📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia
📅 Ngày tải lên: 20/10/2024
📥 Tên file: gioi thieu muc dich hoc tap mon vat li-55980-thuvienvatly.doc (425KB)
🔑 Chủ đề: gioi thieu muc dich hoc tap mon vat li
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là
Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho bạn trong nhà trường phổ thông?
Đâu không phảilà ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
Sai số hệ thống là
Kết quả của một phép đo được viết như thế nào?
Kết quả đúng số chữ số có nghĩa của phép tính sau:
Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định
Thời gian rơi (s) | |||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 |
0,345 | 0,346 | 0,342 | 0,343 |
Giá trị trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?
Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?
Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí?
Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định
Thời gian rơi (s) | |||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 |
0,345 | 0,346 | 0,342 | 0,343 |
Sai số tuyệt đối trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?
Từ bây giờ, bạn sẽ bắt đầu quá trình tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, học cách suy nghĩ như một nhà vật lí.
Bạn sẽ khám phá được nhiều vấn đề lí thú bằng cách hình thành giả thuyết, tìm bằng chứng kiểm tra giả thuyết để xác nhận hoặc giải thích những phát hiện của mình.
Tri thức vật lí có liên quan đến nhiều ngành nghề. Các nhà vật lí nghiên cứu rất nhiều hiện tượng tự nhiên khác nhau, từ thế giới của các hạt bé hơn nguyên tử nhiều lần cho đến những thiên hà cách chúng ta hàng tỉ tỉ kilômét.
Bạn thích nghiên cứu hiện tượng tự nhiên nào?
Hãy mô tả sơ lược nội dung nghiên cứu của một nhà vật lí mà bạn biết.
Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho bạn?
Lấy ví dụ chứng tỏ tri thức vật lí giúp tránh được nguy cơ gây tổn hại về sức khỏe hoặc tài sản.
Lấy ví dụ và phân tích ảnh hưởng của vật lí đối với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ.
Mô tả các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên mà bạn đã học.
Lấy ví dụ minh họa các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ quan sát thực nghiệm.
Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lí thuyết đã biết.
Lấy ví dụ về các yếu tố có thể gây sai số ngẫu nhiên khi bạn đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài.
Đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu?
Tìm những chữ số có nghĩa trong các số: 215; 0,56; 0,002; 3,8.104.
Thực hiện phép tính và viết kết quả đúng số chữ số có nghĩa:
a) 127 + 1,60 + 3,1
b) (224,612 x 0,31) : 25,116
Bảng 1 ghi thời gian một vật rơi giữa hai điểm cố định
Bảng 1
Thời gian rơi (s) | ||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | Lần 5 |
0,2027 | 0,2024 | 0,2023 | 0,2023 | 0,2022 |
a) Tính giá trị trung bình của thời gian rơi.
b) Tìm sai số tuyệt đối trung bình.
Bạn đã học những quy định an toàn nào trong phòng thực hành?
Nêu một số biển cảnh báo có trong phòng thực hành ở môn Khoa học tự nhiên.
Thảo luận để nêu được tác dụng của việc tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành.
Tìm số chữ số có nghĩa trong các số sau:
\[78,9 \pm 0,2\];
Tìm số chữ số có nghĩa trong các số sau:
3,788 . 109;
Tìm số chữ số có nghĩa trong các số sau:
2,46 . 106;
Tìm số chữ số có nghĩa trong các số sau:
0,0053.
Thực hiện các phép tính sau:
756 + 37,2 + 0,83 + 2,5;
Thực hiện các phép tính sau:
0,0032 x 356,3;
Thực hiện các phép tính sau:
5,620 x π.
Một học sinh đo cường độ dòng điện đi qua các đèn Đ1 và Đ2 (hình 1) được các giá trị lần lượt là
\[{I_1} = \left( {2,0 \pm 0,1} \right)A\].
\[{I_2} = \left( {1,5 \pm 0,2} \right)A\].
Cường độ dòng điện I trong mạch chính được cho bởi
I = I1 + I2
Tính giá trị và viết kết quả của I.
Trong một thí nghiệm, nhiệt độ của một lượng chất lỏng thay đổi từ \[\left( {20,0 \pm 0,2} \right)^\circ C\] đến \[\left( {21,5 \pm 0,5} \right)^\circ C\].
Tìm giá trị và viết kết quả độ thay đổi nhiệt độ chất lỏng.
Giá trị của gia tốc rơi tự do g có thể được xác định bằng cách đo chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài \[\ell \]. Mối quan hệ giữa g, T và \[\ell \] là:
\[g = 4{\pi ^2}\left( {\frac{\ell }{{{T^2}}}} \right)\]
Trong một thí nghiệm, đo được:
\[\ell = \left( {0,55 \pm 0,02} \right)m;T = \left( {1,50 \pm 0,02} \right)s\]
Tìm giá trị và viết kết quả của g.