Hiệp Khách Quậy Beryllium, magnesium, calcium, strontium, barium và radium là một nhóm kim loại nữa có tỉ trọng thấp, hoạt tính cao, với điểm nóng chảy và điểm sôi thấp. Có ánh kim và mềm giống như các kim loại kiềm, các nguyên tố nhóm 2 này hiếm khi xuất hiện ở dạng nguyên chất của chúng. Chúng tạo nên các oxide bền... Xin mời đọc tiếp.
Các kim loại kiềm thổ
Beryllium, magnesium, calcium, strontium, barium và radium là một nhóm kim loại nữa có tỉ trọng thấp, hoạt tính cao, với điểm nóng chảy và điểm sôi thấp. Có ánh kim và mềm giống như các kim loại kiềm, các nguyên tố nhóm 2 này hiếm khi xuất hiện ở dạng nguyên chất của chúng. Chúng tạo nên các oxide bền (thời xưa gọi là ‘thổ’) là thành phần quan trọng của lớp vỏ Trái Đất. Giống như các láng giềng hoạt náo của chúng trong nhóm 1, các kim loại nhóm 2 phản ứng với nước, nhưng không gây nổ: thêm một proton nữa trong hạt nhân hút các electron trong quỹ đạo s chặt thêm một chút, đòi hỏi thêm một chút năng lượng nữa để phóng thích chúng, và có phần làm giảm tính hoạt động. Tuy nhiên, khi là các cation có điện tích +2, chúng có hoạt tính cao.
Beryllium có chút ngoài cuộc trong nhóm các kim loại kiềm thổ. Nó đặc biệt cứng và có điểm nóng chảy khá cao. Magnesium và calcium giữ vai trò quan trọng trong hóa học Trái Đất và trong cơ thể, strontium cũng thế. Radium giữ một vị thế đặc biệt trong bảng tuần hoàn với vai trò nguyên tố phóng xạ đầu tiên, được khám phá vào năm 1898.
Ngọc lục bảo là một dạng khoáng chất kiềm thổ beryl.
Các kim loại chuyển tiếp
Các kim loại chuyển tiếp là một nhóm tự nhiên gồm các nguyên tố có chung hóa tính. Chúng có xu hướng là những kim loại cứng, tỉ trọng cao, với điểm nóng chảy và điểm sôi cao. Chúng là chất dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, và dễ dàng tạo thành hợp kim. Nhiều kim loại chuyển tiếp còn xúc tác cho các phản ứng hóa học. Theo thông lệ, chúng chiếm giữ block trung tâm của bảng tuần hoàn (nhóm 3-12), mặc dù ranh giới của chúng có phần không rõ ràng.
Thỉnh thoảng, các kim loại chuyển tiếp được định nghĩa là các nguyên tố với orbital d chưa được lấp đầy trong lớp vỏ ngoài cùng của chúng, song định nghĩa này không bao gồm các nguyên tố nhóm 12 (kẽm, cadmium, thủy ngân), chúng có các orbital d chứa đầy. Sự rắc rối như vậy cho thấy tầm quan trọng của sự không hòa hợp hai khái niệm tách biệt của bảng tuần hoàn – một dựa trên ái lực hóa học và một dựa trên cấu hình electron. Nhờ phạm vi rộng các lựa chọn sẵn có cho các electron hóa trị của chúng, các kim loại chuyển tiếp tạo nên đa dạng hợp chất hóa học, các ion phức và các hợp chất có màu, mặc dù chúng không phải là những nguyên tố duy nhất biểu hiện hành trạng này.
Các kim loại chuyển tiếp như nickel, nói chung, kém hoạt tính hơn nhiều so với kim loại kiềm và kiềm thổ.
Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành | Dan Green
Bản dịch của Thuvienvatly.com