Đề thi thử môn Vật Lý THPT Văn Giang - Hưng Yên có đáp án 2024

Taluma

500 Lượt tải

Đề thi thử môn Vật Lý THPT Văn Giang - Hưng Yên có đáp án 2024. Đề thi thử môn Vật Lý THPT Văn Giang - Hưng Yên có đáp án 2024
Để download tài liệu Đề thi thử môn Vật Lý THPT Văn Giang - Hưng Yên có đáp án 2024 các bạn click vào nút download bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: ,2024, de thi thu mon vat ly thpt van giang , hung yen co dap an-54680-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: 2024 de thi thu mon vat ly thpt van giang hung yen co dap an


Đề thi thử môn Vật Lý THPT Văn Giang - Hưng Yên có đáp án 2024

Câu 1:

Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ học với hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u=Acos(ωt). Coi biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền đi. Các điểm thuộc mặt nước nằm trên đường trung trực của đoạn AB sẽ:

  • (A) Dao động với biên độ cực đại    
  • (B) Dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại
  • (C) Không dao động
  • (D) Dao động với biên độ cực tiểu

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Một vật dao động điều hoà khi qua vị trí cân bằng

  • (A) Vận tốc có độ lớn cực đại, gia tốc có bằng không
  • (B) Vận tốc và gia tốc có bằng không
  • (C) Vận tốc có độ lớn bằng không, gia tốc có độ lớn cực đại
  • (D) Vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Một con lắc lò xo có chu kì T0=2s. Lực cưỡng bức nào dưới đây làm cho con lắc dao động mạnh nhất?

  • (A) F=2Focosπt.                            
  • (B) F=2Focos2πt.       
  • (C) F=Focos2πt.        
  • (D)  F=Focosπt.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình: x=3cos(πt+π2)cm,, pha dao động của chất điểm tại thời điểm t=1s là

  • (A) 0  cm.                                           
  • (B) 1,5π rad.                    
  • (C) 1,5 s.                         
  • (D)  0,5 Hz.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Chu kì của con lắc lò xo phụ thuộc vào các yếu tố nào?

(I) khối lượng m của quả cầu

(II) độ cứng k của lò xo

(III) chiều dài quĩ đạo

(IV) Vận tốc cực đại

  • (A) I, II, III và IV                              
  • (B) I, II và III                 
  • (C) I, II, IV                    
  • (D) I và II

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 64 cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có g=π2(m/s2). Chu kì dao động là:

  • (A) 0,5 s                                           
  • (B) 1 s.                          
  • (C) 2 s.                           
  • (D)  1,6 s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn

  • (A) cùng chiều với chiều chuyển động của vật                     
  • (B) hướng về vị trí cân bằng
  • (C) cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo                        
  • (D) hướng về vị trí biên

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Một sóng cơ lan truyền với tốc độ v=20 m/s, có bước sóng λ=0,4 m. Chu kì dao động của sóng là:

  • (A) T=1,25 s.                                  
  • (B) T=0,2 s.                 
  • (C) T=0,02 s.               
  • (D)  T=50 s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Khi nói về năng lượng trong dao động điều hòa, điều nào sau đây sai:

  • (A) Có sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng
  • (B) Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng
  • (C) Động năng và thế năng biến thiên điều hòa cùng tần số với li độ dao động
  • (D) Cơ năng tỉ lệ với bình phương biên độ dao động

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Trong dao động điều hòa

  • (A) Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ
  • (B) Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π2 so với li độ
  • (C) Gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π2 so với li độ
  • (D) Gia tốc biến đổi điều hòa ngược pha so với li độ

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Sóng dọc

  • (A) Chỉ truyền được trong chất rắn
  • (B) Truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không
  • (C) Truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí
  • (D) Không truyền được trong chất rắn

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Một con lắc đơn chiều dài l đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Tốc độ góc được tính bởi công thức nào sau đây:

  • (A) 1g.                                              
  • (B) 1lg.                         
  • (C) gl.                          
  • (D)  l.g.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • (A) Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng
  • (B) Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của lực cưỡng bức
  • (C) Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức
  • (D) Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Hai dao động thành phần có biên độ 4 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị:

  • (A) 3 cm.                                            
  • (B) 48 cm.                       
  • (C) 4 cm.                         
  • (D)  10 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình x1=A1cos(ωt+φ1) và x2=A2cos(ωt+φ2). Dao động tổng hợp của hai dao động này có pha ban đầu φ được tính bằng công thức

  • (A) tanϕ=A1sinφ1-A2sinφ2A1cosφ-A2cosφ2.           
  • (B)  tanϕ=A1cosφ1-A2cosφ2A1sinφ-A2sinφ2.
  • (C) tanϕ=A1cosφ1+A2cosφ2A1sinφ+A2sinφ2.           
  • (D)  tanϕ=A1sinφ1+A2sinφ2A1cosφ+A2cosφ2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Con lắc đơn dao động điều hòa, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc:

  • (A) tăng lên 4 lần                              
  • (B) giảm đi 2 lần            
  • (C) tăng lên 2 lần           
  • (D) giảm đi 4 lần

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Hai dao động điều hòa cùng phương: x1=A1cos(ωt+φ1) và x2=A2cos(ωt+φ2). Kết luận nào sau đây sai:

  • (A) φ2-φ1=(2k+1)π,, hai dao động ngược pha
  • (B) φ2-φ1=(2k+1)π,, hai dao động vuông pha
  • (C) φ2-φ1=(2k+1)π,, hai dao động ngược pha
  • (D) φ2-φ1=2kπ,, hai dao động cùng pha

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Chọn câu trả lời đúng:

Trong hiện tượng giao thoa sóng, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực đại giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp, cùng pha tới là:

  • (A) d2-d1=(2k+1)λ2.                                                      
  • (B) d2-d1=(2k+1)λ4.          
  • (C) d2-d1=kλ2.                                                                   
  • (D)  d2-d1=kλ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Điều kiện để giao thoa sóng là có hai sóng cùng phương

  • (A) cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau                               
  • (B) cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian
  • (C) cùng bước sóng giao nhau
  • (D) chuyển động ngược chiều giao nhau

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Dao động tắt dần là dao động:

  • (A) có biên độ giảm dần theo thời gian                                 
  • (B) có biên độ không đổi theo thời gian
  • (C) luôn có lợi                                                                         
  • (D) luôn có hại

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=5cos(πt-π2)cm, li độ của chất điểm tại thời điểm t=1,5 s là

  • (A) x=5 cm.                                    
  • (B) x=2,5 cm.              
  • (C) x=0 cm.                 
  • (D)  x=-5 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Sóng cơ truyền trên một sợi dây dài với khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 20 cm. Bước sóng λ bằng

  • (A) 10 cm.                                         
  • (B) 80 cm.                       
  • (C) 20 cm.                      
  • (D)  40 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng m=400g, lò xo có độ cứng k=100 N/m . Vật dao động điều hòa với biên độ 2 cm. Lấy g=10 m/s2. Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo trong khi dao động là:

  • (A) 6N, 0N.                                   
  • (B) 8N, 4N.                     
  • (C) 4N, 0N.                    
  • (D)  6N, 2N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

Trong thí nghiệm giao thoa của sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp tại A và B dao động cùng pha với tần số 15 Hz. Tại điểm M cách A lần lượt là d1=23 cm và d2=26,2 cm sóng có biên độ dao động cực đại, giữa M và đường trung trực của AB còn một dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

  • (A) 25 cm/s.                                      
  • (B) 18 cm/s.                   
  • (C) 24 cm/s.                   
  • (D)  21,5 cm/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:

Một con lắc lò xo có khối lượng 250 g dao động điều hòa với biên độ 8 cm và chu kì T=0,5 s. Lấy π2=10. Cơ năng của dao động là:

  • (A) 0,064 J.                                        
  • (B) 0,64 J.                       
  • (C) 1,28 J.                       
  • (D)  0,128 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:

Tại hai điểm S1 và S2 trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp với phương trình dao động là u1=u2=2cos10πt(cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 20 cm/s. Gọi  là một điểm trên mặt chất lỏng cách S1,S2 lần lượt là d1=14 cm, d2=15 cm. Biên độ sóng tại M là

  • (A) 22 cm.                                       
  • (B) -2 cm.                      
  • (C) -22 cm.                 
  • (D)  2 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

Cho sóng ngang có phương trình sóng u=5cos(5t-x30)(mm)(x  tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng là:

  • (A) 1 m/s.                                          
  • (B) 1,5 m/s.                    
  • (C) 0,4 m/s.                    
  • (D)  0,1 m/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:

Trong cùng một thời gian con lắc đơn có chiều dài l1 thực hiện được 12 dao động toàn phần, con lắc đơn có chiều dài l2 thực hiện 10 dao động toàn phần, hiệu chiều dài của hai con lắc là 22 cm. Tìm chiêu dài l1 và l2

  • (A) l1=72 cm l2=50 cm.
  • (B)  l1=82 cm và l2=60 cm
  • (C)  l1=60 cm và l2=50 cm
  • (D)  l1=50 cm và l2=72 cm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:

Khung của một chiếc xe có tần số dao động riêng là 20 Hz. Khi chuyển động qua một đoạn hẹp có hai gờ giảm tốc (mà chúng ta thường thấy khi chuẩn bị đến những nơi đường hẹp, khu dân cư,., báo hiệu để lái xe giảm tốc độ xe) xe rung lắc rất mạnh. Tốc độ của xe khi đó là bao nhiêu? Biết rằng khoảng cách giữa hai gờ liên tiếp là 50 cm.

  • (A) 2,5 m/s.                                       
  • (B) 10 m/s.                     
  • (C) 1000 m/s.                
  • (D)  10 km/h.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:

Một con lắc lò xo có độ cứng k=900 N/m. Vật nặng dao động với biên độ A=10 cm, khi vật qua vị trí có li độ x=4 cm thì động năng của vật là:

  • (A) 9,00 J.                                          
  • (B) 0,72 J.                       
  • (C) 3,78 J.                       
  • (D)  0,28 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 31:

Con lắc lò xo có chu kì là 0,2 s, vật có khối lượng 500 g. Lấy π2=10, độ cứng của lò xo là:

  • (A) 100 N/m.                                    
  • (B) 10 N/m.                    
  • (C) 50 N/m.                   
  • (D)  500 N/m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 32:

Chất điểm tham gia đồng thời hai đao động điều hòa cùng phương A1=6 cm, A2= 8 cm và cùng tần số góc. Biên độ dao động tổng hợp A=10 cm. Độ lệch pha của hai dao động thành phần bằng:

  • (A) π3.                                             
  • (B) 0.
  • (C) 2π3.                        
  • (D)  π2.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 33:

Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là: x1=4cos2t(cm) và x2=4cos(2πt+π3)(cm). Phương trình dao động tổng hợp là:

  • (A)  x=42(cos2πt+π4)(cm).
  • (B)  x=43(cos2πt+π6)(cm).
  • (C) x=43(cos2πt-π6)(cm).     
  • (D)  x=42(cos2πt-π4)(cm).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 34:

Cho g=10m/s2 vị trí cân bằng, lò xo treo theo phương thẳng đứng giãn 10 cm, thời gian vật nặng đi từ lúc lò xo có chiều dài cực đại đến lúc vật qua vị trí cân bằng lần thứ hai là:

  • (A) 0,3π s.                                          
  • (B) 0,2π s.                        
  • (C) 0,15π s.                     
  • (D)  0,1π s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 35:

Một con lắc đơn có chiều dài l=16 cm. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc 9° rồi thả nhẹ. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g=10 m/s2,π2=10. Chọn gốc thời gian lúc thả vật, chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động ban đầu của vật. Viết phương trình dao động theo li độ góc tính ra rad.

  • (A) α=0,157cos(2,5πt-π2)rad.                                    
  • (B)  α=0,157cos(2,5πt+π)rad.
  • (C) α=0,157cos(2,5πt)rad.          
  • (D)  α=0,157cos(2,5πt+π2)rad.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 36:

Một học sinh dùng đồng hồ bấm giây có độ chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,01 s để đo chu kì dao động điều hòa T của một vật bằng cách đo thời gian một dao động. Ba lần đo cho kết quả thời gian của mỗi dao động lần lượt là: 2,01 s; 2,12 s; 1,99 s. Biết sai số dụng cụ lấy bằng 1 vạch chia nhỏ nhất. Kết quả của phép đo chu kì là:

  • (A) T=2,04±0,08s.                      
  • (B) T=2,04±0,06s.   
  • (C) T=2,04±0,05s.   
  • (D)  T=2,04±0,09s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 37:

Một con lắc đơn có chu kì dao động là T=2s, vật nặng có khối lượng 3kg. Kích thích cho con lắc dao động với biên độ góc 4°. Lấy g=π2=10 m/s2. Do có lực cản không đổi nên sau 16 phút 40 giây vật ngừng dao động. Để duy trì dao động dùng bộ phận bổ sung năng lượng. Bộ phận hoạt động nhờ một pin có E=3V, hiệu suất 25%. Pin trữ một năng lượng Q=103C. Tính thời gian hoạt động của đồng hồ sau mỗi lần thay pin?

  • (A) 101,5 ngày                                  
  • (B) 58,6 ngày                 
  • (C) 117,3 ngày               
  • (D) 90,5 ngày

👉 Xem giải chi tiết

Câu 38:

Hai chất điểm 1 và 2 dao động điều hòa với phương trình li độ lần lượt là x1=A1cos(2πt+π3)(cm) và x2=A2cos(2πt-π6)(cm), trong đó A1 và A2 là các hằng số dương, t tính bằng giây (s). Biết x12+x22=32(cm2). Khi chất điểm 1 đang có li độ -22 cm và chuyển động nhanh dần thì chất điểm 2 đang có vận tốc

  • (A) +4π2cm/s.                              
  • (B) +4πcm/s.                 
  • (C) -4π cm/s.                 
  • (D)  -4π2 cm/s.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 39:

Trên mặt phẳng nằm ngang có hai con lắc lò xo. Các lò xo có cùng độ cứng k, cùng chiều dài tự nhiên là 32 cm. Các vật nhỏ A và B có khối lượng lần lượt là m và 4m. Ban đầu, A và B được giữ ở vị trí sao cho lò xo gắn với A bị dãn 8 cm còn lò xo gắn với B bị nén 8 cm. Đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động điều hòa trên cùng một đường thẳng đi qua giá I cố định (hình vẽ). Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai vật có giá trị lần lượt là

  • (A) 80 cm48 cm.                         
  • (B) 80 cm55 cm.      
  • (C) 64 cm88 cm.      
  • (D) 64 cm và 88 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 40:

Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước cách nhau một đoạn S1S2=9λ phát ra dao động u=cosωt. Trên đoạn S1S2, số điểm có biên độ cực đại cùng pha với nhau và ngược pha với nguồn (không kể hai nguồn) là:

  • (A) 9                                                  
  • (B) 8                               
  • (C) 17                             
  • (D) 16

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO 2024 de thi thu mon vat ly thpt van giang hung yen co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT