250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí (Phần 73)

Hiệp Khách Quậy Nhà sử học xã hội Roy Porter viết, “Với việc tiếp cận được tiếng động cơ thể - tiếng thở, tiếng máu chảy ùng ục quanh tim - ống nghe đã làm thay đổi cách tiếp cận bệnh nội và do đó làm thay đổi mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân. Cuối cùng, cơ thể sống không còn là một quyển sách đóng kín nữa: bệnh lí nay... Xin mời đọc tiếp.

Ống nghe

1816

René-Théophile-Hyacinthe Laennec (1781–1826)


 

Nhà sử học xã hội Roy Porter viết, “Với việc tiếp cận được tiếng động cơ thể - tiếng thở, tiếng máu chảy ùng ục quanh tim - ống nghe đã làm thay đổi cách tiếp cận bệnh nội và do đó làm thay đổi mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân. Cuối cùng, cơ thể sống không còn là một quyển sách đóng kín nữa: bệnh lí nay có thể được khám trên người sống.”

Vào năm 1816, bác sĩ người Pháp René Laennec phát minh ra ống nghe, nó gồm một cái ống gỗ với một đầu na ná kèn trumpet đặt tiếp xúc với lồng ngực. Dây rỗng chứa đầy không khí truyền âm thanh từ cơ thể người bệnh đến tai bác sĩ. Vào thập niên 1940, ống nghe với miếng nghe hai mặt đã trở thành chuẩn. Một mặt của miếng nghe là một màng rung (ví dụ một đĩa plastic bọc đầu ngoài), nó dao động khi bắt gặp tiếng động cơ thể và tạo ra âm thanh khi các sóng truyền qua hốc không khí của ống nghe. Mặt bên kia chứa một miếng nghe có dạng hình chuông (ví dụ một cái cốc rỗng), nó truyền các âm thanh thấp tần tốt hơn. Mặt màng nghe thật ra không bắt được các tần số thấp gắn liền với nhịp tim và được dùng để nghe hệ hô hấp. Khi sử dụng mặt chuông, bác sĩ có thể thay đổi của chuông lên da và “điều chỉnh” tần số dao động da để nghe rõ nhất nhịp tim. Nhiều cải tiến khác xuất hiện trong những năm sau này bao gồm cải tiến khuếch đại, giảm nhiễu, và các đặc tính khác được tối ưu hóa bằng cách áp dụng các nguyên lí vật lí đơn giản.

Vào thời của Laennec, bác sĩ thường áp tai trực tiếp lên ngực hoặc lưng bệnh nhân. Tuy nhiên, Laennec phàn nàn rằng kĩ thuật “luôn bất tiện, cả với bác sĩ và người bệnh; trong trường hợp bệnh nhân nữ, việc đó không chỉ khiếm nhã, mà thường còn chẳng nghe được gì.” Về sau, một ống nghe cực dài còn được sử dụng để khám bệnh cho những người cùng khổ khi các bác sĩ muốn lánh xa những người bệnh tiều tụy này. Ngoài việc phát minh ra ống nghe, Laennec còn tỉ mỉ ghi chép lại những bệnh lí nhất định (ví như viêm phổi, bệnh lao, và viêm cuống phổi) tương ứng với âm thanh nghe được ra sao. Trớ trêu thay, chính Laennec qua đời ở tuổi 45 vì bệnh lao, một người cháu trai đã chẩn bệnh cho ông bằng một ống nghe.

XEM THÊM. Âm thoa (1711), Định luật Poiseuille về Dòng Chất lưu (1840), Hiệu ứng Doppler (1842), Tù và Chiến (1880).

Ống nghe

Ống nghe hiện đại. Người ta đã làm nhiều thí nghiệm để xác định kích cỡ miếng nghe và vật liệu có ảnh hưởng như thế nào tới việc thu gom âm.

250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí
Clifford A. Pickover
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm