Thiên tài khoa học đã tuyệt chủng rồi chăng?

Hiệp Khách Quậy Khoa học ngày nay có ít chỗ đứng cho những người như Galileo, người đầu tiên sử dụng kính thiên văn để nghiên cứu bầu trời, hay Charles Darwin, người đã nêu ra học thuyết tiến hóa. Đó là kết luận của một nhà tâm lí học và là chuyên gia nghiên cứu các thiên tài khoa học, Dean Keith Simonton thuộc trường... Xin mời đọc tiếp.

Khoa học ngày nay có ít chỗ đứng cho những người như Galileo, người đầu tiên sử dụng kính thiên văn để nghiên cứu bầu trời, hay Charles Darwin, người đã nêu ra học thuyết tiến hóa. Đó là kết luận của một nhà tâm lí học và là chuyên gia nghiên cứu các thiên tài khoa học, Dean Keith Simonton thuộc trường Đại học California, Davis. Ông cho biết rằng, giống như những con chim cưu yểu mệnh, các thiên tài khoa học như hai nhân vật vừa nêu nay đã tuyệt chủng rồi.

“Những tiến bộ trong tương lai có khả năng xây dựng trên cái đã biết thay vì làm thay đổi các nền tảng kiến thức,” Simonton viết trong một bài bình luận đăng trên số ra ngày 31 tháng 1 của tạp chí danh tiếng Nature.

Albert Einstein

Albert Einstein trong một buổi giảng ở Vienna, năm 1921

Sẽ không còn những bước nhảy lớn nữa chăng?

Trong thế kỉ qua, không có ngành học mới đích thực nào ra đời; thay vậy, những ngành mới là sản phẩm lai của những ngành đã có, ví dụ như thiên văn vật lí học hoặc hóa sinh học. Tình hình còn ngày trở nên khó khăn hơn cho một cá nhân thực hiện những đóng góp đột phá, bởi vì công trình nghiên cứu đỉnh cao thường được tiến hành bởi những đội khoa học đông đảo và được tài trợ tươm tất.

Ngoài ra, hầu như không có ngành khoa học tự nhiên nào có vẻ chín muồi cho một cuộc cách mạng.

Chỉ duy có ngành vật lí lí thuyết là có những dấu hiệu của một cuộc “khủng hoảng”, hay những kết quả tích lũy không thể giải thích được, và như vậy mở ra hướng cho một chuyển biến lớn về mô hình, Simonton cho biết.

Những dự báo trước đây

Đây không phải là lần đầu tiên có người dự đoán rằng những ngày hào hứng nhất của khoa học đã không còn.

Trước khi có sự xuất hiện của cơ học lượng tử và thuyết tương đối Einstein, hai lí thuyết mà các nhà vật lí vẫn chưa có thể dung hòa được, các nhà khoa học thế kỉ 19 dự đoán rằng toàn bộ những khám phá trọng yếu đã được thực hiện rồi.

“Họ không nhìn thấy cuộc cách mạng đang đến, thậm chí không nhìn thấy nhu cầu cần có cách mạng,” phát biểu của phó giáo sư triết học Sherrilyn Roush tại trường Đại học California, Berkeley. “Trên hết thảy, cách mạng và thiên tài, giống như tai nạn vậy, là không thể đoán trước. Bạn thường không biết dù là bạn cần chúng cho đến khi chúng xảy ra.”

Roush không thấy bị thuyết phục trước lập luận của Simonton. Bà lưu ý rằng thiên tài không nhất thiết là cần thiết cho những cuộc cách mạng về nhận thức, và bà không tán thành tầm quan trọng mà Simonton đặt ra cho sự ra đời của những ngành học mới.

Yêu cầu ngày càng cao

Trong khi nhận định rằng cơ hội đã giảm sút cho thiên tài xuất hiện, nhưng Simonton cho biết các yêu cầu của khoa học hiện đang tăng lên.

“Bằng không các nhà khoa học ngày nay có thể cần trí tuệ thô để trở thành một nhà nghiên cứu xếp hạng đầu hơn thay vì trở thành một thiên tài trong ‘thời đại anh hùng’ của cuộc cách mạng khoa học hồi thế kỉ 16 và 17, biết rằng các nhà nghiên cứu ngày nay phải cần rất nhiều thông tin và kinh nghiệm mới trở nên nổi bật,” Simonton viết.

Roush đồng ý vậy, bà nói ngày nay việc đọc hết các ấn phẩm đã công bố thuộc một lĩnh vực nhất định là chuyện không thể nữa rồi.

Các nhà nghiên cứu, và các hội học thuật, nói chung, có thể đang thích nghi với sự tăng yêu cầu bằng cách phân phối công việc với những người khác và với máy vi tính, Roush nói. Biết rằng công dụng của máy vi tính xử lí thông tin hiện đang tăng dần, vậy thì ai dám nói trước sẽ còn những phát triển nào trong tương lai khoa học chứ?

Nguồn: LiveScience

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm