Chứng kiến một quasar ra đời

Hiệp Khách Quậy Các nhà khoa học ở Australia tin rằng họ đã nhận ra một quasar đang trong quá trình chào đời, trong thời khắc rất sớm của nó. Xin mời đọc tiếp.

Các nhà khoa học ở Australia tin rằng họ đã nhận ra một quasar đang trong quá trình chào đời, trong thời khắc rất sớm của nó.

Khám phá này có thể giúp các nhà khoa học trả lời những câu hỏi lâu nay như những thiên thể cực sáng này đã hình thành như thế nào, và làm thế nào chúng giúp vũ trụ nguyên thủy định hình các thiên hà ngày nay.

Ảnh minh họa một quasar

Ảnh minh họa một quasar

Quasar chủ yếu được tìm thấy ở biên giới xa xôi của vũ trụ nguyên thủy. Một số quasar hình thành lúc mới vài trăm triệu năm sau Big Bang nên người ta khó quan sát sự ra đời của chúng.

Mặc dù các quasar tỏa sáng, nhưng chúng không phải sao. Chúng là những đốm sáng rực nằm ở rìa của một lỗ đen siêu khối. Trong khi không có ánh sáng nào thoát ra khỏi lỗ đen, nhưng cái đĩa bồi tụ của nó – khối bụi và chất khí cuộn xoáy ốc vào trong lỗ đen – có thể tỏa sáng mạnh.

Khi bụi và chất khí rơi vào trong lỗ đen, chúng tăng tốc độ giống như nước chảy xuống một xoáy nước. Đồng thời, vật chất lao vào vật chất đang rơi vào lỗ đen và nóng lên do ma sát. Một khi vật chất nóng xoáy ốc xuống dưới đến gần tốc độ ánh sáng, nó đạt tới hàng triệu độ và những hạt tích điện năng lượng cao được phóng thích thành những cái vòi khổng lồ vuông góc với đĩa xoáy ốc.

Những cái vòi này có thể trải dài hàng trăm nghìn năm ánh sáng, và phát ra tín hiệu vô tuyến mạnh có thể nghe được bằng những máy thu ở xa hàng tỉ năm ánh sáng. Ray Norris và đội nghiên cứu của ông nghĩ rằng họ đã tìm thấy hai cái vòi quasar vừa mới phát ra sau sự va chạm của hai thiên hà. Những quasar “mới” này thật ra đã hình thành lúc khoảng 3,2 tỉ năm trước. Tín hiệu vô tuyến của chúng nay mới vừa đi tới Trái đất.

Hai cái vòi vật chất đó vẫn tương đối nhỏ, chỉ trải dài vài nghìn năm ánh sáng, và vẫn hoàn toàn bị phủ trong bụi và những mảnh vỡ từ hai thiên hà đang lao vào nhau. Bụi và chất khí làm che mất nguồn phát của chúng trước kính thiên văn quang học và hồng ngoại, nhưng tín hiệu vô tuyến của chúng thì có thể xuyên qua. Bụi và chất khí đó sẽ không có mặt lâu ở đó. Hai cái vòi này đang đâm thủng qua lớp vỏ khí của chúng, làm cho chúng loe ra.

Những loại nguồn như thế này là khá hiếm trong vũ trụ địa phương. Sự va chạm giữa các thiên hà xảy ra thường xuyên hơn nhiều trong vũ trụ sơ khai.

Việc tìm hiểu một quasar ra đời và lớn lên như thế nào có thể trả lời những câu hỏi lâu nay về khả năng vũ trụ đã bắt đầu định hịnh như thế nào hồi hàng tỉ năm trước.

Nguồn: Inside Science News Service

Mời đọc thêm