Đánh Giá Năng Lực - Tính base của amine

Taluma

500 Lượt tải

Đánh Giá Năng Lực - Tính base của amine. Đánh Giá Năng Lực - Tính base của amine
Để download tài liệu Đánh Giá Năng Lực - Tính base của amine các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: tinh base cua amine-56088-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: tinh base cua amine


Đánh Giá Năng Lực - Tính base của amine

Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
  • (A) CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
  • (B) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
  • (C) Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.     
  • (D) Các amin đều có thể kết hợp với proton.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
  • (A) (CH3)2NH.
  • (B) CH3NH2.
  • (C) C2H5NH2.
  • (D) NH3.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

So sánh tính bazơ của các hợp chất hữu cơ sau : NH3, CH3NH2, (C2H5)2NH, C2H5NH2, (CH3)2NH ?

  • (A) (C2H5)2NH < CH3NH2 < (CH3)2NH < C2H5NH2 < NH3.
  • (B) C2H5NH2 < (C2H5)2NH < CH3NH2 < NH3 < (CH3)2NH.
  • (C) (C2H5)2NH >(CH3)2NH >C2H5NH2 >CH3NH2 >NH3
  • (D) NH3 >CH3NH2 >(C2H5)2NH >C2H5NH2 >(CH3)2NH.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4: Tính bazơ của metylamin mạnh hơn anilin vì :
  • (A) Phân tử khối của metylamin nhỏ hơn.
  • (B) Nhóm metyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.
  • (C) Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.
  • (D) Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5: Cho các chất : (1) C6H5NH2, (2) (C6H5)3N, (3) (C6H5)2NH, (4) NH3 (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm là
  • (A) (4), (2), (3), (1).
  • (B) (4), (1), (2), (3).          
  • (C) (4), (1), (3), (2).
  • (D) (3), (1), (2), (4).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ yếu nhất ?
  • (A) C6H5CH2NH2.
  • (B) p-CH3C6H4NH2.        
  • (C) C6H5NH2.
  • (D) (C6H5)2NH.    

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7: Cho các chất sau : (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là
  • (A) 2 < 3 < 4 < 1 < 5 < 6.

  • (B) 3 < 1 < 4 < 2 < 5 < 6.

  • (C) 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6.

  • (D) 2 >3 >4 >1 >5 >6.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8: Dãy các chất sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là
  • (A)  p-nitroanilin, anilin, amoniac, etylamin, đimetylamin.
  • (B) p-nitroanilin, anilin, amoniac, đimetylamin, etylamin.
  • (C) amoniac, p-nitroanilin, anilin, etylamin, đimetylamin.
  • (D) đimetylamin, etylamin, amoniac, anilin, p-nitroanilin.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9: Cho 5 chất : (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) KOH, (4) C6H5NH2, (5) (CH3)2NH. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là
  • (A) (4), (1), (2), (5), (3).
  • (B) ư (3), (1), (5), (2), (4).
  • (C) (3), (5), (2), (1), (4).
  • (D) (4), (2), (1), (5), (3).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10: Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :
  • (A) (2) < (3) < (1) < (4).

  • (B) (2) < (3) < (4) < (1).

  • (C) (4) < (1) < (2) < (3).

  • (D) (3) < (2) < (1) < (4).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tính chuyển sang màu xanh ?
  • (A) amoni clorua.
  • (B) p-nitroanilin.
  • (C) Anilin.
  • (D) Etylamin.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12: Cho các dung dịch riêng biệt sau : CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C6H5NH2. Số dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là
  • (A) 4
  • (B) 3
  • (C) 1
  • (D) 2

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13: Cho các dung dịch : C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
  • (A) 4
  • (B) 3
  • (C) 5
  • (D) 6

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14: Nguyên nhân amin có tính bazơ là :
  • (A) Xuất phát từ amoniac.              
  • (B) Phản ứng được với dung dịch axit.
  • (C) Có khả năng nhường proton.      
  • (D) Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15: Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin
  • (A) C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl
  • (B) CH3NH2 + HNO2→ CH3OH + N2 + H2O        
  • (C) CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-
  • (D) Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+       

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16: C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ?
  • (A) H2SO4.
  • (B) NaOH.
  • (C) Qùy tím. 
  • (D) HCl.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C6H5NH2 (D = 1,02g/cm3) vào ống nghiệm có sẵn 2 ml H2O, lắc đều, sau đó để yên ống nghiệm.

Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch HCl đặc (10M) vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.

Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH 2M vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • (A) Sau bước 3, có kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.
  • (B) Thay NaOH bằng cách sục khí CO2, sau bước 3, thu được dung dịch ở dạng nhũ tương.
  • (C) Sau cả ba bước, dung dịch trong ống nghiệm đều tách thành hai lớp.
  • (D) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất, trong suốt.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO tinh base cua amine

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT