Hiệp Khách Quậy Món chén Thánh của nghiên cứu nguyên tố siêu nặng là định vị cái gọi là các hòn đảo ổn định. Đây là những ‘điểm ngọt’ thần kì của bảng tuần hoàn trong đó cấu hình hạt nhân của proton và neutron vốn dĩ bền vững. Mặc dù mọi đồng vị của các nguyên tố nặng như thế vẫn có tính phóng xạ, nhưng một số đồng... Xin mời đọc tiếp.
Moscovium
Món chén Thánh của nghiên cứu nguyên tố siêu nặng là định vị cái gọi là các hòn đảo ổn định. Đây là những ‘điểm ngọt’ thần kì của bảng tuần hoàn trong đó cấu hình hạt nhân của proton và neutron vốn dĩ bền vững. Mặc dù mọi đồng vị của các nguyên tố nặng như thế vẫn có tính phóng xạ, nhưng một số đồng vị có chu kì bán ra tính bằng hàng triệu năm, giống chu kì bán rã của thorium và uranium. Tuy nhiên, các nỗ lực tìm kiếm vết tích của chúng trong tự nhiên – hoặc trong các mảnh vụn của phản ứng hạt nhân – tỏ ra không thành công, đó là lí do vì sao các nguyên tố siêu nặng phải được tổng hợp từng nguyên tử một trong phòng thí nghiệm.
Vào năm 2004, một nhóm hợp tác Nga-Mĩ (một phần của tình trạng giảm nhiệt giữa hai phe sau ‘cuộc chiến hậu fermium’) đã tạo ra được bốn nguyên tố moscovium-288. Cấu hình hạt nhân rất ‘không thần kì’ của đồng vị này khiến nó phân rã trong nhấp nháy 100 mili giây. IUPAC xác nhận khám phá vào năm 2016 và chính thức thông qua tên gọi moscovium trong cùng năm.
Livermorium
Vào ngày 30 tháng Năm 2012, hai nguyên tố mới được bổ sung vào bảng tuần hoàn: nguyên tố 114, flerovium, và nguyên tố 116, livermorium. Livermorium được đặt tên theo Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở Mĩ, nơi hợp tác với JINR của Nga tạo ra được một vài đồng vị của nguyên tố 116 bằng cách cho các hạt nhân calcium năng lượng cao va chạm vào bia curium.
Nguyên tử livermorium đầu tiên, Lv-296, được tổng hợp vào năm 2000. Đồng vị bền nhất cho đến nay là Lv-293, với chu kì bán rã 61 mili giây. Dễ hiểu thôi, hành trạng của nguyên tố mới này chưa được xác nhận trên thực nghiệm. Có thể nó là chalcogen nặng nhất, nhưng liệu nó có phải một phiên bản nặng hơn của plutonium hay các hiệu ứng tương đối tính của một nguyên tử nặng như thế sẽ làm thay đổi hoàn toàn hành đặc trưng hóa học của nó?
Tennessine
Các nguyên tố siêu nặng được tạo ra bằng phản ứng hợp hạch – theo nghĩa đen là gia tốc các hạt nhân nguyên tử và cho chúng va vào những hạt nhân khác, đứng yên. Các phản ứng hợp hạch ‘nóng’ sử dụng đạn hạt nhân nhẹ, năng lượng cao và bia làm bằng actinoid nặng. Các hạt nhân kết hợp đó tạo ra rất nhiều năng lượng và phải bốc hơi vài neutron để ‘nguội bớt’. Tuy nhiên, thường xuyên chứ không luôn luôn, chúng trải qua phản ứng nhiệt hạch và phá vỡ. Bởi thế, việc tạo ra các nguyên tố mới hậu actinoid là một trò chơi số. Vào năm 2010, một nỗ lực quốc tế giữa JINR ở Dubna, Nga, và Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge (ORNL) ở Tennessee, Mĩ, đã tốn 150 ngày bắn phá để tạo ra một nguyên tử của nguyên tố 117. ORNL mất gần một năm rưỡi để chế tạo bia berkelium cân nặng 22 mg, nhưng lô hàng bị vướng phải hải quan Nga. Tấm bia đó được chuyển đi chuyển lại Đại Tây Dương năm lần, và với chu kì bán rã 330 ngày, đội tại JINR phải tất bật tạo ra các đồng vị Ts-293 và Ts-294. Nguyên tố 117 chính thức được công nhận khám phá vào năm 2015, và tên gọi được thông qua vào năm 2016.
Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành
Dan Green | Bản dịch của Thuvienvatly.com