Tương lai của tâm trí - Michio Kaku (Phần 34)

Hiệp Khách Quậy Nhưng có một trạng thái ý thức thay đổi khác mang lại nỗi đau khổ lớn, cho cả người trải qua nó và cho gia đình của mình, và đây (được gọi) là bệnh tâm thần. Quét não bộ và công nghệ cao có thể tiết lộ nguồn gốc của sự phiền não này và có thể dẫn đến việc chữa trị? Nếu vậy, một trong những cội nguồn... Xin mời đọc tiếp.

BỆNH TÂM THẦN

Nhưng có một trạng thái ý thức thay đổi khác mang lại nỗi đau khổ lớn, cho cả người trải qua nó và cho gia đình của mình, và đây (được gọi) là bệnh tâm thần. Quét não bộ và công nghệ cao có thể tiết lộ nguồn gốc của sự phiền não này và có thể dẫn đến việc chữa trị? Nếu vậy, một trong những cội nguồn đau khổ lớn nhất của con người có thể được loại bỏ?

Ví dụ, trong suốt lịch sử, việc điều trị tâm thần phân liệt thì thường là tàn bạo và thô kệch. Những người mắc chứng rối loạn tâm thần có tính suy nhược này, chiếm khoảng 1% dân số, thường nghe thấy giọng nói tưởng tượng và mắc chứng đau đớn trong hoang tưởng và suy nghĩ vô tổ chức/hỗn loạn. Trong suốt lịch sử, họ được cho là bị ma quỷ "chiếm hữu" và bị trục xuất, giết hoặc nhốt lại. Trong những tiểu thuyết thời gothic thế kỷ 12-16, đôi khi đề cập đến mối quan hệ họ hàng xa lạ, hay kẻ mất trí, là những người sống trong bóng tối của một căn phòng hoặc ở tầng hầm bí mật. Kinh thánh thậm chí còn đề cập đến một biến cố khi Chúa Giêsu gặp phải hai người bị quỷ ám. Những con quỷ trong thân xác con người kia cầu xin Chúa Giêsu xuất đuổi/hay đưa chúng vào một đàn lợn. Ông nói: "Đi đi." Khi lũ quỷ nhập vào đàn lợn, cả đàn lao xuống bờ cao và chết đuối dưới biển.

Ngay cả ngày nay, bạn vẫn thấy những người có triệu chứng kinh điển của tâm thần phân liệt đi bộ xung quanh có những tranh luận với chính họ. Các chỉ số/dấu hiệu đầu tiên thường xuất hiện ở khoảng cuối của tuổi vị thành niên (đối với nam) hoặc đầu hai mươi (đối với nữ). Một số người mang theo bệnh tâm thần phân liệt đã có cuộc sống bình thường và thậm chí đã thực hiện những chiến công đáng chú ý trước khi những tiếng nói trong đầu cuối cùng chiếm được quyền kiểm soát. Trường hợp nổi tiếng nhất là người đoạt giải Nobel kinh tế năm 1994, John Nash, người được (diễn viên) Russell Crowe thủ vai trong bộ phim A Beautiful Mind. Ở tuổi đôi mươi, Nash đã làm công việc tiên phong về kinh tế, lý thuyết trò chơi và toán học tinh túy tại Đại học Princeton. Một trong những cố vấn của ông đã viết cho ông một lá thư giới thiệu chỉ với một dòng: "Người đàn ông này là thiên tài". Đáng chú ý, ông có thể thực hiện ở mức độ trí tuệ cao như vậy ngay cả khi bị săn lùng bởi những ảo ảnh. Cuối cùng ông ta phải nhập viện khi ông bị suy sụp ở tuổi ba mươi mốt, và đã dành nhiều năm trong các tổ chức hoặc lang thang khắp thế giới, vì sợ rằng các đặc vụ cộng sản sẽ giết mình.

Hiện tại, không có cách chính xác, được chấp nhận rộng rãi để chẩn đoán bệnh tâm thần. Tuy nhiên, có hy vọng rằng một ngày nào đó các nhà khoa học sẽ sử dụng quét não và các thiết bị công nghệ cao khác để tạo ra các công cụ chẩn đoán chính xác. Tiến bộ trong điều trị bệnh tâm thần, do đó, đã bị chậm lại một cách đau đớn. Sau nhiều thế kỷ đau khổ, nạn nhân tâm thần phân liệt đã có dấu hiệu nhẹ nhõm đầu tiên khi thuốc chống loạn thần như thorazine được tìm thấy một cách tình cờ vào những năm 1950 có thể kiểm soát một cách kỳ diệu hoặc thậm chí đôi khi loại bỏ những giọng nói ám ảnh người bệnh tâm thần.

Người ta tin rằng những loại thuốc này hoạt động bằng cách điều chỉnh mức độ của một số chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như dopamine. Cụ thể, theo lý thuyết là các loại thuốc này ngăn chặn hoạt động của các thụ thể D2 của một số tế bào thần kinh nhất định, do đó làm giảm mức độ dopamine. (Giả thuyết này là, ảo giác một phần là do nồng độ dopamine dư thừa trong hệ thống limbic và vỏ não trước trán, cũng giải thích lý do tại sao những người dùng thuốc kích thích gặp phải ảo giác tương tự.)

Dopamine, vì nó rất cần thiết cho các khớp thần kinh của não, cũng có liên quan đến các rối loạn khác. Một giả thuyết cho rằng bệnh Parkinson trở nên trầm trọng hơn do thiếu dopamine trong các khớp thần kinh, trong khi hội chứng Tourette có thể được kích hoạt do sự dư thừa của nó. (Những người mắc hội chứng Tourrette có những co giựt và cử động khuôn mặt khác thường. Một thiểu số nhỏ trong số họ không kiểm soát được những lời nói tục tĩu và đưa ra những nhận xét thô thiển, xúc phạm.)

Gần đây, các nhà khoa học đã nhắm đến một thủ phạm, một nguyên nhân gốc rễ có thể khác: nồng độ glutamate bất thường trong não. Một lý do để tin vào những mức độ này có liên quan là vì PCP (bụi thiên thần angel dust) được biết là tạo ra ảo giác tương tự như bệnh tâm thần phân liệt bằng cách ngăn chặn một thụ thể glutamate được gọi là NMDA. Clozapine, một loại thuốc tương đối mới cho bệnh tâm thần phân liệt kích thích sản xuất glutamate, cho thấy nhiều hứa hẹn.

Tuy nhiên, những thuốc chống loạn thần này không phải là thuốc chữa bệnh. Trong khoảng 20% trường hợp, các loại thuốc như vậy ngăn chặn tất cả các triệu chứng. Khoảng hai phần ba tìm thấy một số sự cứu trợ từ các triệu chứng của họ, nhưng phần còn lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng. (Theo một lý thuyết, thuốc chống loạn thần bắt chước một hóa chất tự nhiên bị thiếu trong não của bệnh tâm thần phân liệt, nhưng nó không phải là một bản sao chính xác. Do đó, một bệnh nhân phải thử nhiều loại thuốc chống loạn thần này, gần như bằng việc thử và sai. Hơn nữa, chúng có thể có các tác dụng phụ khó chịu, vì vậy những bệnh nhân tâm thần phân liệt thường ngừng dùng chúng và bị tái phát.)

Gần đây, quét não bộ của bệnh tâm thần phân liệt được thực hiện trong khi họ đang có ảo giác thính giác đã giúp giải thích rối loạn cổ xưa này. Ví dụ, khi chúng ta âm thầm nói chuyện với chính mình, một số phần của não sẽ sáng lên khi quét MRI, đặc biệt là ở thùy thái dương (chẳng hạn như ở khu vực Wernicke). Khi một người tâm thần phân liệt nghe thấy giọng nói, các khu vực vô cùng tương tự của bộ não sáng lên. Bộ não làm việc chăm chỉ để xây dựng một câu chuyện nhất quán, vì vậy tâm thần phân liệt cố gắng hiểu ý nghĩa của những tiếng nói trái phép này, tin rằng chúng bắt nguồn từ những nguồn lạ, chẳng hạn như người sao Hỏa bí mật truyền suy nghĩ vào não. Tiến sĩ Michael Sweeney ở bang Ohio viết: "Các nơ-ron tự cảm nhận được âm thanh của cảm giác tự thắp sáng chúng lên, giống như giẻ lau thấm khí đốt tự phát lửa trong một gara nóng, tối. Trong trường hợp không có cảnh và âm thanh trong môi trường xung quanh, bộ não của người tâm thần phân liệt tạo ra một ảo ảnh mạnh mẽ của thực tại."

Đáng chú ý, những giọng nói này dường như đến từ một bên thứ ba, những người thường đưa ra các mệnh lệnh cho chủ thể, chủ yếu là trần tục nhưng đôi khi bạo lực. Trong khi đó, các trung tâm mô phỏng ở vỏ não trước trán dường như là những chiếc máy bay tự động, dẫn đến, theo cách đó, dường như ý thức của bệnh tâm thần phân liệt đang chạy các loại của những mô phỏng mà chúng ta vẫn/đều đang làm, trừ khi chúng được thực hiện mà không có sự cho phép của anh ta/người mắc bệnh hay người mang hội chứng ấy. Người đó thực sự đang nói chuyện với chính mình mà không có tri thức của bản thân.

ẢO GIÁC – HALLUCINATIONS

Tâm trí liên tục tạo ra những ảo giác của riêng nó, nhưng phần lớn chúng dễ dàng bị kiểm soát. Ví dụ, chúng ta thấy hình ảnh không tồn tại hoặc nghe thấy âm thanh giả, do đó, vùng vành cung vỏ não trước trán (anterior cingulate cortex) là rất quan trọng để phân biệt thực tế với sản phẩm được tạo ra kia. Phần não này giúp chúng ta phân biệt giữa các kích thích bên ngoài và những kích thích được tạo ra bởi chính tâm trí.

Tuy nhiên, trong tâm thần phân liệt, người ta tin rằng hệ thống này bị hư hại, do đó người này không thể phân biệt (điều gọi là) thực với giọng nói tưởng tượng. (Vùng vành cung vỏ não trước có ý nghĩa sống còn bởi vì nó nằm ở một vị trí chiến lược, được đặt giữa vỏ não trước trán và hệ thống limbic. Liên kết giữa hai khu vực này là một trong những điều quan trọng nhất trong não bộ, vì một khu vực chi phối suy nghĩ hợp lý và khu còn lại chi phối các cảm xúc.)

Những ảo giác – hallucinations , ở một mức độ nào đó, có thể được tạo ra theo yêu cầu. Ảo giác xảy ra một cách tự nhiên nếu bạn đặt ai đó trong một căn phòng tối đen, buồng cách ly hoặc môi trường rùng rợn với những tiếng động lạ. Đây là những ví dụ về (câu nói ghẹo nhau) "đôi mắt của chúng ta đang giở trò lường gạt với chúng ta." Trên thực tế, bộ não đang tự lừa chính nó, từ bên trong tạo ra những hình ảnh sai lệch, cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của thế giới và xác định các mối đe dọa. Hiệu ứng này được gọi là "pareidolia." Mỗi khi chúng ta nhìn vào những đám mây trên bầu trời, chúng ta thấy những hình ảnh của động vật, con người hoặc những nhân vật phim hoạt hình yêu thích của chúng ta. Chúng ta không có sự lựa chọn. Nó được gắn/ghi chặt vào bộ não của chúng ta.

Theo một nghĩa nào đó, tất cả các hình ảnh chúng ta nhìn thấy, cả thực và ảo, đều là ảo giác, bởi vì bộ não liên tục tạo ra những hình ảnh sai lệch để "lấp đầy những khoảng trống". Như chúng ta đã thấy, ngay cả những hình ảnh thực (real images) cũng được sản xuất một phần. Nhưng trong trường hợp bị bệnh tâm thần, các vùng của não như vùng vành cung vỏ não trước có lẽ bị tổn thương, vì vậy não bộ nhầm lẫn giữa thực tại/reality và huyễn tượng/fantasy.

TÂM TRÍ ÁM ẢNH – THE OBSESSIVE MIND

Một rối loạn khác trong đó thuốc có thể được sử dụng để chữa lành tâm trí là OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế obsessive-compulsive disorder). Như chúng ta đã thấy trước đó, ý thức của con người liên quan đến việc trung gian/mediating giữa một số cơ chế phản hồi. Tuy nhiên, đôi khi, các cơ chế phản hồi bị kẹt ở vị trí "bật/on".

Một trong số bốn mươi người Mỹ mắc/bị OCD. Các trường hợp có thể nhẹ, do thế, ví dụ như, người ấy phải liên tục về nhà để kiểm tra xem họ có khóa cửa không. Thám tử Adrian Monk trong chương trình truyền hình Monk có một trường hợp OCD nhẹ. Nhưng OCD cũng có thể nghiêm trọng đến mức người ấy buộc phải gãi hoặc rửa da cho đến khi nó bị chảy máu đến cạn khô. Một số người mắc OCD đã được biết là lặp lại các hành vi ám ảnh họ trong nhiều giờ, gây khó khăn cho việc kiếm việc làm hoặc lập gia đình.

Thông thường những loại hành vi cưỡng chế này, trong chừng mực, thực sự tốt cho chúng ta, vì chúng giúp chúng ta giữ sạch sẽ, khỏe mạnh và an toàn. Đó là lý do tại sao chúng ta đã phát triển những hành vi này ngay từ đầu. Nhưng ai đó với OCD mà không thể ngăn chặn hành vi này, thì nó xoắn văng khỏi tầm kiểm soát.

Quét não hiện đang tiết lộ cách thức này diễn ra. Chúng cho thấy rằng ít nhất ba vùng não thường giúp chúng ta giữ cho mình khỏe mạnh bị mắc kẹt trong một vòng phản hồi. Đầu tiên, đó là vỏ não quỹ đạo trước trán (orbitofrontal cortex), mà chúng ta đã thấy trong Chương 1, có thể đóng vai trò là người kiểm tra thực tế, đảm bảo rằng chúng ta đã khóa cửa đúng cách và rửa tay sạch rồi. Nó nói với chúng ta, "Hmm, có gì đó không ổn." Thứ hai, nhân đuôi (the caudate nucleus), nằm trong hạch nền (basal ganglia), chi phối các hoạt động đã học là tự động. Nó bảo cơ thể "làm một cái gì đó." Và cuối cùng, chúng ta có vành cung vỏ não (cingulate cortex), nơi ghi lại những cảm xúc có ý thức, bao gồm cả sự khó chịu. Nó nói, "Tôi vẫn cảm thấy khủng khiếp."

Giáo sư tâm thần học Jeffrey Schwartz của UCLA đã cố gắng kết hợp tất cả lại để giải thích làm thế nào OCD vượt khỏi tầm kiểm soát. Hãy tưởng tượng bạn có nhu cầu rửa tay. Vỏ não quỹ đạo trước trán nhận ra rằng có điều gì đó không ổn, rằng tay bạn bị bẩn. Nhân đuôi (caudate nucleus) kích vào trong một nguyên nhân khiến bạn tự động rửa tay. Sau đó, vành cung vỏ não (cingulate cortex) ghi nhận sự hài lòng rằng tay bạn sạch sẽ.

Nhưng trong một số với OCD, vòng lặp này bị thay đổi. Ngay cả sau khi anh ta nhận thấy rằng tay anh ta bẩn và anh ta rửa tay, anh ta vẫn có cảm giác khó chịu rằng có gì đó không ổn, rằng chúng vẫn còn bẩn. Vì vậy, anh bị mắc kẹt trong một vòng phản hồi thứ mà sẽ không dừng lại.

Vào những năm 1960, thuốc clomipramine hydrochloride bắt đầu giúp bệnh nhân OCD ít nhiều giảm đau. Thuốc này và các loại thuốc khác được phát triển từ đó làm tăng mức độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong cơ thể. Chúng có thể giảm triệu chứng OCD tới 60% trong các thử nghiệm lâm sàng. Tiến sĩ Schwartz nói, "Bộ não sẽ làm những gì bộ não sẽ làm, nhưng bạn không cần phải để nó đẩy bạn xung quanh." Những loại thuốc này chắc chắn không phải là thuốc chữa bệnh, nhưng chúng đã mang lại một số thuyên giảm cho những người mắc OCD.

RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC – BIPOLAR DISORDER

Một dạng bệnh tâm thần phổ biến khác là rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder), trong đó một người phải chịu đựng những cơn sốt với hành vi cực kỳ hoang dại, lạc quan vào tương lai thái quá (delusional optimism), được/bị kéo theo bởi một vụ tai nạn và sau đó là giai đoạn trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực dường như cũng chạy trong các gia đình và, tò mò, thường xuyên nhắm vào giới nghệ sĩ; có lẽ những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại của họ đã được tạo ra trong sự bùng nổ của sự sáng tạo và lạc quan. Một danh sách những người sáng tạo bị đau đớn bởi rối loạn lưỡng cực trông giống như Ai là Ai của những người nổi tiếng, nhạc sĩ, nghệ sĩ và nhà văn Hollywood (Who's Who of Hollywood). Mặc dù thuốc lithium dường như kiểm soát nhiều triệu chứng của rối loạn lưỡng cực, nhưng các nguyên nhân thì không hoàn toàn rõ ràng.

Một giả thuyết cho rằng rối loạn lưỡng cực có thể được gây ra bởi sự mất cân bằng giữa bán cầu não trái và phải. Tiến sĩ Michael Sweeney lưu ý: "Quét não đã khiến các nhà nghiên cứu chỉ định ra cách tổng thể rằng những cảm xúc tiêu cực như buồn bã hướng tới bán cầu não phải và những cảm xúc tích cực như niềm vui hướng tới bán cầu não trái. Trong ít nhất một thế kỷ, các nhà khoa học thần kinh đã nhận thấy mối liên hệ giữa tổn thương ở bán cầu não trái và tâm trạng tiêu cực, bao gồm trầm cảm và khóc không thể kiểm soát. Tuy nhiên, thiệt hại ở bên phải đã được liên kết với một loạt các cảm xúc tích cực.”

Vì vậy, bán cầu não trái, là ngôn ngữ phân tích và kiểm soát, có xu hướng trở nên hưng cảm nếu để lại chính nó. Bán cầu não phải, trái lại, là toàn diện và có xu hướng kiểm tra hưng cảm này. Tiến sĩ V. S. Ramachandran viết: "Nếu không được kiểm soát, bán cầu não trái có thể sẽ khiến một người bị mê hoặc hay hưng cảm... Vì vậy, có vẻ hợp lý khi ám định (postulate) một ‘biện hộ của quỷ’ ở bán cầu não phải cho phép ‘bạn’ chấp nhận một cái nhìn tách biệt, khách quan (có tính vị tha) cho chính bạn.

Nếu ý thức của con người liên quan đến việc mô phỏng tương lai, thì nó phải tính toán kết quả của các sự kiện trong tương lai với xác suất nhất định. Do đó, nó cần một sự cân bằng tinh tế giữa sự lạc quan và sự bi quan để ước tính cơ hội thành công hay thất bại cho các phương án hành động nhất định.

Nhưng theo một nghĩa nào đó, trầm cảm là cái giá chúng ta phải trả để có thể mô phỏng tương lai. Ý thức của chúng ta có khả năng gợi/tạo ra tất cả các kết quả khủng khiếp cho tương lai, và do đó nhận thức được tất cả những điều xấu có thể xảy ra, ngay cả khi chúng không thực tế.

Thật khó để xác minh nhiều lý thuyết trong số này, vì quét não của những người bị suy nhược lâm sàng cho thấy nhiều vùng não bị ảnh hưởng. Thật khó để xác định nguồn gốc của vấn đề, nhưng trong số những người bị trầm cảm lâm sàng, hoạt động ở thùy đỉnh và thái dương (parietal and temporal lobes) dường như bị triệt tiêu, có lẽ chỉ ra rằng người đó đã rút khỏi thế giới bên ngoài và sống trong thế giới bên trong của chính họ. Đặc biệt, một vùng vỏ não trung gian trước trán (the ventromedial cortex) có vẻ đóng vai trò quan trọng. Khu vực này rõ ràng tạo ra cảm giác rằng có một ý nghĩa và sự toàn vẹn đối với thế giới, do đó mọi thứ dường như có một mục đích. Việc hoạt động quá mức trong khu vực này có thể gây ra hưng cảm, trong đó con người nghĩ rằng họ là toàn năng. Sự kém hiệu quả trong khu vực này có liên quan đến trầm cảm và cảm giác rằng cuộc sống là vô nghĩa. Vì vậy, có thể là một khiếm khuyết trong khu vực này có thể chịu trách nhiệm cho một số đong đưa hay thay đổi về tâm trạng.

TƯƠNG LAI CỦA TÂM TRÍ - MICHIO KAKU
BẢN DỊCH CỦA ĐỖ BÁ HUY
 

Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm