Hiệp Khách Quậy Các kĩ sư tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA ở Pasadena, California, đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến cho phi thuyền Cassini của NASA tự chuyển sang “mốt an toàn”, một mốt tạm dừng để phòng bị. Cassini đi vào chế độ an toàn vào lúc 4 giờ chiều (giờ miền tây nước Mĩ) vào hôm thứ... Xin mời đọc tiếp.
Các kĩ sư tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA ở Pasadena, California, đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến cho phi thuyền Cassini của NASA tự chuyển sang “mốt an toàn”, một mốt tạm dừng để phòng bị. Cassini đi vào chế độ an toàn vào lúc 4 giờ chiều (giờ miền tây nước Mĩ) vào hôm thứ ba, 02/11.
Ảnh minh họa phi thuyền Cassini của NASA đang bay quanh Thổ tinh. Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Kể từ lúc chuyển sang mốt an toàn, phi thuyền đã tạm dừng dòng dữ liệu khoa học và chỉ gửi về dữ liệu về kĩ thuật và tình trạng của phi thuyền. Cassini được lập trình tự động chuyển nó sang chế độ an toàn hễ khi nào nó phát hiện ra một điều kiện nào đó trên phi thuyền đòi hỏi có sự can thiệp của các nhà điều khiển từ phía trái đất.
Các kĩ sư cho biết không chắc là Cassini sẽ có thể hồi phục hoạt động trọn vẹn trước chuyến bay ngang qua vệ tinh Titan của Thổ tinh theo kế hoạch diễn ra vào hôm 11/11. Nhưng Cassini đã có hơn 53 chuyến bay qua Titan theo kế hoạch trong sứ mệnh mở rộng của nó, chuyến bay cuối cùng là vào năm 2017.
“Phi thuyền phản ứng chính xác như nó nên như thế, và tôi hết sức kì vọng rằng chúng tôi sẽ đưa Cassino hồi phục trở lại và chạy êm xuôi”, phát biểu của Bob Mitchell, nhà điều hành chương trình Cassini tại JPL. “Trong hơn 6 năm chúng tôi làm việc với sao Thổ, đây chỉ là sự cố an toàn lần thứ hai thôi. Vì thế, xét đến tính phức tạp của các yêu cầu mà chúng tôi đã thực hiện trên Cassini, thì phi thuyền đã thực hiện nhiệm vụ hết sức tốt cho chúng ta”.
Kể từ khi Cassini rời bệ phóng hồi năm 1997, Cassini đã tự đưa nó vào mốt an toàn tổng cộng sáu lần.
Sứ mệnh Cassini-Huygens là một dự án hợp tác của NASA,Cơ quan Vũ trụ châu Âu, và Cơ quan Vũ trụ Italy. Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực, một phân viện của Viện Công nghệ California ở Pasadena, đảm nhận vai trò điều hành cho dự án.
Nguồn: JPL/NASA, PhysOrg.com
Tác giả: Jia-Rui C. Cook
Ngày: 05/11/2010