Trọng tâm và mức vững vàng

Hiệp Khách Quậy Một vật hành xử như thể toàn bộ trọng lượng của nó tập trung tại một điểm gọi là trọng tâm. Vì trọng lực thực tế không đổi trên một thể tích nhỏ của một vật trên Trái đất, nên trọng tâm và khối tâm thực tế là cùng một điểm. Xin mời đọc tiếp.

1 Trọng tâm

  • Một vật hành xử như thể toàn bộ trọng lượng của nó tập trung tại một điểm gọi là trọng tâm. Vì trọng lực thực tế không đổi trên một thể tích nhỏ của một vật trên Trái đất, nên trọng tâm và khối tâm thực tế là cùng một điểm.
  • Ở một hình phẳng đều, trọng tâm nằm tại tâm hình học của hình.
  • Ở một hình phẳng không đều, trọng tâm được tìm bằng cách treo hình trên một cái đinh có thể lúc lắc tự do, và buộc một đường gióng (một sợi chỉ treo vật nặng bên dưới) vào cái đinh. Hình dạng đứng cân bằng sao cho trọng tâm nằm ngay bên dưới điểm treo, tức là không có moment quay theo chiều nào hết. Vị trí của đường gióng được đánh dấu và thao tác được lặp lại, treo hình tại một chỗ khác. Trọng tâm là nơi hai đường gióng đó giao nhau.

Trọng tâm

2 Mức vững vàng

  • Hình dạng và vị trí của một vật ảnh hưởng đến việc lật nó có dễ hay không.
  • Một vật sẽ đổ nhào nếu trọng tâm của nó rơi bên ngoài mặt chân đế của nó.
  • Vật có mặt chân đế rộng thì vững hơn vật có mặt chân đế hẹp.

Mức vững vàng

3 Sự cân bằng

  • Một vật cân bằng bền nếu, khi được thả ra sau một dịch chuyển nhỏ (đến vị trí vẽ bằng nét đứt), nó chuyển động trở lại vị trí ban đầu của nó.
  • Một vật cân bằng không bền nếu, khi được thả ra sau một dịch chuyển nhỏ, nó chuyển động ra xa vị trí ban đầu của nó.
  • Một vật cân bằng phiếm định nếu, khi được thả ra sau một dịch chuyển nhỏ, nó nằm lại tại vị trí mới.

Sự cân bằng

File ảnh:

Sự cân bằng

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm