Đôi nét về tia n trong lịch sử

Hiệp Khách Quậy Bạn đã từng nghe nói tới tia X và tia gamma, nhưng có lẽ nhiều bạn chưa từng nghe nói tới tia n. Không có gì bất ngờ cả. Tia n không tồn tại. Tuy nhiên, đã từng có nhiều bài báo công bố độc lập nhau khẳng định rằng chúng có tồn tại. Chúng ta hãy lật lại một chút lịch sử để tìm hiểu xem tầm nhìn của một... Xin mời đọc tiếp.

Bạn đã từng nghe nói tới tia X và tia gamma, nhưng có lẽ nhiều bạn chưa từng nghe nói tới tia n. Không có gì bất ngờ cả. Tia n không tồn tại. Tuy nhiên, đã từng có nhiều bài báo công bố độc lập nhau khẳng định rằng chúng có tồn tại. Chúng ta hãy lật lại một chút lịch sử để tìm hiểu xem tầm nhìn của một nhà khoa học đã tiêm nhiễm như thế nào đối với hầu như mỗi người xung quanh ông.

Rene Blondlot không phải là kẻ ngốc. Ông đã thực hiện một phép đo tốc độ của sóng âm từ rất sớm, nghiên cứu về tế bào Kerr, và nổi trội trong lĩnh vực nghiên cứu điện từ học. Và vì thế, khi ông công bố vào năm 1903 rằng ông đã khám phá ra cái gọi là tia n, cả thế giới đã để tâm chú ý. Ông còn cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết hướng dẫn những người khác cách làm để tia n xuất hiện. Lấy một nguồn năng lượng và chiếu nó lên trên một sợi chỉ đã xử lí calcium sulfide. Cho ánh sáng từ sợi chỉ chiếu qua một lăng kính, và tia n sẽ có thể được nhìn thấy dưới dạng những vạch mờ nhạt trên kính quang phổ.

Tia n

Trích một bài báo công bố về tia n

Sự cởi mở của Blondlot đã khơi dậy phong trào. Trong ba năm sau đó, các bài báo đã mô tả chi tiết những tính chất kì lạ của tia n. Một số người đếm số bài báo đáng tin cậy là 30, nhưng một số người nói có nhiều đến 300 bài, từ các học viện khoa học trên khắp thế giới. Nhiều bài được công bố trên những tạp chí danh tiếng. Tia n phát ra từ mọi loại nguồn, nhưng vì một số lí do nào đó, nó không phát ra từ gỗ xanh hoặc kim loại tráng chloroform. Chúng dường như không tăng theo số lượng chất liệu sử dụng. Tuy nhiên, chúng có vẻ tăng theo ‘khả năng tri giác’ của chất liệu. Nói cách khác, con người phát ra nhiều tia n hơn các loài động vật khác, và động vật thì phát ra nhiều tia n hơn những vật vô tri vô giác.

Những tính chất lạ lẫm này đã khiêu khích một số người hay hoài nghi, và thực tế nhiều viện nghiên cứu không thể tìm thấy chúng, cho dù họ đã thận trọng bao nhiêu khi tuân theo các hướng dẫn của Blondlot. Johns Hopkins đã gửi một nhà vật lí danh tiếng khác, Robert Wood, đến chỗ Blondlot tìm hiểu xem sự khác biệt nằm ở đâu. Blondlot vui vẻ chỉ cho Wood xem tia n trong kính quang phổ của ông. Wood vẫn không thể nhìn thấy chúng. Cuối cùng, họ thống nhất rằng Wood có thể nhìn thấy chúng nếu tắt hết đèn trong phòng thí nghiệm. Khi Blondlot tắt đèn, Wood lấy cái lăng kính ra khỏi thiết bị của Blondlot. Blondlot có thể vẫn nhìn thấy tia n. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới thì vẫn chưa từng thấy chúng.

Tuy nhiên, lần này hay lần khác, nhiều người đã nhìn thấy chúng. Không ít bài báo đã được công bố, với cả đội nhìn thấy hiện tượng lạ, trong nhiều năm. Có tới vài trăm người đã xác nhận kết quả của Blondlot trong một lĩnh vực nghiên cứu được cho là ‘trên dao dưới thớt’, hay ít nhất là phải cạnh tranh tàn khốc. Vậy tại sao có nhiều người nhìn thấy kết quả của Blondlot như vậy, khi mà họ cố tình muốn lật tẩy chúng? Chưa có ai lí giải được chính xác tại sao mọi người khi ấy lại hành xử như thế.

Nếu bạn đã nhìn thấy tia n, thì hãy chia sẻ cởi mở như Blondlot nhé!

Nguồn: eSkeptic

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm