TỪ TRƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG, HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG TỪ - NHIỆT, ĐỆM TỪ TRƯỜNG

Hiệp Khách Quậy Xin mời đọc tiếp.

Lời dẫn: Đây là bài viết mà tác giả Nguyễn Quốc Tài gửi đến Thư Viện Vật Lý. Nhận thấy có nhiều mới mẻ, mà cái mới mẻ luôn cần thiết nên xin đăng lên để các bạn đọc cùng nhận xét và phản biện.

"Bài viết nói về nguyên nhân đã đưa đến sự hấp dẫn giữa các thiên thể trong vũ trụ, do sự phát hiện ra năng lực to lớn của từ trường. Khi từ trường đứng yên, thì gần như không làm nên một điều gì. Khi từ trường chuyển động, thì hầu như nó có thể tương tác với tất cả kim loại. Khi từ trường chuyển động, các đường sức chuyển động, đan chằng chịt với nhau tạo nên một vùng không gian có năng lực rất lớn, Các thiên thể trong vũ trụ tương tác lẫn nhau bởi các từ trường chuyển động do chúng tạo ra tương tác với nhau (Nhưng chúng ta lại không nhận thấy được chúng bằng các giác quan), làm cho chúng ta lầm tưởng là chúng hấp dẫn nhau theo Định luật vạn vật hấp dẫn. Chính điều này, đã làm cho Cơ học lượng tử và Thuyết tương đối tổng quát không thể bắt tay nhau, Vật lý thiên văn thế giới đả khám phá biết bao điều về vũ trụ nhờ sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Nhưng các Bác học vật lý lại đưa ra những lý giải ngày càng khó hiểu, do dựa vào lực vạn vật hấp dẫn, một lực không có thật. Tôi rất mong nhận được ý kiến hồi âm của Vật lý 360 Độ."

Mọi ý kiến đóng góp xin comment bên dưới hoặc liên hệ với tác giả tại đại chỉ.

Tác giả: NGUYỄN QUỐC TÀI

Đia chỉ: 100A Nguyễn Thượng Hiền, P.1, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 38954575 - 0918446874

GIỚI THIỆU

Thực hiện các thí nghiệm với nam châm vĩnh cửu ta thấy:

- Nam châm có sự phân cực rõ ràng, được đặt tên là cực Bắc và cực Nam.

- Nam châm có nội lực tạo nên khả năng hút các vật bằng sắt và tương tác với các nam châm khác.

- Một thanh nam châm tạo ra những đường cong nối liền hai cực được đặt tên là những đường sức bao quanh nó.

- Vùng không gian chứa tập hợp những đường sức này được gọi là từ trường. Khi nam châm đứng yên thì từ trường đứng yên, khi nam châm chuyển động thì từ trường cũng chuyển động theo cùng tốc độ.

- Ta không thể cảm nhận sự hiện diện của từ trường bằng các giác quan, chỉ có thể cảm nhận được sự hiện diện của nó bằng các vật có thành phần cấu tạo chứa sắt, nam châm khác, La bàn hoặc thiết bị chế tạo đặc biệt dùng để dò từ trường.

- Từ trường đứng yên chỉ tương tác với sắt hoặc từ trường khác. Khi từ trường chuyển động nó có khả năng tương tác với hầu hết các kim loại khác.

* KẾT LUẬN

- Nam châm vĩnh cửu tạo ra vùng từ trường bao xung quanh nó. Khi nam châm đứng yên, từ trường của nó chỉ hút các vật bằng Sắt, hợp kim có chứa Sắt. Nhưng khi nam châm chuyển động, từ trường của nó cũng chuyển động theo cùng tốc độ góc và từ trường chuyển động này tương tác với hầu hết kim loại, nhưng không phải là hút mà theo các nguyên lý khác.

- Từ trường là phi vật chất, ta không thể nhận biết bằng các giác quan.

- Năng lực của từ trường rất lớn khi nó chuyển động.

Hiện tượng này càng rõ ràng hơn khi ghép nhiều nam châm lại với nhau trên một mặt phẳng (hoặc cong) theo quy tắc đảo chiều các cực (N – S – N – S - …), tạo ra hệ từ trường đa cặp cực có biên dạng sóng hình Sin.

Hai hệ quả chính là hiện tượng:

* Cảm ứng từ - nhiệt: tạo ra sự phát nhiệt ở kim loại bằng nam châm vĩnh cửu.

* Đệm từ trường: tạo ra đệm từ trường giữa nam châm vĩnh cửu và kim loại.

Hiện tượng này đem lại rất nhiều ứng dụng với tiềm năng kinh tế rất lớn, đặc biệt là trong lãnh vực năng lượng tái tạo “gió”. Tùy theo nhu cầu thực tế, ta có các ứng dụng thiết thực phục vụ cho cuộc sống.

Ngoài ra có thể dựa vào hiện tượng này để lý giải rõ ràng hơn các hiện tượng khác trong thiên nhiên, vũ trụ như Sấm Sét, Mặt trăng xoay quanh Trái đất, Trọng lực, lực Vạn vật hấp dẫn và Trường hấp dẫn trong vũ trụ,…

THÍ NGHIỆM BIỆN CHỨNG

Trong điều kiện hạn hẹp, chỉ có các kim loại thông dụng là Sắt, Đồng, Nhôm, Thau, Inox tôi nhận thấy Nhôm là kim loại có khả năng tương tác lớn hơn cả, nên thí nghiệm được trình bày với Nhôm. 

Thực hiện thí nghiệm cụ thể với các vật liệu chính:

- Nam châm NdFeB, đường kính 25mm, dày 5mm. Số luợng: 32viên.

- 01 miếng Sắt tròn (A) đường kính 197mm, dày 9mm. Gia công và ghép 32viên nam châm vào miếng sắt.

- 01 miếng Nhôm 6mm x 220mm x 320mm. (1)

- 01 miếng Nhôm 16mm x 80mm x 120mm. (2)

- 01 miếng Nhôm tròn đường kính 160mm, dày 16mm. (3)

- Môtơ điện 3pha 220V, 1Hp.

- Inverter 3pha 220V, 1Hp.

- Đồng hồ đo nhiệt độ.

Và một số chi tiết khác.

Chế tạo máy như hình vẽ H1, để cấp chuyển động quay tròn cho miếng sắt (A)

Cấp nguồn điện 1pha 220V cho máy hoạt động, thực hiện các thí nghiệm với 3 miếng nhôm, các kết quả đã cho thấy:

Khi miếng Sắt có gắn các nam châm (A) đứng yên, hoàn toàn không có sự tương tác nào giữa nó với các miếng Nhôm.

Khi miếng Sắt có gắn các nam châm (A) chuyển động quay tròn:

* Đồng hồ nhiệt đã báo nhiệt độ của miếng nhôm (1) càng cao khi miếng Sắt gắn các nam châm quay với tốc độ càng lớn (hình vẽ H2).

(Đã đạt được 300 độ C ở tốc độ 1700 vòng/ phút, sau thời gian 15 phút)

* Đệm từ trường sinh ra giữa các nam châm và miếng nhôm (2). Tấm nhôm bị nâng lên càng cao khi miếng Sắt gắn các nam châm quay với tốc độ càng lớn (hình vẽ H3). (14 mm ở tốc độ 3000vòng/ phút)

* Từ trường của các nam châm gắn trên miếng Sắt chuyển động quay tròn cùng tốc độ với miếng Sắt. Từ trường này đã đẩy miếng nhôm tròn (3) quay mà không cần kết nối nào (hình vẽ H4).

* Kết luận:

- Từ trường chuyển động sẽ tương tác với các kim loại nằm trong phạm vi hoạt động của nó. Sự tương tác càng lờn khi tốc độ chuyển động của từ trường càng lớn.

- Nam châm càng lớn, mạnh, từ trường càng mạnh thì sự tương tác càng lớn.

- Từ trường có biên dạng sóng chuyển động tạo ra sự tương tác lớn hơn các loại từ trường có biên dạng khác.

IMG 0337

IMG 0338

IMG 0339

IMG 0340

IMG 0341

CÁC ỨNG DỤNG

A/. Ứng dụng quan trọng trong năng lượng tái tạo “Gió” là:

1/. Nhà máy điện gió theo giải pháp mới.

- Biến năng lượng gió thành năng lượng hơi nuớc để sinh công và tích trữ được. Năng lượng hơi nước cấp cho động cơ hơi nước (Tuabin hơi nuớc) kéo máy phát điện, tạo ra nguồn điện có điện áp và tần số ổn định sẵn sàng hoà lưới điện quốc gia.

2/. Nồi hơi năng luợng gió.

3/. Máy cấp nước nóng sinh hoạt năng luợng gió.

4/. Bếp từ năng lượng gió.

5/. Lò sấy, phòng sấy năng lượng gió.

6/. Lò sưởi năng lượng gió.

7/. Làm ấm nước các hồ bơi bằng năng lượng gió.

8/. Sản xuất nước ngọt và muối từ nước biển theo phương pháp chưng cất bằng năng lượng gió.

9/. Tàu thuỷ hơi nước năng lượng gió.

B/. Ứng dụng quan trọng khác là Đệm từ trường:

- Tạo ra đệm từ trường giữa nam châm vĩnh cửu và vật chất khác (có thể là hợp kim nhôm), để chống lại trọng lực giảm ma sát trong các chuyển động.

“ Xe lửa (điện) cao tốc nhờ đệm từ trường theo phương pháp mới”

C/. Lý giải các hiện tượng khác trong tự nhiên, vũ trụ.

1/. Sấm sét.

2/. Thuỷ triều.

3/. Trọng lực.

4/. Chuyển động của Mặt trăng xung quanh Trái đất.

5/. Chuyển động của Trái đất và các hành tinh khác quanh Mặt trời.

LÝ GIẢI VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG TƯ NHIÊN VÀ VŨ TRỤ

1/. LỰC VẠN VẬT HẤP DẪN:

Theo Newton, các vật chất tương tác nhau theo Định luật vạn vật hấp dẫn, Trái đất hút các vật chất sinh ra trọng lực, Trái đất và mặt trăng hút nhau là do lực vạn vật hấp dẫn, các vật thể có khối lượng sẽ tạo ra lực hấp dẫn.

Theo Thuyết tương đối tổng quát của Albert Enstein, ông không chấp nhận lực Vạn vật hấp dẫn của Newton. Công bố năm 1915, Einstein đã đề ra một quan niệm mới về sức hút, làm đảo lộn những quan điểm về trọng lực và ánh sáng đã được chấp nhận từ thời Isaac Newton. Einstein cho rằng, các vật thể to lớn như mặt trời tạo ra xung quanh nó trường hấp dẫn, tương tự như từ trường của một đá nam châm. Anh sáng truyền đi theo đường cong, do sự hấp dẫn của vùng không gian bao quanh các vật thể khối lượng lớn có dạng cong.

“Vậy thực chất sự hấp dẫn của thiên thể trong vũ trụ là do nguyên nhân gì?”

Nếu dựa theo kết quả của các thí nghiệm biện chứng trên, thì giả thuyết của Einstein là đúng hơn. Tuy nhiên, Einstein đã không đề cập đến sự chuyển động của trường hấp dẫn.

Các vật thể có từ trường, khi chuyển động, làm cho từ trường bao quanh nó chuyển động theo. Các đường sức chuyển động, tạo nên vùng không gian lưới đường sức đan nhau chằng chịt chuyển động bao quanh nó. Năng lực của chúng rất lớn, nhưng chúng ta lại không thể quan sát được chúng bằng mắt thường.

Vùng không gian chứa từ trường chuyển động này mới thực sự là trường hấp dẫn. Từ đây, ta sẽ tạm đặt tên cho nó là “Từ trường chuyển động”.
Các thiên thể, thường là các khối cầu chuyển động, nên các từ trường chuyển động được nó tạo ra là vùng không gian phi vật chất, nhưng đầy năng lực chuyển động bao quanh nó, chứa tập hợp vô số các đường sức cong nối liền các cực.

Chính sự chuyển động của từ trường (do các thiên thể có từ trường chuyển động tạo ra) tương tác với nhau, mới tạo nên hiện tượng các thiên thể có những chuyển động tương đối so với nhau, đã làm cho chúng ta nhận thấy giống như là chúng hấp dẫn nhau. Hay nói khác đi, các thiên thể trong vũ trụ hấp dẫn lẫn nhau là do các từ trường chuyển động do bản thân chúng tạo ra tương tác với nhau.

Bản thân các thiên thể với khối lượng lớn, không uốn cong không gian bao quanh nó. Khối lượng và thể tích chỉ là những yếu tố cộng thêm vào, để đưa đến quy luật chuyển động tương đối so với nhau của các thiên thể. Anh sáng truyền đi theo đường thẳng và bị khúc xạ hay uốn cong khi đi xuyên qua các trường hấp dẫn chuyển động.

Do vậy, lực hấp dẫn cần phải tính toán lại, đi từ nguyên nhân là thể tích, độ lớn, hình thức chuyển động, tốc độ chuyển động của từ trường do vật thể tạo ra, và các nhân tố ảnh hưởng khác là khối lượng, khoảng cách,…

Nếu sự tương tác của các vật thể trong thiên nhiên vũ tru, được tính toán lại với sự góp mặt của các từ trường chuyển động, thì việc lý giải các hiện tượng trong thiên nhiên vũ trụ sẽ rõ ràng, dễ hiểu hơn rất nhiều. Đặc biệt là trường thống nhất của Einstein sẽ thành hiện thực, thuyết lượng tử và thuyết tương đối không còn mâu thuẫn.

* Kết luận:

“Nguyên nhân chính tạo ra lực vạn vật hấp dẫn là sự tương tác của các từ trường chuyển động”

Theo quan điểm trên, thì các thiên thể trong vũ trụ tương tác với nhau hoàn toàn không đơn giản theo định luật hấp dẫn của Newton và trường hấp dẫn của Einstein, mà là các từ trường chuyển động được tạo ra từ các thiên thể chuyển động tương tác với nhau.

Hiện nay, các nhà vật lý thiên văn do dựa vào định luật vạn vật hấp dẫn đơn giản, nên không thể cân bằng hay giải thích rõ ràng các hiện tượng trong vũ trụ. Vấn đề này sẽ trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn rất nhiều, nếu các nhà khoa học thay đổi quan điểm theo hướng mới, là đi từ gốc, nguyên nhân đã dẫn đến lực hấp dẫn.

Ví dụ như:

- Lỗ đen: lỗ đen trong vũ trụ, mà các nhà thiên văn phát hiện ra có thể là nơi giao nhau của các nguồn từ trường chuyển động khác nhau, tạo thành một lỗ xoáy từ trường trong vũ trụ, giống như nơi giao nhau của các dòng nước, tạo nên những xoáy nước ở các con sông. Do từ trường không thể phát hiện bằng mắt thường được, nên các nhà thiên văn cũng không thể nhìn thấy lỗ xoáy từ trường, như nhìn thấy xoáy nước ở các con sông. Xoáy từ trường hình thành do các nguồn từ trường rất mạnh, chuyển động cộng hưởng tạo thành, năng lực của nó rất lớn, nên các nhà thiên văn đã quan sát thấy các thiên thể chuyển động quay xung quanh các lỗ tối và bị hút vào đó. Cũng như vậy, khi ánh sáng đi gần nó, sẽ bị khúc xạ, bẻ cong và biến mất trong lỗ xoáy.

- Năng lượng tối: trong vũ trụ bao la, các nhà thiên văn thấy có những nguồn năng lượng rất lớn tác động vào các thiên thể, nhưng chưa biết nguồn gốc nào đã tạo ra. Các nguồn năng lượng này, có thể là do các nguồn từ trường chuyển động khác nhau, tương tác nhau, cộng hưởng nhau của các hằng tinh giống như mặt trời chuyển động tạo nên.

2/ THÁI DƯƠNG HỆ:

Chúng ta đều biết rằng, trong Thái Dương Hệ, Mặt trời ở vị trí trung tâm, Trái đất và 7 sao quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt trời, với các quỹ đạo khác nhau, trên mặt phẳng Hoàng Đạo. Tại sao?

Mặt trời với khối lượng khổng lồ và phản ứng tổng hợp hạt nhân, đã giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ. Nguồn năng lượng này giúp cho mặt trời có chuyển động quay và bức xạ hầu hết vào không gian dưới dạng sóng điện từ. Từ trường chuyển động của Mặt trời bao gồm các đường sức phát ra từ hai cực và tập hợp các đường sức do sóng điện từ bức xạ ở mặt cầu tạo thành, làm thành một trường hấp dẫn đa cặp cưc. Mặt trời có chuyển động quay nên từ trường đa cặp cực này, chuyển động quay quanh Mặt trời với cùng vận tốc góc.

rái đất và 7 sao nằm trong phạm vi hoạt động của trường này, nên chịu sự tương tác của nó là chuyển động quay quanh Mặt trời. Do các thiên thể này, có khối luợng khác nhau và nằm trong những vùng khác nhau, nên có tốc độ chuyển động khác nhau. Càng gần Mặt trời, khối lượng càng nhẹ, thì tốc độ chuyển động càng lớn.

Mặt khác, trường hấp dẫn do mặt trời sinh ra là từ trường chuyển động đa cặp cực và bản thân các thiên thể này cũng có các từ trường, nên đã tạo ra chuyển động quay quanh trục của các thiên thể này.

Kết luận:

Trong Thái Dương Hệ, Mặt trời ở vị trí trung tâm với khối lượng, kích thước khổng lồ và phản ứng tổng hợp hạt nhân, đã giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ. Nguồn năng luợng này, đã làm cho Mặt trời quay quanh trục của nó và bức xạ vào không gian dưới dạng sóng điện từ, tạo nên từ trường đa cặp cực cực mạnh chuyển động bao quanh nó.

Bản thân các hành tinh không thể tự tạo ra các chuyển động. Chính từ trường chuyển động của Mặt trời, đã tạo ra các chuyển động tương đối quay quanh trục của mình và quay quanh Mặt trời của Trái đất và các hành tinh trong Thái dương hệ.

* Các hiện tượng:

- Trái đất và 7 sao chuyển động quanh Mặt trời theo những quỹ đạo gần như không thay đổi là do hệ thống lưới các đường sức nối hai cực của Mặt trời khi chuyển động đã giằng, giữ, đẩy, kéo chúng theo.

- Trái đất và 7 sao chuyển động quanh Mặt trời, theo những quỹ đạo gần như là trên cùng một mặt phẳng, gọi là Mặt phẳng Hoàng đạo, là do lực phát ra từ hệ thống lưới các đường sức của sóng điện từ bức xạ ở mặt cầu của mặt trời gây ra.

- Trái đất và 7 sao chuyển động quanh Mặt trời, theo những quỹ đạo hình elip, mà mặt trời là một tiêu điểm, có thể do Thái Dương Hệ nằm trong dải Ngân Hà, nên bị ép chuyển động quay quanh tâm nó bởi một xoáy từ trường, đã làm cho từ trường chuyển động của Mặt trời bị méo về phía tâm quay đó.

3/. TRÁI ĐẤT:

a/. Bầu khí quyển của Trái đất:

Chúng ta đã biết, Trái đất có từ trường và phân cực Bắc Nam rõ ràng. Mặt khác, Trái đất có chuyển động quay quanh trục của nó và quay quanh Mặt trời. Vậy có thể khẳng định từ trường bao quanh Trái đất là một từ trường chuyển động quay một cặp cực.
Từ trường này chuyển động với vận tốc góc bằng với vận tốc góc của Trái đất, tạo thành vùng không gian bao bọc quanh Trái đất bằng vô số các đường sức chuyển động liên tục. Do vậy, không khí sinh ra từ trái đất không thể thoát hết ra ngoài vũ trụ, đã hình thành bầu khí quyển của Trái đất.

Chính bầu khí quyển được hình thành do từ trường chuyển động và không khí, đã bao bọc, bảo vệ và tạo nên sự sống trên Trái đất. Các thiên thạch bị đốt cháy gần như hoàn toàn khi đi vào bầu khí quyển này, chính là do năng lực của từ trường chuyển động và ma sát với không khí chứa trong nó.

b/. Trọng lực:

Từ trường trái đất là từ trường chuyển động, do bán kính của trường này rất lớn, nên vận tốc dài rất lớn, chuyển động xung quanh trái đất tạo nên sức căng như một lớp vỏ bọc làm bằng các đường sức, chuyển động bao quanh Trái đất. Không khí sinh ra từ trái đất, không thể thoát hết ra ngoài được, bị nén lại tạo nên áp suất ép vào bề mặt trái đất. Các vật chất nằm bên trong vùng không gian này, sẽ bị giằng giữ bởi các đường sức và bị áp suất của không khí ép về phía bề mặt trái đất. Lực ép này, chính là nguyên nhân tạo ra trọng lực, ép buộc các vật chất nằm trong khí quyển, chuyển động theo chiều hướng về phía bề mặt trái đất.

Vậy trọng lực là ngoại lực do khối từ trường chuyển động và áp suất không khí chứa bên trong nó tạo ra.

c/. Sấm, Sét:

Trong cơn mưa, ta thường thấy các hiện tượng Sấm, Sét. Hiện tượng này, được giải thích là Sự phóng điện từ các đám mây mang điện tích trái dấu nhau và từ các đám mây có tích điện với mặt đất. Nhưng tại sao các đám mây lại có sự tích điện trái dấu nhau?
Ta biết rằng, mây là sự hình thành từ sự bốc hơi của nước từ biển, ao, hồ,…di chuyển nhờ gió và sự quay của từ trường trái đất. Trong cơn mưa thường có giông, gió giật mạnh, làm cho các đám mây với các hạt nước đủ lớn dễ tích điện, dao động hoặc di chuyển với vận tốc lớn. Điều này đã dẫn đến, có đám mây di chuyển nhanh hơn, có đám mây di chuyển chậm hơn tốc độ của từ trường chuyển động quay quanh Trái đất, dẫn đến hiện tượng tích điện trái dấu nhau ở các đám mây.

d/. Mặt trăng quay quanh Trái đất:

Từ trường trái đất là từ trường chuyển động, do bán kính của trường này rất lớn, nên vận tốc dài rất lớn, chuyển động xung quanh trái đất tạo nên sức căng như một lớp vỏ bọc, làm bằng các đường sức chuyển động bao quanh Trái đất. Mặt trăng nằm trong phạm vi hoạt động mạnh của từ trường Trái đất. Nên khi từ trường Trái đất quay, đã kéo đẩy Mặt trăng quay theo nó, tạo ra sự chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
Từ trường trái đất là từ trường một cặp cực (Bắc – Nam) nên không tạo ra được chuyển động quay quanh trục của mình cho Mặt trăng. Do vậy, Mặt trăng chuyển động quay quanh Trái đất với một mặt luôn hướng về Trái đất.

e/. Thuỷ triều:

Hiện tượng thuỷ triều là sự thay đổi mực nước của sông, biển theo những quy luật nhất định. Hiện tượng này, đã được giải thích chủ yếu là do lực hấp dẫn của Mặt trăng và Mặt trời. Nếu dựa vào từ trường hấp dẫn chuyển động để lý giải, sẽ rõ ràng hơn rất nhiều.
* Nhật triều: hiện tượng nước lên xuống một lần trong ngày.

Mặt trăng với kích thước khá lớn, đường kính bằng ¼ đường kính Trái đất, nên khi di chuyển đã làm biến dạng liên tục cấu hình của từ trường chuyển động (được tạo bởi các đường sức) của Trái đất.

Hãy hình dung, hệ thống các đường sức nối hai cực của trái đất, tại một thời điểm. Nơi Mặt trăng chiếm chỗ, các đường sức không thể đi qua nó, một số ít vòng ra phía ngoài, số còn lại không đi được sẽ đi qua các vùng không gian lân cận hai bên Mặt trăng. Ta thấy:

- Vùng không gian ở hai bên Mặt trăng được tăng số đường sức, từ trường sẽ mạnh hơn so với hai vùng còn lại, tạo ra khối từ trường méo oval. Dài ra ở nơi có Mặt trăng và nơi đối diện. Dẹp ở nơi hai bên Mặt trăng. Ap suất không khí ép lên bề mặt trái đất, tức thời thay đổi do sự biến đổi này, cao lên ở chỗ hẹp và thấp xuống ở chỗ rộng. Do nước là chất lỏng, nên di chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp tạo ra thuỷ triều. Mực nước sông (biển) dâng lên ở phía chứa Mặt trăng và phía đối diện.

* Bán nhật triều: hiện tượng nước lên xuống hai lần trong ngày (xảy ra ở những vùng gần đường xích đạo), một lần nước lên vào sáng sớm và một lần nước lên vào chiều tối.

Hiện tượng này, sẽ được giải thích là do sự tương tác của từ trường hấp dẫn chuyển động của Mặt trời với từ trường chuyển động của Trái đất.
Hãy hình dung, ở mặt phẳng Hoàng Đạo, các tia sóng điện từ bức xạ từ Mặt trời hướng về phía Trái đất. Ta thấy, tại một thời điểm, lực điện từ của các tia này sẽ làm méo từ trường của Trái đất. Phình ra ở hai biên và dẹp lại ở chỗ Trái đất và Mặt trời đối diện nhau.

Sự biến dạng này, cũng dẫn đến sự thay đổi áp suất không khí ép lên bề mặt Trái đất, cao lên ở chỗ hẹp và thấp xuống ở chỗ rộng. Nước sẽ di chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp tạo ra thuỷ triều. Trái đất quay, ở hai biên, một bên sẽ là chiều tối, một bên sẽ là sáng sớm, nước sẽ dâng lên.

* Theo cách giải thích trên, thì hiện tượng thuỷ triều xảy ra trên Trái đất là do sự thay đổi hình dáng của từ trường chuyển động của Trái đất mà hai tác nhân chính là Mặt trăng và từ trường chuyển động của Mặt trời. Hai tác nhân này, không tác động riêng lẻ mà phối hợp chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, sự thay đổi hình dáng của từ trường chuyển động của Trái đất, chắc chắn sẽ còn bị chi phối bởi các nguồn từ trường chuyển động khác trong vũ trụ.

f/. Trái đất quay quanh trục của mình với vận tốc thay đổi không đều:

* Nếu Trái đất và các sao trong Thái Dương Hệ, chuyển động quay quanh Mặt trời và quay quanh trục của bản thân, là do từ trường hấp dẫn chuyển động của mặt trời tác động, đúng với các lý giải trên thì điều gì sẽ xảy ra cho Trái đất, khi một ngày nào đó các hành tinh nhóm trong là sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hoả cùng nằm trên một trục hướng kính với Mặt trời?

Tác giả: NGUYỄN QUỐC TÀI

Đia chỉ: 100A Nguyễn Thượng Hiền, P.1, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 38954575 - 0918446874

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm