Hiệp Khách Quậy Là một trong hai nguyên tố trên bảng tuần hoàn mang tên nước Pháp (nguyên tố kia là gallium), francium là một kim loại kiềm phóng xạ, vô cùng hiếm. Được khám phá vào năm 1939 bởi học trò của Marie Curie, Marguerite Perey (1909–75), francium nằm tại dưới cùng của nhóm 1 trên bảng tuần hoàn. Xin mời đọc tiếp.
Francium
Là một trong hai nguyên tố trên bảng tuần hoàn mang tên nước Pháp (nguyên tố kia là gallium), francium là một kim loại kiềm phóng xạ, vô cùng hiếm. Được khám phá vào năm 1939 bởi học trò của Marie Curie, Marguerite Perey (1909–75), francium nằm tại dưới cùng của nhóm 1 trên bảng tuần hoàn.
Chưa từng có mẫu francium nào đủ để đưa lên bàn cân: đồng vị bền nhất của nguyên tố này có chu kì bán rã 22 phút. Dẫu thế, người ta vẫn có thể đưa ra những dự đoán nhất định cho kim loại này ở dạng khối. Vì điểm nóng chảy giảm xuống theo nhóm 1, nên có khả năng francium có điểm nóng chảy thấp hơn caesium. Sự phóng xạ của nó giải phóng rất nhiều năng lượng, nên chạm tay vào nó sẽ cảm thấy ấm nóng, và nhiều đồng vị có thể là chất lỏng ở nhiệt độ phòng. Francium còn là một kim loại có màu, giống caesium. Mặc dù khuynh hướng chung của các nguyên tố nhóm 1 là tăng dần khả năng phản ứng từ trên xuống, song các nhà khoa học nghĩ sẽ hơi khó để loại bỏ electron ngoài cùng của francium, khiến nó kém hoạt tính hơn caesium.
Radium
Các nguyên tố phóng xạ làm nên tên tuổi của Pierre Curie (1859–1906) and Marie Curie (1867–1934) cũng là nguyên nhân khiến họ đoản mệnh. Trong số chúng, radium là nổi tiếng nhất và nguy hiểm nhất. Hai vợ chồng nhà nghiên cứu này đã tìm thấy nguyên tố 88 trong quặng pitchblende của uranium vào năm 1898 và đặt tên cho nó là radium do nó phát ra các tia bức xạ mạnh. Với chu kì bán rã 1600 năm, radium-226 có mặt trong thiên nhiên với hàm lượng khoảng vài mili gam trên một tấn quặng.
Radium là vật liệu phóng xạ điển hình, phát ra lượng lớn bức xạ alpha, beta và gamma – đủ để làm cho miếng radium phát sáng lục và cảm thấy ấm khi chạm tay vào. Ngay từ sớm, nó được dùng làm thuốc: các spa quảng cáo khả năng hồi phục sức khỏe của nó, và nó được thêm vào trong kem đánh răng và dược phẩm. Nó còn được dùng trong xạ trị ung thư. Nước sơn tự phát quang sử dụng bức xạ từ các hợp chất radium để kích thích các hóa chất huỳnh quang. Tuy nhiên, về sau người ta thấy những vật liệu như thế có nguy cơ gây ung thư cao.
Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành
Dan Green
Bản dịch của Thuvienvatly.com