Hiệp Khách Quậy Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phóng thành công một sứ mệnh mới lên thám hiểm Mặt Trời. Nhiệm vụ của nó là cung cấp cái nhìn tường tận nhất từ trước đến nay về Mặt Trời và các vùng cực của Mặt Trời. Phi thuyền vũ trụ Solar Orbiter sẽ bay cách Mặt Trời 42 triệu km – khoảng bằng một phần tư khoảng cách... Xin mời đọc tiếp.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phóng thành công một sứ mệnh mới lên thám hiểm Mặt Trời. Nhiệm vụ của nó là cung cấp cái nhìn tường tận nhất từ trước đến nay về Mặt Trời và các vùng cực của Mặt Trời. Phi thuyền vũ trụ Solar Orbiter sẽ bay cách Mặt Trời 42 triệu km – khoảng bằng một phần tư khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời – và chụp ảnh các vùng chưa từng được nhìn thấy trước đây, đồng thời khảo sát môi trường điện từ của Mặt Trời. Phi thuyền được phóng lên bởi một tên lửa Atlas V từ Mũi Canaveral ở Florida lúc 4:30 GMT ngày 10 tháng Hai 2020.
Một khi đi vào quỹ đạo xung quanh Mặt Trời – với nhật vĩ tối đa 24o – phi thuyền sẽ có một góc nhìn cận cảnh vĩ độ cao về Mặt Trời, kể cả hai cực của nó. Hi vọng là với sự định vị này sẽ cải thiện được hiểu biết của chúng ta về cách Mặt Trời tạo ra và kiểm soát nhật quyển, cái bọt mênh mông bao gồm các hạt tích điện vây xung quanh Mặt Trời cùng các hành tinh của nó. Thông tin mới về Mặt Trời và khí quyển của nó cũng sẽ cải thiện các dự báo về bão mặt trời – những cơn bão có thể làm hỏng các vệ tinh và hạ tầng kiến trúc trên Trái Đất.
Ảnh: ESA/S. Corvaja
Solar Orbiter gồm sáu thiết bị cảm biến từ xa và bốn thiết bị hoạt động tại chỗ. Thiết bị cảm biến từ xa sẽ thực hiện chụp ảnh phân giải cao của khí quyền Mặt Trời và đĩa mặt trời, còn các thiết bị tại chỗ sẽ đo gió mặt trời, điện trường, từ trường và các sóng, cùng các hạt năng lượng cao. Trong khi ở trên quỹ đạo, các thiết bị tại chỗ sẽ chạy liên tục còn các thiết bị chụp ảnh điều khiển từ xa sẽ chỉ hoạt động khi phi thuyền tiếp cận gần Mặt Trời nhất, và khi phi thuyền ở vị trí có nhật vĩ nhỏ nhất và lớn nhất. Khi sứ mệnh vận hành, các đặc trưng quỹ đạo sẽ được thay đổi theo từng quỹ đạo dành riêng cho những câu hỏi khoa học nhất định.
Ngành công nghiệp không gian Anh đã tham gia tích cực trong việc phát triển sứ mệnh Solar Orbiter, họ đã đầu tư 20 triệu bảng phát triển và chế tạo bốn thiết bị. “Tôi vô cùng hào hứng trước Solar Orbiter,” phát biểu của Chris Lee, nhà khoa học chính tại Cơ quan Vũ trụ Anh. “Đó là sứ mệnh khoa học không gian quan trọng nhất của người Anh cho một thế hệ, xét cả theo vai trò công nghiệp hàng đầu của chúng ta về vệ tinh và vai trò học thuật chủ chốt của chúng ta về khối tri thức khoa học.” Lee còn nói thêm rằng sứ mệnh này là một con mảnh hổ dành cho cộng đồng không gian Anh quốc, và sứ mệnh cũng góp phần dự báo thời tiết vũ trụ.
Lúc này Solar Orbiter đã triển khai ma trận pin mặt trời dài 18 mét của nó và bay qua Trái Đất một vòng, rồi bay qua Kim tinh vài vòng, sử dụng lực hấp dẫn của các hành tinh để điều chỉnh quỹ đạo của nó và đưa nó vào quỹ đạo nghiêng, lệch nhiều xung quanh Mặt Trời. Dự kiến nó sẽ đi vào quỹ đạo vận hành trong ngót nghét hai năm tới, và theo lịch định thì sứ mệnh sẽ hoạt động trong bảy năm (tính cả hai năm bay ban đầu), cùng khả năng mở rộng thêm ba năm.
Nguồn: physicsworld.com