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
  • (D) Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Nhịp tim trung bình khoảng:

  • (A) 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
  • (B) 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
  • (C) 40-60 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh
  • (D) 50-80 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?

  • (A) Tất cả các phương án còn lại
  • (B) Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài
  • (C) Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…
  • (D) Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng

  • (A) 0,7 giây
  • (B) 0,9 giây
  • (C) 0,6 giây
  • (D) 0,8 giây

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Ở người, mỗi chu kỳ hoạt động của tim bao gồm:

  • (A) Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
  • (B) Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
  • (C) Tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
  • (D) Tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:

  • (A) Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.
  • (B) Tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể
  • (C) Tim có hệ thống nút có khả năng tự phát xung điện.
  • (D) Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.   

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Hệ mạch máu của người gồm:

I. Động mạch;    II. Tĩnh mạch;    III. Mao mạch.

Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:

  • (A) III → I → II.
  • (B) II → III → I.
  • (C) I → II → III.
  • (D) I → III → II.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Động mạch là

  • (A) Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan
  • (B) Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
  • (C) Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
  • (D) Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Mao mạch là

  • (A) Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.
  • (B) Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
  • (C) Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
  • (D) Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Tĩnh mạch là:

  • (A) Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
  • (B) Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
  • (C) Những mạch máu từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
  • (D) Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện lớn nhât?

  • (A) Tĩnh mạch.
  • (B) Mao mạch.
  • (C) Động mạch.
  • (D) Mạch bạch huyết.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?

  • (A) Tất cả các phương án còn lại
  • (B) Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
  • (C) Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
  • (D) Vận tốc dòng máu chảy rất chậm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:

  • (A) Sự va đẩy của các tế bào máu
  • (B) Co bóp của mạch.
  • (C) Năng lượng co tim.
  • (D) Dòng máu chảy liên tục

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Huyết áp là:

  • (A) Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
  • (B) Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
  • (C) Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
  • (D) Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Chứng huyết áp cao biểu hiện khi

  • (A) Huyết áp cực đại lớn quá 120mmHg và kéo dài.
  • (B) Huyết áp cực đại lớn quá 170mmHg và kéo dài.
  • (C) Huyết áp cực đại lớn quá 110mmHg và kéo dài.
  • (D) Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:

  • (A) Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg.
  • (B) Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg
  • (C) Huyết áp cực đại thường xuống dưới 110mmHg.
  • (D) Huyết áp cực đại thường xuống dưới 120mmHg.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Vì sao khi ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

  • (A) Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.
  • (B) Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
  • (C) Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch.
  • (D) Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Tốc độ máu chảy trong một giây là?

  • (A) Không xác định được
  • (B) Vận tốc máu.
  • (C) Nhịp tim.
  • (D) Huyết áp.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ?

  • (A) Côlesterôn
  • (B) Testosterôn
  • (C) Ơstrôgen
  • (D) Phôtpholipit

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

  • (A) Tất cả các phương án còn lại
  • (B) Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3
  • (C) Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn
  • (D) Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?

  • (A) Nút xoang nhĩ ->Hai tâm nhĩ ->Nút nhĩ thất ->Mạng Puôc – kin ->Các tâm nhĩ, tâm thất co.
  • (B) Nút xoang nhĩ ->Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất ->Mạng Puôc – kin ->Bó his ->Các tâm nhĩ, tâm thất co.
  • (C) Nút nhĩ thất ->Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ ->Bó his ->Mạng Puôc – kin ->Các tâm nhĩ, tâm thất co
  • (D) Nút xoang nhĩ ->Hai tâm nhĩ ->Tâm nhĩ co ->Nút nhĩ thất ->Bó his ->Mạng Puôc – kin ->Tâm thất ->Tâm thất co.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO hoat dong tim va he mach

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT