Hiệp Khách Quậy Tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử, thảm họa Chernobyl năm 1986 ở Ukraine – khi ấy là một phần của Liên Xô – để lại mức ô nhiễm phóng xạ có thể đo được trong khu vực rộng 15000 dặm vuông trong 300 năm. Xin mời đọc tiếp.
1. Tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử, thảm họa Chernobyl năm 1986 ở Ukraine – khi ấy là một phần của Liên Xô – để lại mức ô nhiễm phóng xạ có thể đo được trong khu vực rộng 15000 dặm vuông trong 300 năm.
2. Không bao lâu sau vụ tai nạn, các lá kim trong rừng thông thuộc khu vực 1,5 dặm vuông xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl chuyển sang màu đỏ. Cây gỗ lớn lên ở đó hiện nay trông tựa những bụi rậm xơ xác, oằn oại và thiếu mất thân giữa.
3. Các nhà khoa học nghiên cứu chim nhạn ở gần Chernobyl từ năm 1991 đến 2006 phát hiện thấy 11 loại dị thường như mỏ dị hình và lông vũ biến dạng.
4. Não của 48 loài chim xung quanh Chernobyl nhỏ hơn trung bình 5% vì mức oxy hóa cao do bức xạ gây ra, có khả năng làm giảm hoạt động nhận biết.
5. Các nhà nghiên cứu đã đo mức độ bức xạ trung bình ít nhiều xác thực hơn – so với các phép đo hậu thảm họa tại Chernobyl – xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản sau vụ tan chảy lõi lò phản ứng của nó hồi năm 2011.
6. Sáu tháng sau tai nạn Fukushima, 28% số bướm xanh đồng cỏ trong khu vực có các đột biến như hoa văn cánh biến đổi, râu và chân dị hình.
7. Nghiên cứu đầu tiên về sự phơi xạ trên các loài linh trưởng rừng, tiến hành trong năm 2012, tìm thấy các con khỉ ở gần Fukushima có số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu thấp hơn đáng kể so với các con khỉ sinh sống ở những nơi khác thuộc Nhật Bản.
8. Tai nạn hạt nhân không hẳn là chuyện xấu đối với tất cả mọi loài. Loài nấm đen chứa melanin thật sự giúp nó biến đổi bức xạ gamma thành năng lượng.
9. Các con nhện ở vùng Fukushima cũng có vẻ được hưởng lợi sau vụ tai nạn. Số lượng của chúng tăng lên, có lẽ do bức xạ làm chậm chân con mồi của chúng và nhờ vậy chúng săn mồi dễ dàng hơn.
10. Các nhà khoa học dự đoán rằng các thủy thủ đánh bắt cá ngừ Thái Bình Dương ở Nhật Bản và bang California của Mĩ sẽ chỉ đối mặt với những rủi ro thứ yếu từ hàm lượng bức xạ tồn dư của tai nạn Fukushima, với xác suất chết vì ung thư do nhiễm xạ trong đời họ là 2 phần 10 triệu.
11. Sau vụ Chernobyl, chính phủ Thụy Điển ban hành đạo luật đặc biệt cho phép tiêu thụ thịt tuần lộc nhiễm xạ ở xứ người Sami – một nền văn hóa lâu đời ở miền bắc bán đảo Scandinavia, với hàm lượng được phép là 1500 becquerel trên mỗi kg thực phẩm, gấp 5 lần hàm lượng cho phép đối với phần lớn dân cư.
12. Mặc dù được luật bảo hộ, nhưng 29% lượng thịt tuần lộc ở xứ Sami thuộc Thụy Điển vẫn bị xem là không an toàn và bị thiêu hủy vào năm 1987.
13. Người Ukraine cũng quan ngại về thịt nhiễm xạ sau vụ Chernobyl, họ đã thiêu hủy 15000 con bò bị nghi nhiễm xạ chỉ vài ngày sau vụ tai nạn.
14. Cuba nhận 60% nguồn thực phẩm từ Liên Xô cũ; một số người tin rằng bức xạ từ Chernobyl đã làm biến đổi tỉ suất sinh ở Cuba. Sau hàng thập kỉ tỉ suất sinh đều đặn, tỉ lệ sinh bé trai ở Cuba đã tăng vọt sau vụ tai nạn, đạt cực đại vào năm 1996 với 118 bé trai/100 bé gái.
15. Lo sợ nhiễm xạ khiến nước Anh phải kiểm tra bức xạ Chernobyl đối với cừu chăn thả ở những vùng cao nguyên cho đến năm 2012.
16. Một sản phẩm chúng ta làm dành cho thú cưng cũng có tác dụng trong việc bảo vệ chúng ta trước các tai nạn hạt nhân: Giỏ nuôi mèo thường được sử dụng để hấp thụ và cân bằng các chất phóng xạ dễ bay hơi chứa trong các kho chất thải hạt nhân.
17. Vào năm 2013, một kho chứa chất thải hạt nhân ở bang New Mexico, Mĩ, đã đổi loại giỏ nuôi mèo dùng trong các thùng chứa. Một phản ứng hóa học ngoài trông đợi đã làm thùng bị vỡ và rò rỉ bức xạ.
18. Một tai nạn hạt nhân bất ngờ khác xảy ra ở Mayapuri, Ấn Độ, vào năm 2010. Các công nhân trượt ngã vào cobalt-60 phóng xạ bị bỏ quên trong thiết bị nghiên cứu và mang ra bãi rác thải kim loại. Tám công nhân nhập viên vì nhiễm độc phóng xạ, trong đó một người tử vong vì phơi xạ quá liều.
19. Theo tin báo chí, một trong các công nhân trên đã mang một mảnh đồng vị đi khắp nơi trong vài ngày mà không nhận thức được sự nguy hiểm cận kề.
20. Những người sống sót sau các vụ tai nạn hạt nhân không chết người thường có chung một tâm lí: lo lắng. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người sinh sống gần đảo Three Mile ở bang Pennsylvania, Mĩ, thường biểu hiện mức căng thẳng cao kéo dài hơn một năm sau vụ tai nạn năm 1979 của nhà máy ở đó so với các cư dân sống ngoài khu vực.
Nguồn: Discover Magazine