Bí ẩn của nụ cười: Âm thanh của hạnh phúc

Hiệp Khách Quậy “Con người khác với các loài sinh vật khác bởi tiếng cười”, nhà văn người Anh Joseph Addison đã viết như vậy vào năm 1712. Khoa học hiện đại có một cách tiếp cận khác với vấn đề đó. Xin mời đọc tiếp.

Kate Douglas & David Robson

“Con người khác với các loài sinh vật khác bởi tiếng cười”, nhà văn người Anh Joseph Addison đã viết như vậy vào năm 1712. Khoa học hiện đại có một cách tiếp cận khác với vấn đề đó.

Chúng ta có thể chắc chắn rằng không có loài động vật nào khác cười giống như chúng ta. Đó là vì vị thế độc nhất vô nhị của chúng ta là một loài linh trưởng đã học cách đứng trên đôi chân của mình. “Đi trên hai chân là một bước đột phá”, theo lời Robert Provine, nhà khoa học lão thành nghiên cứu tiếng cười. Các loài thú bốn chân phải đồng bộ hóa hơi thở của chúng với sải chân của chúng. Với việc tống áp suất ra khỏi ngực, việc đi trên hai chân đã cho chúng ta sự điều khiển hơi thở cần thiết để nói và khả năng giải phóng hơi thở của chúng ta, mang lại âm thâm ha-ha-ha đặc trưng của tiếng cười con người.

 

(Ảnh: Marina Davila Ross / Đại học Portsmouth)

Nếu nụ cười thật sự đúng là một chất bôi trơn xã hội, thì bạn có thể trông đợi những người anh em linh trưởng lớn có tổ chức xã hội ngang với chúng ta cũng làm điều tương tự. “Tiếng cười đúng là âm thanh của trò nô đùa”, Provine nói – và những loài linh trưởng lớn nô đùa thật sự tạo ra cái giống với tiếng cười. Nhưng âm thanh nô đùa của chúng không mang tính nhạc như của chúng ta và thay vào đó bao gồm những hơi thở kéo dài, chúng tạo ra bằng cách hít vào và thở ra. Hệ quả là tiếng cười của linh trưởng không nghe giống với tiếng cười của chúng ta. Khi Provine mở đĩa ghi tiếng cười của loài tinh tinh cho sinh viên của ông nghe, đa phần trong số họ nghĩ đó là tiếng một con chó đang thở, chỉ vài ba người nhầm tưởng đó là tiếng rên rĩ lúc làm tình, và một số thậm chí còn nghe ra là tiếng máy cưa hoặc tiếng cát thổi.

Hồi năm ngoái, Marina Davila-Ross ở trường Đại học Portsmouth, Anh quốc, cùng các đồng nghiệp của ông đã cù ba đứa trẻ và 21 con đười ươi, gorilla và tinh tinh, đo lại các đặc trưng âm học đa dạng của âm thanh mà chúng tạo ra và sử dụng những âm thanh này tạo ra một cây phả hệ của tiếng cười. Nó giống với cây tiến hóa một cách rõ rệt. “Những khác biệt âm học rõ nhất là giữa con người và các loài linh trưởng lớn”, Davila-Ross nói. Nhưng tiếng cười của những loài linh trưởng lớn châu Phi – tinh tinh và gorilla là những họ hàng gần gũi về mặt gen với chúng ta nhất – có đặc trưng âm học giống với âm của chúng ta hơn những âm vực cao tạo ra bởi loài đười ươi.

Vậy thì chúng ta nên dừng lại ở đâu? Chúng ta có nên định nghĩa tiếng cười đơn giản là bất kì phát âm nào được tạo ra trong lúc nô đùa hay không? Ở đây có nhiều ý kiến khác nhau.

Một nhà nghiên cứu ủng hộ một định nghĩa tự do là Jaak Panksepp thuộc trường Đại học Bang Washington ở Pullman. Dùng máy dò chuột ghi lại các âm thanh của một loài chuột lớn, ông phát hiện thấy chúng tạo ra các tiếng chiêm chiếp siêu âm đặc trưng ở tần số 50 kHz khi bị cù. Không những ông xem đây là tiếng cười, mà ông còn cho rằng các nghiên cứu trên loài chuột lớn có thể giúp chúng ta tìm hiểu cơ sở sinh học thần kinh của tiếng cười con người.

Còn tiếp...

Theo New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm